1. Bài soạn "Bảo kính cảnh giới" (Ngữ văn 10- SGK Kết nối tri thức) - mẫu 4
Chuẩn bị soạn bài 'Bảo kính cảnh giới'
Câu 1 (trang 22, SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Đề bài: Liệt kê một số bài thơ viết theo thể Đường luật mà bạn đã học hoặc đọc qua.
Lời giải:
Các bài thơ: Bánh trôi nước, Nam quốc sơn hà, Qua đèo ngang, Thương vợ, Bạn đến chơi nhà, Thu điếu…
Câu 2 (trang 22, SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Đề bài: Chỉ ra các đặc điểm hình thức giúp nhận diện thể loại của các bài thơ đó.
Lời giải:
Đặc điểm nhận diện:
- Thể hiện qua 5 yếu tố: luật, niêm, vần, đối, bố cục.
- Các dạng phổ biến: thất ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú, ngũ ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn bát cú…
- Tuân thủ luật vần.
- Có sự đối ý trong các câu.
Đọc hiểu bài 'Bảo kính cảnh giới'
Trả lời câu hỏi giữa bài
Câu 1 (trang 22, SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Đề bài: Chú ý các động từ, tính từ, từ láy và câu thơ sáu tiếng.
Lời giải:
- Động từ: hóng mát, đùn đùn, phun, tịn, lao xao, cầm ve, đàn.
- Tính từ: hòe lục, rợp trương, thức đỏ.
- Từ láy: đùn đùn, lao xao, dắng dỏi.
- Câu thơ 6 tiếng: câu mở đầu “Rồi hóng mát thuở ngày trường” và câu kết thúc “Dân giàu đủ khắp đòi phương”.
Câu 2 (trang 22, SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Đề bài: Hình dung về bức tranh cuộc sống.
Lời giải:
Hình dung: Bức tranh cuộc sống rực rỡ, đa sắc màu của cảnh vật thiên nhiên. Với những đặc trưng của mùa hè như hòe lục, thạch lựu, sen hồng, tiếng ve kêu… tạo nên một cảnh tượng sống động, vui vẻ.
Trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1 (trang 23, SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Đề bài: Xác định thể loại và nêu bố cục của bài thơ.
Lời giải:
- Thể loại: thất ngôn xen lục ngôn.
- Bố cục:
+ 4 câu đầu: miêu tả cảnh ngày hè.
+ 4 câu sau: diễn tả cảm xúc của thi sĩ.
Câu 2 (trang 23, SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Đề bài: Câu thơ mở đầu cho thấy điều gì về cuộc sống và tâm trạng của nhân vật trữ tình.
Lời giải:
Câu mở đầu phản ánh tâm trạng thoải mái, thư giãn của nhân vật trữ tình, đang hòa mình vào khung cảnh và thưởng thức những ngày dài.
Câu 3 (trang 23, SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Đề bài: Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh được tác giả sử dụng để miêu tả cảnh sắc mùa hè. Chỉ ra những nét đặc sắc trong cách cảm nhận thiên nhiên và bút pháp tả cảnh của tác giả.
Lời giải:
Phân tích:
- Hòe lục: màu xanh của cây hòe, một loài cây ở Bắc Bộ, tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, xum xuê.
- Thạch lựu phun thức đỏ: Cây lựu đỏ nở vào mùa hè, mang màu sắc nóng bỏng, điểm tô nổi bật cho bức tranh mùa hè.
- Hồng liên trì: sen hồng – quốc bảo của dân tộc.
- Cầm ve: tiếng ve kêu đặc trưng của mùa hè.
Nét đặc sắc: Mùa hè hiện lên rõ nét với âm thanh, màu sắc từ tính từ, động từ. Sự kết hợp hài hòa tạo nên một bức tranh mùa hè sống động, rực rỡ.
Câu 4 (trang 23, SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Đề bài: Cuộc sống con người được nhà thơ tái hiện qua những âm thanh, hình ảnh nào? Phân tích mối liên hệ giữa khung cảnh ấy với ước nguyện của nhân vật trữ tình trong hai câu thơ cuối.
Lời giải:
Cuộc sống con người:
- Tiếng lao xao của chợ cá làng.
- Tiếng ve kêu trên lầu tịch dương.
Mối liên hệ: Cuộc sống con người nhộn nhịp, vui vẻ, còn ước nguyện của nhân vật trữ tình là có được cây đàn của vua Nghiêu Thuấn, biểu hiện khát vọng về cuộc sống thanh bình và hạnh phúc. Nhà thơ mong tất cả người dân được hưởng niềm hạnh phúc đó.
Câu 5 (trang 23, SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Đề bài: Nhận xét về vị trí và giá trị của các câu lục ngôn trong bài thơ.
Lời giải:
- Vị trí: câu mở đầu và câu kết thúc.
- Giá trị: tạo ấn tượng với người đọc, thể hiện ý đồ của nhà thơ và sự sáng tạo khi phá cách thể thơ truyền thống.
Câu 6 (trang 23, SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Đề bài: Đọc bài thơ, bạn cảm nhận được điều gì về vẻ đẹp tâm hồn, tư tưởng của tác giả?
Lời giải:
Vẻ đẹp:
- Nhà thơ yêu thiên nhiên, thể hiện qua sự quan sát tỉ mỉ, tinh tế với hình ảnh mùa hè rõ nét. Từ ngữ nhẹ nhàng, sâu lắng.
- Nhà thơ khao khát cuộc sống hạnh phúc cho toàn dân, với tâm lòng cao cả, nhớ về những ngày thanh bình, đầy ắp tiếng cười. Cảm xúc của ông mong muốn mọi người đều có được niềm hạnh phúc ấy.
Kết nối đọc - viết
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích yếu tố “phá cách” trong 'Bảo kính cảnh giới' (bài 43)
Lời giải:
Yếu tố phá cách trong bài thơ của Nguyễn Trãi là thể thơ. Tác giả đã đổi mới thơ Đường luật, mang đến sự khác biệt và ấn tượng mạnh. Thay vì chỉ viết thất ngôn tứ tuyệt hoặc thất ngôn bát cú như thường thấy, Nguyễn Trãi sáng tạo thể thất ngôn xen lục ngôn. Đây là sự táo bạo, đổi mới trong cách làm thơ. Sự sáng tạo này không làm mất đi cái hay của bài thơ, ngược lại, mang đến thành công và thu hút sự chú ý của người đọc. Sự đổi mới của Nguyễn Trãi xứng đáng được khen ngợi và trân trọng.
2. Bài soạn 'Bảo kính cảnh giới' (Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức) - Mẫu số 5
I. Tác giả
- Nguyễn Trãi, sinh năm 1380 và mất năm 1442, với hiệu là Ức Trai, quê gốc ở Chi Ngại (Chi Linh, Hải Dương), sau chuyển về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây, nay thuộc Hà Nội).
- Gia đình: Nguyễn Trãi lớn lên trong một gia đình với truyền thống yêu nước và văn hóa mạnh mẽ từ cả hai bên nội và ngoại. Điều này đã tạo điều kiện để ông tiếp xúc và hiểu sâu tư tưởng chính trị của Nho giáo.
- Sự nghiệp sáng tác: Nguyễn Trãi nổi bật trong nhiều thể loại văn học, bao gồm cả chữ Hán và chữ Nôm.
+ Tác phẩm bằng chữ Hán: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Ức Trai thi tập, Chí Linh sơn phú, Băng Hồ di sự lục, Lam Sơn thực lục, Văn bia Vĩnh Lăng, Văn loại.
+ Tác phẩm bằng chữ Nôm: Quốc âm thi tập, gồm 254 bài thơ theo thể Đường luật hoặc Đường luật xen lục ngôn.
+ Ngoài các tác phẩm văn học, Nguyễn Trãi còn để lại cuốn Dư địa chí, một bộ sách địa lí cổ nhất của Việt Nam.
- Phong cách sáng tác:
+ Văn chính luận: Nguyễn Trãi là một nhà văn chính luận xuất sắc, với các tác phẩm chính luận có luận điểm vững vàng, lập luận chặt chẽ và giọng điệu linh hoạt.
+ Nguyễn Trãi cũng là một nhà thơ trữ tình sâu sắc.
II. Tác phẩm văn bản Bảo kính cảnh giới
- Thể loại: Thơ thất ngôn xen lục ngôn
- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
- Bài thơ thuộc phần thứ 43 trong tập thơ “Bảo kính cảnh giới” (gương báu răn mình) ở phần vô đề của Quốc âm thi tập.
- Bài thơ được sáng tác trong thời kỳ Nguyễn Trãi bị thất sủng, không còn được vua tin dùng như trước đây.
- Tóm tắt nội dung văn bản Bảo kính cảnh giới:
Bài thơ miêu tả vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên mùa hè, đồng thời phản ánh tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân và đất nước của tác giả.
- Bố cục văn bản Bảo kính cảnh giới:
Chia làm 2 phần:
- 4 câu đầu: Miêu tả vẻ đẹp cảnh ngày hè.
- 4 câu cuối: Thể hiện tâm trạng của nhà thơ.
- Giá trị nội dung văn bản Bảo kính cảnh giới:
- Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên mùa hè.
- Tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân và đất nước của tác giả.
- Giá trị nghệ thuật văn bản Bảo kính cảnh giới:
- Sử dụng từ ngữ giản dị, giàu biểu cảm.
- Hình ảnh thơ gần gũi và bình dị.
- Câu thơ lục ngôn tạo sự biến đổi âm điệu, góp phần thể hiện cảm xúc và mong ước của tác giả một cách hiệu quả.
* Trước khi đọc:
Câu 1 (trang 22 SGK Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):
Thuật hoài (Phạm Ngũ Lão), Qua đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan), Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương), ...
Câu 2 (trang 22 SGK Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):
- Ngôn ngữ: Hán Việt.
- Số câu và chữ mỗi câu thường tuân theo quy tắc nhất định: thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt.
* Đọc văn bản:
Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:
1. Chú ý các động từ, tính từ, từ láy và câu thơ sáu tiếng.
- Động từ: đùn đùn, phun, tiễn.
- Tính từ: lục, đỏ, hồng.
- Từ láy: lao xao, dắng dỏi, đùn đùn.
- Câu thơ 6 tiếng: Dân giàu đủ khắp đòi phương.
2. Hình dung bức tranh cuộc sống.
Bức tranh thiên nhiên rực rỡ với các gam màu tươi sáng, tràn đầy sức sống.
* Sau khi đọc:
Nội dung chính:
Bài thơ “Bảo kính cảnh giới” (bài 43) vẽ nên bức tranh thiên nhiên mùa hè tươi đẹp, rực rỡ, từ đó làm nổi bật tình yêu thiên nhiên, khát vọng về một đất nước thịnh vượng và cuộc sống ấm no của Nguyễn Trãi.
Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
Câu 1 (trang 23 SGK Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):
- Thể loại: thất ngôn bát cú Đường luật.
- Bố cục:
+ Phần 1: (câu 1) tư thế nhàn rỗi của nhà thơ.
+ Phần 2: (câu 2-6) bức tranh cảnh ngày hè.
+ Phần 3: (câu 7-8) khát vọng của nhà thơ.
Câu 2 (trang 23 SGK Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):
+ “rồi”: (từ cổ) rỗi rãi.
+ Ngày trường: ngày dài.
- Tư thế: thoải mái, thư thái, nhẹ nhàng.
- Tâm trạng: thảnh thơi, không vướng bận, hòa mình tận hưởng không khí mát mẻ. Câu thơ mở đầu với tâm trạng nhàn rỗi, nhưng có thể Nguyễn Trãi “nhàn thân mà không nhàn tâm”.
Câu 3 (trang 23 SGK Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):
- Sự vật: cây hòe, hoa thạch lựu, hoa sen – hình ảnh thiên nhiên quen thuộc mùa hè.
- Màu sắc: xanh, đỏ, hồng – các gam màu sáng, nổi bật, tạo sự rực rỡ và sức sống.
- Sức sống:
+ “đùn đùn”: sự vật không tĩnh mà chuyển động, mạch sống bên trong đang cuồn cuộn trào dâng.
+ “phun”: sức sống bên trong tràn ra mạnh mẽ, tia đỏ của hoa lựu bao chùm không gian.
+ “tiễn”: hương thơm tỏa ra ngoài, bao trùm vạn vật.
= Bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong cảnh hoàng hôn, thời khắc một ngày dần tàn. Nhưng, vạn vật lại trở nên căng tràn sức sống nhất, thiên nhiên đang ở trạng thái viên mãn nhất.
Câu 4 (trang 23 SGK Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):
- Hình ảnh: chợ cá, làng ngư phủ, lầu tịch dương.
- Âm thanh: lao xao.
Con người không xuất hiện trực tiếp nhưng vẫn cảm nhận được sự sống – một cuộc sống bình dị, ấm áp.
- Mối liên hệ giữa khung cảnh và ước nguyện của nhân vật trữ tình trong hai câu thơ cuối.
+ Khung cảnh sinh hoạt và mong ước “dân giàu đủ” thể hiện rõ mong muốn của tác giả: ca ngợi cuộc sống bình yên của người dân và khát vọng người dân sẽ luôn được sống đầy đủ và hạnh phúc.
Câu 5 (trang 23 SGK Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):
Bài thơ “Bảo kính cảnh giới” (bài 43) của Nguyễn Trãi kết thúc bằng câu lục ngôn (6 chữ, trong khi các câu khác 7 chữ). Cách sử dụng này đã góp phần phá cách thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật và thể hiện sự dồn nén trong cảm xúc của Nguyễn Trãi.
Câu 6 (trang 23 SGK Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):
- Tâm hồn: yêu thiên nhiên, yêu nước thương dân.
- Tư tưởng: nhân nghĩa – “lấy dân làm gốc”, luôn chăm lo cho cuộc sống của nhân dân.
* Kết nối đọc – viết (trang 23 SGK Ngữ văn lớp 10 Tập 1 - Kết nối tri thức):
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích yếu tố “phá cách” trong Bảo kính cảnh giới (bài 43).
Đoạn văn tham khảo:
Bài thơ của Nguyễn Trãi đặc biệt ở chỗ câu đầu và câu kết đều dùng lục ngôn, không chỉ là sự dồn nén cảm xúc mà còn là một nét phá cách độc đáo. Sử dụng chữ Nôm và đan xen giữa câu lục ngôn và thất ngôn, Nguyễn Trãi đã Việt hóa thể Đường luật, làm bài thơ thêm đậm đà tính dân tộc. Câu thơ đầu “Rồi hóng mát thuở ngày trường” thể hiện thi nhân hướng về tạo vật, trong khi câu kết “Dân giàu đủ khắp đòi phương” làm nổi bật tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Trãi.
3. Soạn bài 'Bảo kính cảnh giới' (Ngữ văn lớp 10 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 6
Nội dung chính
Bài thơ miêu tả vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ngày hè và tâm hồn chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước tha thiết của tác giả.
Trước khi đọc
Câu 1 (trang 22, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Hãy kể tên một vài bài thơ viết theo thể Đường luật mà bạn đã học hoặc đã đọc.
Phương pháp giải:
- Nhớ lại một số bài thơ viết theo thể Đường luật đã học.
- Tìm đọc thêm một vài bài thơ khác và kể tên.
Lời giải chi tiết:
Một số bài thơ viết theo thể Đường luật là:
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt: bài Nam quốc sơn hà, Cảnh khuya, Bánh trôi nước,
- Thể thơ thất ngôn bát cú: Bạch Đằng hải khẩu, Độc Tiểu Thanh ký, ...
Câu 2 (trang 22, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Chỉ ra một số đặc điểm hình thức giúp bạn nhận diện được thể loại của các bài thơ đó.
Phương pháp giải:
- Đọc lại một số bài thơ viết theo thể Đường luật đã nêu ở câu trên.
- Từ đặc điểm về thể thơ của những bài đó để chỉ ra đặc điểm hình thức nhận diện được thể loại của các bài đó.
Lời giải chi tiết:
Đặc điểm hình thức để nhận diện được thể loại của các bài thơ:
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt: gồm bốn câu thơ, mỗi câu bảy chữ, trong đó các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ các câu 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối.
- Thể thơ thất ngôn bát cú: gồm tám câu, mỗi câu bảy chữ. Nếu tiếng thứ hai của câu một là vần bằng thì gọi là thể bằng, là vần trắc thì gọi là thể trắc.
Trong khi đọc
Câu 1 (trang 22, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Chú ý các động từ, tính từ, các từ láy và câu thơ sáu tiếng.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ bài thơ Bảo kính cảnh giới.
- Tìm và chú ý các động từ, tính từ, từ láy và câu thơ sáu tiếng trong bài.
Lời giải chi tiết:
Học sinh cần chú ý:
- Các động từ: hóng mát, đùn đùn, phun, tịn, đàn.
- Các tính từ: ngày trường, rợp trương, thức đỏ.
- Các từ láy: đùn đùn, lao xao, dắng dỏi.
- Câu thơ sáu tiếng: “Rồi hóng mát thuở ngày trường”; “Dân giàu đủ khắp đòi phương”
Câu 2 (trang 22, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Hình dung về bức tranh cuộc sống.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ bài thơ Bảo kính cảnh giới.
- Dựa vào những câu thơ tả cảnh thiên nhiên để hình dung về bức tranh cuộc sống.
Lời giải chi tiết:
Bức tranh cuộc sống được tác giả miêu tả là bức tranh với các gam màu: màu xanh của cây hoè, màu đỏ của hoa lựu, màu hồng của hoa sen, màu vàng lung linh của ánh nắng chiều. Tất cả hoà quyện lại với nhau, tạo nên cảnh vật đặc trưng của mùa hè.
Trả lời câu hỏi
Câu 1 (trang 23, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Xác định thể loại và nêu bố cục của bài thơ.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ bài thơ Bảo kính cảnh giới.
- Từ đó xác định thể loại và nêu bố cục bài thơ.
Lời giải chi tiết:
- Thể loại bài thơ: Thất ngôn xen lục ngôn.
- Bố cục: Chia làm 2 phần:
+ 4 câu đầu: Vẻ đẹp cảnh ngày hè.
+ 4 câu cuối: Tâm trạng của nhà thơ.
Câu 2 (trang 23, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Câu thơ mở đầu cho biết điều gì về cuộc sống và tâm trạng của nhân vật trữ tình.
Phương pháp giải:
- Đọc bài thơ Bảo kính cảnh giới.
- Dựa vào phần khái quát về hoàn cảnh ra đời bài thơ để khái quát những thông tin về cuộc sống, tâm trạng nhân vật trữ tình mà câu thơ đem lại.
Lời giải chi tiết:
Câu thơ đầu tiên: “Rồi hóng mát thuở ngày trường” cho thấy tâm trạng của nhân vật trữ tình là một tâm trạng thư thái, không lo âu sầu muộn, hòa mình vào thiên nhiên, “hóng mát” những ngày dài vô tận.
Câu 3 (trang 23, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh được tác giả sử dụng để miêu tả cảnh sắc mùa hè. Từ đó, chỉ ra những nét đặc sắc trong cách cảm nhận thiên nhiên và bút pháp tả cảnh của tác giả.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ bài thơ Bảo kính cảnh giới.
- Chú ý vào những hình ảnh miêu tả cảnh sắc mùa hè.
- Phân tích hình ảnh, chỉ ra nét đặc sắc trong cách cảm nhận thiên nhiên, bút pháp tả cảnh.
Lời giải chi tiết:
* Từ ngữ, hình ảnh được tác giả sử dụng miêu tả mùa hè: hòe lục, thạch lựu, hồng liên trì, cầm ve.
- Đó là màu xanh của cây hoè, màu đỏ của hoa lựu, màu hồng của hoa sen, màu vàng lung linh của ánh nắng chiều. Tất cả hòa quyện lại với nhau, tạo nên cảnh vật đặc trưng của mùa hè.
- Mở đầu câu thơ là hình ảnh cây hoè – một loại cây đặc trưng ở vùng Bắc Bộ, rất dễ bắt gặp ở mọi nơi. Tính từ” đùn đùn “kết hợp với động từ mạnh “giương” đã góp phần diễn tả sự sum suê, nảy nở, làm cho cây hoè như có hồn hơn, làm bức tranh như sống động hơn.
- Bên cạnh đó, không chỉ cảm nhận bằng thị giác, Nguyễn Trãi còn cảm nhận cảnh vật bằng thính giác và khứu giác. Nhịp thơ 3/4 kết hợp với động từ mạnh” phun “làm cảnh vật dường như nổi bật hơn nhưng lại không chói chang, oi nồng mà mát dịu, tinh tế.
- Mặc dù khung cảnh mà tác giả miêu tả là cuối ngày, khi mặt trời lặn nhưng mọi vật vẫn tràn đầy sức sống với những từ ngữ “đùn đùn”, “giương”, “phun”, “tiễn”, “lao xao”, “dắng dỏi”.
* Nét đặc sắc trong cách cảm nhận thiên nhiên và bút pháp tả cảnh của Nguyễn Trãi:
- Nguyễn Trãi đã rất tinh tế và thể hiện một cách độc đáo những dấu hiệu của mùa hè đặc trưng vùng Bắc Bộ. Thiên nhiên trong thơ ông được hiện lên với những hình ảnh giản dị nhưng lại đem lại cho người đọc một cảm giác mới lạ, bất ngờ.
- Nguyễn Trãi không sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình như những nhà thơ trung đại khác, ông đã khắc họa hình ảnh thiên nhiên một cách chân thực và sinh động qua từng vần thơ của mình.
Câu 4 (trang 23, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Cuộc sống của con người được nhà thơ tái hiện qua những âm thanh, hình ảnh nào? Phân tích mối liên hệ giữa khung cảnh ấy với ước nguyện của nhân vật trữ tình trong hai câu thơ cuối.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ bài thơ Bảo kính cảnh giới.
- Chú ý những âm thanh, hình ảnh được sử dụng trong bài.
- Phân tích mối liên hệ giữa khung cảnh và ước nguyện của nhân vật trữ tình.
Lời giải chi tiết:
Cuộc sống con người được nhà thơ tái hiện qua những hình ảnh, âm thanh:
- Đó là hình ảnh một làng chợ cá với những âm thanh “lao xao” của những con người lao động.
- Bức tranh cuộc sống con người còn được tái hiện bằng hình ảnh “lầu tịch dương” với âm thanh tiếng ve kêu rắn rỏi.
* Mối liên hệ giữa khung cảnh và ước nguyện của nhân vật trữ tình:
- Khung cảnh cuộc sống con người được miêu tả là một cuộc sống ấm no, vui vẻ và hạnh phúc.
- Ước nguyện của nhân vật trữ tình đó là ước mình có được cây đàn của vua Nghiêu Thuấn ngày trước để ca ngợi cuộc sống hôm nay.
Khát vọng ấy không chỉ giới hạn ở một miền quê, một vùng đất mà nó hướng tới mọi con người, mọi miền quê trên thế gian này. Đó là khát vọng lớn nhất trong cuộc đời Nguyễn Trãi: mong ước sao cho muôn dân khắp bốn phương trời luôn được sống trong no đủ, thanh bình.
Câu 5 (trang 23, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Nhận xét về vị trí và giá trị của các câu lục ngôn trong bài thơ?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ bài thơ Bảo kính cảnh giới.
- Chú ý những câu thơ lục ngôn xuất hiện trong bài.
- Nhận xét về vị trí và giá trị của chúng.
Lời giải chi tiết:
- Vị trí của các câu lục ngôn: Câu đầu tiên và câu cuối bài thơ.
- Giá trị của các câu thơ lục ngôn: Gây ấn tượng mạnh với người đọc về hình thức và nội dung, từ đó thể hiện tư tưởng của tác giả. Ngoài ra, nó còn thể hiện sự phá cách độc đáo và mới lạ của nhà thơ.
Câu 6 (trang 23, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Đọc bài thơ, bạn cảm nhận được điều gì về vẻ đẹp tâm hồn, tư tưởng của tác giả?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ bài thơ Bảo kính cảnh giới.
- Dựa vào tiểu sử con người Nguyễn Trãi và hoàn cảnh ra đời bài thơ để nêu cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn, tư tưởng của nhà thơ.
Lời giải chi tiết:
Vẻ đẹp tâm hồn, tư tưởng của nhà thơ:
- Nguyễn Trãi là một người có tâm hồn gần gũi với thiên nhiên, yêu thiên nhiên sâu sắc. Nhà thơ luôn muốn được hòa mình cùng thiên nhiên, nhưng lại không hề quên đi cuộc sống thực tại.
- Ông là người văn võ toàn tài, có cái tâm trong sáng, luôn sống ngay thẳng với phẩm cách trung thực, cao thượng. Nguyễn Trãi đã dành trọn cuộc đời mình với tư tưởng cao cả đó là nghĩ đến hạnh phúc của nhân dân, vì nhân dân, khát khao nhân dân được ấm no hạnh phúc.
Kết nối đọc - viết
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích yếu tố “phá cách” trong Bảo kính cảnh giới (bài 43)
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ bài thơ, nắm vững nội dung tác phẩm.
- Chỉ ra yếu tố phá cách trong bài thơ.
- Phân tích yếu tố phá cách.
Lời giải chi tiết:
Khác với những nhà thơ trung đại gắn bó với những thể thơ truyền thống, dân tộc quen thuộc thì trong tác phẩm Bảo kính cảnh giới của mình tác giả Nguyễn Trãi đã thể hiện sự phá cách đầy sáng tạo khi ông đã Việt hóa thơ Đường Luật vốn mỗi câu có đủ bảy từ thành bài thơ đầu cuối tương ứng với sáu âm sắc. Lại thêm sự mới lạ với cách ngắt nhịp một, hai, ba kết hợp với thanh bằng ở cuối câu làm cho câu thơ nghe như tiếng thở dài nhưng lại không giống thở dài. Với thể thơ đặc biệt này giúp cho bài thơ thêm phần sáng tạo, dễ nhớ, dễ thuộc và cũng phần nào thể hiện phong cách nghệ thuật của tác giả Nguyễn Trãi. Chính vì sự phá cách này cùng sự thành công của tác phẩm đã góp phần đưa Nguyễn Trãi trở thành một trong những người đặt nền móng và mở đường cho sự phát triển của thơ Tiếng Việt.
4. Bài soạn 'Bảo kính cảnh giới' (Ngữ văn 10- SGK Kết nối tri thức) - mẫu số 1
I. Tác giả văn bản Bảo kính cảnh giới bài 43
- Cuộc đời
- Nguyễn Trãi (1380 - 1442), hiệu Ức Trai.
- Quê gốc: Chi Ngại, Chí Linh, Hải Dương; sau dời về Nhị Khê (Thường Tín - Hà Tây).
- Thân sinh: Nguyễn Ứng Long - một nhà Nho nghèo, học giỏi, đỗ tiến sĩ đời Trần.
- Mẹ: Trần Thị Thái, con gái của Trần Nguyên Hãn.
- Sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước, văn hóa, văn học.
- Nợ nước, thù nhà => theo Lê Lợi tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- 1427 - 1428: khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng => viết Bình Ngô đại cáo.
- Sau đó tham gia xây dựng đất nước, rồi bị oan.
- 1439 ra ở ẩn tại Côn Sơn.
- 1440 quay lại chốn quan trường.
- 1442: oan Lệ Chi Viên => tru di tam tộc, đến hơn 20 năm sau mới được Lê Thánh Tông minh oan.
=> Tổng kết:
+ Nguyễn Trãi là bậc anh hùng dân tộc, một nhân vật toàn tài hiếm có, một danh nhân văn hóa thế giới.
+ Một con người phải chịu những oan khuất thảm khốc nhất trong lịch sử chế dộ phong kiến Việt Nam.
- Sự nghiệp văn học
Tác phẩm chính
- Những tác phẩm chính viết bằng chữ Hán: Quân Trung từ mệnh tập, Bình Ngô Đại Cáo, Ức trai thi tập, Chí Linh sơn phú, Băng Hồ di sự lục, Lam Sơn thực lục,...
- Những tác phẩm bằng chữ Nôm: Quốc âm thi tập hiện còn 254 bài chia làm bốn môn loại: Vô đề, Thời lệnh môn, Hoa mộc môn, Cầm thú môn. Phần Vô đề chia thành nhiều mục: Thủ vĩ ngâm (1 bài), Ngôn chí (21 bài), Mạn thuật (14 bài), Thuật hứng (25 bài), Tự thán (41 bài), Tự thuật (11 bài), Tức sự (4 bài), Bảo kính cảnh giới (61 bài) v.v...
Giá trị văn chương
* Văn chính luận:
- Nội dung: Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt là tư tưởng nhân nghĩa và yêu nước thương dân.
- Nghệ thuật: Đạt tới trình độ nghệ thuật mẫu mực, kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén.
* Thơ trữ tình:
- Lý tưởng của người anh hùng: nhân nghĩa hòa hợp với yêu nước thương dân, lúc nào cũng tha thiết mãnh miệt.
- Phẩm chất ý chí của người anh hùng mạnh mẽ kiên trung, vì dân vì nước chiến đấu chống ngoại xâm và cường quyền bạo ngược.
=> Kết luận:
+ Nội dung: hội tụ hai nguồn cảm hứng lớn là yêu nước và nhân đạo.
+ Nghệ thuật: có đóng góp lớn ở cả hai phương diện thể loại và ngôn ngữ.
II. Tìm hiểu tác phẩm Bảo kính cảnh giới bài 43
- Thể loại: Thể thơ Nôm Đường luật, có xen câu lục ngôn với câu thất ngôn.
- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
- Là bài thứ 43 thuộc phần “Bảo kính cảnh giới” (gương báu răn mình), ở phần vô đề của tập thơ “Quốc âm thi tập”.
- Bài thơ được sáng tác khoảng những năm 1438 – 1439 khi tác giả về ở ẩn tại Côn Sơn.
Phương thức biểu đạt: Tự sự và biểu cảm
- Bố cục: Gồm 2 phần:
- Phần 1 (6 câu thơ đầu): bức tranh thiên nhiên ngày hè.
- Phần 2 (2 câu thơ cuối): tấm lòng của Nguyễn Trãi.
- Giá trị nội dung:
- Bài thơ “Cảnh ngày hè” thể hiện vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên. Thể hiện tình yêu thiên nhiên và cuộc sống. tấm lòng yêu thương dân tha thiết của tác giả.
- Giá trị nghệ thuật:
- Từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm; hình ảnh thơ gần gũi; câu lục ngôn, dồn nén cảm xúc.
- Thể thơ Đường luật phá cách, xen vào các câu thơ lục ngôn.
- Tả cảnh ngụ tình.
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Bảo kính cảnh giới bài 43
- Bức tranh thiên nhiên cảnh ngày hè
– Câu 1: Tâm thế của nhà thơ:
+ Rồi: rỗi rãi, không vướng bận.
+ Hành động: hóng mát => thư thái, thảnh thơi.
+ Thời gian: thuở ngày trường =>ngày dài, hết ngày này đến ngày khác.
+ Cách ngắt nhịp 1/2/3: nhấn mạnh vào hoàn cảnh đặc biệt của Nuyễn Trãi phút giây nghỉ ngơi hiếm hoi của nhà thơ.
=> Tác giả đã mở đầu bài thơ bằng một tâm trạng yêu thiên nhiên tha thiết, đồng thời với một tâm thế thư thái khi đến với thiên nhiên, rảnh rỗi hóng mát nhưng tâm trạng bất đắc chí. Câu thơ hiện lên hình ảnh của nhà thơ Nguyễn Trãi, ông đang ngồi dưới bóng cây nhàn nhã như hóng mát thật sự. Việc quân, việc nước chắc đã xong xuôi ông mới trở về với cuộc sống đơn sơ, giản dị, mộc mạc mà chan hòa, gần gũi với thiên nhiên.
– Câu 2, 3, 4: Bức tranh thiên nhiên ngày hè:
+ Cách ngắt nhịp 3/4 làm nổi bật cảnh sắc của mùa hè.
+ Hình ảnh: hòe lục, thạch lựu, hồng liên trì, là những hình ảnh mộc mạc, gần gũi, bình dị chốn thôn quê Việt Nam.
+ Màu sắc: màu xanh của lá hòe, đỏ của hoa lựu, màu hồng của hoa sen. Bức tranh sinh động nhiều màu sắc.
+ Trạng thái của cảnh vật: sử dụng các động từ mạnh, tính từ sắc thái hóa: đùn đùn, giương, phun, tiễn. Cảnh vật đang tự thôi thúc, ứa căng sự sống, đua nhau trổ dáng, khoe sắc, tỏa hương.
-> Có thể nhận thấy bức tranh thiên nhiên mùa hè hiện ra một cách hài hòa giữa cảnh vật với nhau, tạo nên điểm nhìn nghệ thuật. Cảnh mùa hè qua tâm hồn, tình cảm của ông bừng bừng sức sống. Cây hòa lớn lên nhanh, tán cây tỏa rộng che rợp mặt đất như một tấm trướng rộng căng ra giữa trời với cành lá xanh tươi. Những cây thạch lựu còn phun thức đỏ, ao sen tỏa hương, màu hồng của những cánh hoa điểm tô sắc thắm. Qua lăng kính của Nguyễn Trãi, sức sống vẫn bừng bừng, tràn đầy, cuộc đời là một vườn hoa, một khu vườn thiên nhiên muôn màu muôn vẻ. Cảnh vật như cổ tích có lẽ bởi nó được nhìn bằng con mắt của một thi sĩ đa cảm, giàu lòng ham sống với đời…
– Câu 5, 6: Bức tranh cuộc sống, con người:
+ Thời gian: lầu tịch dương, cuối ngày, lúc mặt trời sắp lặn.
+ Âm thanh: lao xao gợi sự ồn ào, náo nhiệt nơi chợ cá => âm thanh của cuộc sống hằng ngày. Dắng dỏi: tiếng ve kêu inh ỏi, rộn rã ngân dài => âm thanh đặc trưng của mùa hè.
+ Nghệ thuật đảo ngữ lao xao chợ cá và dắng dỏi cầm ve nhấn mạnh âm thanh đặc trưng ngày hè, không khí nhộn nhịp buổi chiều nơi làng quê.
+ “Chợ” là hình ảnh của sự thái bình trong tâm thức của người Việt. Chợ đông vui thì nước thái bình, thịnh trị, dân giàu đủ ấm no: chợ tan rã thì dễ gợi hình ảnh đất nước có biến, có loạn, có giặc giã, có chiến tranh, đao binh… lại thêm tiếng ve kêu lúc chiều tà gợi lên cuộc sống nơi thôn dã. Chính những màu sắc nơi thôn dã này làm cho tình cảm ông thêm đậm đà sâu sắc và gợi lại ý tưởng mà ông đang đeo đuổi.
=> Tác giả đã mở ra không gian ngày hè đầy màu sắc và âm thanh trong sáu câu thơ trên, từ đó chúng ta đủ thấy được bức tranh ngày hè rất sinh động và tràn đầy sức sống, có sự kết hợp giữa đường nét, màu sắc, âm thanh, con người. Nguyễn Trãi đã quan sát thiên nhiên bằng tất cả các giác quan của mình và tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của tác giả.
- Tấm lòng của Nguyễn Trãi
– Điển tích: Ngu cầm đàn của vua Nghiêu Thuấn.
– Ước có cây đàn của vua Thuấn, gảy khúc Nam phong để mong đất nước có vị vua anh minh, dân có cuộc sống no đủ, hạnh phúc.
– Lấy hình ảnh vua Nghiêu, Thuấn làm gương răn mình để bộc lộ chí hướng cao cả, khát khao đem tài trí để phục vụ cho dân, cho nước.
– Câu kết (câu lục ngôn) nhịp 3/3 thể hiện được cảm xúc dồn nén, tấm lòng ưu ái với dân, với nước của tác giả.
– Những điều ước của tác giả nhằm hướng đến cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Ông ước gì lúc này có được trong tay cây đàn của vua Thuấn, đàn một tiếng để nổi lên niềm mong mỏi lớn nhất của mình là dân chúng khắp nơi đều được giàu có, no đủ. Ẩn giấu đằng sau lời ước mong ấy là sự trách móc nhẹ nhàng mà nghiêm khắc bọn quyền thần tham bạo ở triều đình đương thời không còn nghĩ đến dân, đến nước. Theo ông, với cảnh nước non tươi đẹp cùng nhân dân chất phác, siêng năng, cuộc sống lẽ ra phải được trở lại ấm no, hạnh phúc từ lâu.
=> Tác giả là người không những có lòng yêu nước, thương dân mà ông còn yêu thiên nhiên tha thiết, Nguyễn Trãi vẫn không nguôi nỗi niềm dân nước, ông tìm thấy ở thiên nhiên cỏ hoa xinh tươi kia một nguồn thi hứng, nguồn động viên, an ủi và khích lệ đáng quý đối với bản thân. Điều đó góp phần tạo nên cốt cách của Nguyễn Trãi, bậc trượng phu – chính nhân quân tử – hiên ngang như cây tùng, cây bách trước giông bão cuộc đời.
KHỞI ĐỘNG
Câu 1: Hãy kể tên một vài bài thơ viết theo thể Đường luật mà bạn đã học hoặc đã đọc.
Trả lời:
- Một số bài thơ viết theo thể Đường luật mà tôi đã học hoặc đã đọc: Hoàng Hạc lâu (Thôi Hiệu), Phong Kiều dạ bạc (Trương Kế), Hưu hướng Như Lai (Quảng Nghiêm thiền sư),...
Câu 2: Chỉ ra một số đặc điểm hình thức giúp bạn nhận diện được thể loại của các bài thơ đó.
Trả lời:
Một số đặc điểm hình thức giúp tôi nhận diện được thể loại của các bài thơ đó: viết theo thể thất ngôn bát cú hoặc thất ngôn tứ tuyệt.
TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu 1. Xác định thể loại và nêu bố cục của bài thơ.
- Thể loại của bài thơ: Thơ Nôm Đường luật.
- Bố cục của bài thơ:
+ Sáu câu thơ đầu: Bức tranh ngày hè qua con mắt của nhân vật trữ tình.
+ Hai câu thơ cuối: Khát vọng cao cả, tấm lòng ưu dân ái quốc của thi nhân.
Câu 2: Câu thơ mở đầu cho biết điều gì về cuộc sống và tâm trạng của nhân vật trữ tình?
Trả lời:
Cuộc sống: Yên bình, không xáo động
Tâm trạng: Thảnh thơi, thư nhàn
Câu 3. Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh được tác giả sử dụng để miêu tả cảnh sắc mùa hè. Từ đó, chỉ ra những nét đặc sắc trong cách cảm nhận thiên nhiên và bút pháp tả cảnh của tác giả.
Trả lời:
Một số từ ngữ được tác giả sử dụng để miêu tả cảnh sắc mùa hè: Sử dụng từ láy: đùn đùn, lao xao, dắng dỏi.
* Một số hình ảnh được tác giả sử dụng để miêu tả cảnh sắc mùa hè:
- Tán lá cây hòe che rợp một góc
- Hoa lựu nở đỏ rực
- Hoa sen ngát hương
- Tiếng ve dắng dỏi vang đến lầu cao
=> Những nét đặc sắc trong cách cảm nhận thiên nhiên và bút pháp tả cảnh của tác giả:
- Cách cảm nhận thiên nhiên: cảm nhận bằng thị giác, thính giác, khứu giác.
- Bút pháp tả cảnh của tác giả: không sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình mà khắc họa hình ảnh thiên nhiên một cách chân thực và sinh động.
Câu 4: Cuộc sống của con người được nhà thơ tái hiện qua những âm thanh, hình ảnh nào? Phân tích mối liên hệ giữa khung cảnh ấy với ước nguyện của nhân vật trữ tình trong hai câu thơ cuối.
Trả lời:
Cuộc sống của con người được nhà thơ tái hiện qua những âm thanh, hình ảnh:
- Hình ảnh chợ cá, làng ngư phủ cùng những âm thanh "lao xao" của người lao động.
- Hình ảnh lầu tịch dương.
* Mối liên hệ giữa khung cảnh ấy với ước nguyện của nhân vật trữ tình trong hai câu thơ cuối:
- Khung cảnh cuộc sống con người được miêu tả cho thấy ước mong về một cuộc sống sung túc, hạnh phúc, vui vẻ.
- Ước nguyện của nhân vật trữ tình trong hai câu thơ cuối: muốn dùng Ngu cầm để đàn, ca ngợi cuộc sống được miêu tả ở hai câu thơ trên.
Câu 5: Nhận xét về vị trí và giá trị của các câu lục ngôn trong bài thơ
Trả lời:
Nhận xét về vị trí và giá trị của các câu lục ngôn trong bài thơ.
- Vị trí: câu đầu tiên và câu cuối của bài thơ.
- Giá trị:
- Thể hiện sự sáng tạo, phá cách của tác giả về hình thức thơ Đường luật.
- Gây ấn tượng mạnh với người đọc về hình thức và nội dung, từ đó thể hiện tư tưởng của tác giả.
Câu 6: Đọc bài thơ, bạn cảm nhận được điều gì vể vẻ đẹp tâm hồn, tư tưởng của tác giả?
Trả lời:
Đọc bài thơ, ta có thể cảm nhận vể vẻ đẹp tâm hồn, tư tưởng của tác giả:
- Tâm hồn: gần gũi, yêu thiên nhiên, hòa mình cùng thiên nhiên nhưng không quên cuộc sống thực tại.
- Tư tưởng: "nhân nghĩa" - lấy dân làm gốc, lo lắng cho cuộc sống của nhân dân dân.
B. Bài tập và hướng dẫn giải
KẾT NỐI ĐỌC - VIẾT
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một yếu tố "phá cách" trong bài Bảo kính cảnh giới, bài 43.
=> Xem hướng dẫn giải
Bảo kính cảnh giới, bài 43 của Nguyễn Trãi là một điển hình cho sự cách tân nghệ thuật thời trung đại. Thể thơ Nôm Đường luật ở đây đã có sự khác biệt so với thể Đường luật thông thường. Cụ thể, sự khác biệt, "phá cách" đó nằm ở hai câu thơ: câu đầu và câu cuối của bài thơ. Nếu trong thơ thất ngôn bát cú Đường luật, số tiếng trong mỗi câu đều phải là bảy tiếng thì ở hai câu thơ đầu và cuối của Bảo kính cảnh giới (bài 43) lại chỉ có sáu tiếng. Chính những bài thơ Nôm Đường luật này của Nguyễn Trãi đã đánh dấu bước khởi đầu đẹp đẽ của nền thơ tiếng Việt thời trung đại.
5. Soạn bài 'Bảo kính cảnh giới' (Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 2
Trước khi bắt đầu
Câu 1. Liệt kê một số bài thơ viết theo thể Đường luật mà bạn đã học hoặc đọc qua.
Ví dụ: Nam quốc sơn hà: Thất ngôn tứ tuyệt; Qua đèo Ngang: Thất ngôn bát cú…
Câu 2. Xác định các đặc điểm hình thức giúp bạn nhận biết thể loại của các bài thơ này.
Các đặc điểm hình thức bao gồm: Số từ, số câu, cách ngắt nhịp, gieo vần…
Trả lời câu hỏi
Câu 1. Xác định thể loại và bố cục của bài thơ.
- Thể loại: Thơ Nôm đường luật.
- Bố cục:
- Phần 1: Sáu câu thơ đầu mô tả cảnh ngày hè ở làng quê.
- Phần 2: Hai câu cuối thể hiện lòng mong ước của tác giả.
Câu 2. Câu thơ đầu tiên phản ánh điều gì về cuộc sống và tâm trạng của nhân vật trữ tình?
- Cuộc sống: Bình yên, tràn đầy sức sống.
- Tâm trạng: Thoải mái, nhẹ nhàng.
Câu 3. Phân tích các từ ngữ và hình ảnh mà tác giả dùng để miêu tả mùa hè. Chỉ ra những nét đặc sắc trong cảm nhận thiên nhiên và bút pháp tả cảnh của tác giả.
- Phân tích từ ngữ và hình ảnh miêu tả mùa hè:
- Từ ngữ: Từ láy “đùn đùn, lao xao, dắng dỏi”: gợi lên cảnh ngày hè xôn xao, náo nhiệt, không khí rất sôi động; Động từ “rợp, đùn, tiễn”: tạo cảm giác sức sống mãnh liệt của mùa hè.
- Hình ảnh: Những tán lá xanh cây hòe, màu đỏ rực của thạch lựu, tiếng ve kêu vang khắp không gian và hình ảnh người dân làng chài sáng sớm dậy và bóng người kéo lưới chiều tà. Mùa hè cảm nhận qua thính giác khi nhà thơ cảm nhận được hương sen thoảng qua gió.
- Cảm nhận thiên nhiên qua mọi giác quan, với những hình ảnh chân thực và sống động.
Câu 4. Cuộc sống của con người được nhà thơ tái hiện qua những âm thanh và hình ảnh nào? Phân tích mối liên hệ giữa khung cảnh đó với ước nguyện của nhân vật trữ tình trong hai câu thơ cuối.
- Cuộc sống của con người được nhà thơ tái hiện qua âm thanh và hình ảnh: Những cảnh sinh hoạt quen thuộc: chợ cá, làng ngư phủ, lầu tịch dương; Âm thanh: Tiếng lao xao của chợ cá, tiếng ve kêu dắng dỏi. Đây là âm thanh của một cuộc sống nhộn nhịp, vui tươi, sôi động.
- Mối liên hệ giữa khung cảnh và ước nguyện của nhân vật trữ tình: Nhân vật trữ tình bộc lộ ước muốn về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Câu 5. Nhận xét về vị trí và giá trị của các câu lục ngôn trong bài thơ.
- Vị trí: Câu đầu tiên và câu cuối cùng.
- Giá trị: Sự sáng tạo, đổi mới của Nguyễn Trãi trong thể thơ.
Câu 6. Sau khi đọc bài thơ, bạn cảm nhận điều gì về vẻ đẹp tâm hồn và tư tưởng của tác giả?
Vẻ đẹp tâm hồn: Tác giả là người yêu nước thương dân, ngay cả khi về ẩn dật vẫn lo lắng cho quốc gia, không hề lạc quan.
Kết nối đọc - viết
Viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích yếu tố “phá cách” trong bài Bảo kính cảnh giới, bài 43.
6. Soạn bài 'Bảo kính cảnh giới' (Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 3
A. Cấu trúc bài thơ 'Bảo kính cảnh giới'
Bài thơ được chia thành hai phần:
- Phần 1 (6 câu thơ đầu): Mô tả cảnh sắc thiên nhiên vào mùa hè.
- Phần 2 (2 câu thơ cuối): Tâm tư của Nguyễn Trãi.
B. Ý nghĩa chính của 'Bảo kính cảnh giới'
Bài thơ khắc họa vẻ đẹp của thiên nhiên vào mùa hè và tình cảm sâu sắc của tác giả đối với thiên nhiên, cuộc sống, nhân dân và đất nước.
C. Tóm tắt nội dung tác phẩm 'Bảo kính cảnh giới'
Bài thơ “Cảnh ngày hè” miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên mùa hè và bày tỏ tình yêu với thiên nhiên, cuộc sống cũng như lòng yêu thương dân tộc của tác giả.
* Trước khi đọc
Câu hỏi (trang 22 SGK Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
- “Tĩnh dạ tứ” (Lý Bạch)
- “Qua đèo Ngang”, “Thăng Long thành hoài cổ” (Bà Huyện Thanh Quan)
2.
- Bài thơ thường có bảy chữ trong một câu, có thể là thất ngôn tứ tuyệt hoặc thất ngôn bát cú.
- Vần xuất hiện ở cuối câu 1,2,4,6,8 (đối với thể thất ngôn bát cú) và cuối câu 1,2,4 (đối với thể thất ngôn tứ tuyệt).
- Trong thể thất ngôn bát cú, câu 3 và câu 4 thường đối nhau, câu 5 và câu 6 cũng thường đối nhau.
* Đọc văn bản
Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:
1. Chú ý đến các động từ, tính từ, từ láy và câu thơ sáu chữ.
- Động từ: hóng, đùn đùn, phun, tiễn, đàn
- Tính từ: rợp, đỏ, lục
- Từ láy: lao xao, dắng dỏi
- Câu thơ sáu chữ: “Dân giàu đủ khắp đòi phương”
2. Hình dung bức tranh cuộc sống.
Bức tranh cuộc sống hòa quyện giữa con người và thiên nhiên. Cảnh vật mùa hè rực rỡ, sôi động, tràn đầy sức sống; cuộc sống con người giản dị, gần gũi, đậm chất làng quê Việt Nam. Con người xuất hiện trong nhịp sống hàng ngày, với âm thanh từ chợ cá vang lên “lao xao”.
* Sau khi đọc
Nội dung chính:
Văn bản “Cảnh ngày hè” vẽ nên một bức tranh thiên nhiên mùa hè sống động, tràn đầy sức sống, hòa quyện giữa cảnh vật và con người, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu dân tộc và đất nước của Nguyễn Trãi.
Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
Câu 1 (trang 23 SGK Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
- Thể loại: thơ Nôm Đường luật.
- Cấu trúc:
+ Phần 1 (6 câu thơ đầu): Bức tranh cảnh ngày hè
+ Phần 2 (2 câu thơ cuối): Tâm tư và ước nguyện của nhà thơ.
Câu 2 (trang 23 SGK Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
- Câu thơ mở đầu với từ “rồi” cho thấy cuộc sống thư thái, nhàn hạ của Nguyễn Trãi. Câu thơ vẽ nên hình ảnh một con người nhàn nhã, thư thái ngắm cảnh.
- Tuy nhiên, câu thơ cũng phản ánh tâm trạng của một nhà thơ đang lo lắng cho đất nước, giờ phải nhàn nhã cả ngày, không còn tham gia vào việc cứu nước.
Câu 3 (trang 23 SGK Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
- Bức tranh thiên nhiên tràn đầy sức sống, cảnh vật tươi mới, rực rỡ:
+ Hình ảnh: thiên nhiên (hoa hòe, thạch lựu, hồng liên) - những hình ảnh đặc trưng của mùa hè, giản dị, gần gũi; cuộc sống (chợ cá, lầu, ve).
+ Màu sắc: màu xanh của cây hòe, màu đỏ của cây thạch lựu, màu hồng của hồng liên - những màu sắc tươi sáng, tràn đầy sức sống.
+ Sử dụng động từ mạnh: đùn đùn, giương, phun, tiễn. Cảnh vật được miêu tả với động từ mạnh, thể hiện sức sống dồi dào.
+ Âm thanh sôi động, dân dã gắn với cuộc sống thường nhật: tiếng ve, tiếng lao xao của chợ cá.
+ Sử dụng từ láy tượng thanh (lao xao) cùng nghệ thuật đảo ngữ trong câu 5 và câu 6 tạo nên nét nhộn nhịp của bức tranh hè và cuộc sống đầy đủ, ấm no của con người.
→ Bức tranh ngày hè kết hợp hài hòa giữa màu sắc và âm thanh, cảnh vật và con người; sống động, tràn đầy sức sống, cảnh rực rỡ, người sung túc.
- Nét đặc sắc trong cảm nhận thiên nhiên và bút pháp tả cảnh của tác giả:
+ Tác giả cảm nhận bằng các giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác.
+ Nguyễn Trãi chọn những hình ảnh giản dị, gần gũi để miêu tả bức tranh ngày hè, thay vì các hình ảnh tượng trưng, ước lệ như trong thơ Đường.
+ Tấm lòng yêu đời, yêu thiên nhiên của Nguyễn Trãi đã làm cho cảnh sắc hiện lên đa dạng, tràn đầy sức sống.
Câu 4 (trang 23 SGK Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
- Bức tranh cuộc sống của con người:
+ Âm thanh sôi động, dân dã gắn với cuộc sống đời thường: tiếng ve, tiếng lao xao của chợ cá.
+ Hình ảnh thơ gần gũi, giản dị: chợ cá làng ngư phủ, lầu tịch dương.
+ Sử dụng từ láy tượng thanh, nghệ thuật đảo ngữ.
→ Bức tranh cuộc sống nhộn nhịp, cảnh sống sung túc, ấm no của con người.
- Bức tranh tương đồng với lý tưởng của tác giả ở hai câu cuối:
+ “Dân giàu đủ”: ước mong cuộc sống người dân đủ đầy, hạnh phúc.
+ Mượn điển tích về khúc đàn Nam Phong của vua Nghiêu, vua Thuấn để ngợi ca đất nước thái bình, no ấm. Tác giả gửi gắm mong muốn nhân dân cũng sống đầy đủ, vui vẻ, bớt ưu phiền.
Câu 5 (trang 23 SGK Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
- Câu thơ sáu chữ nằm ở cuối bài thơ, thể hiện ước nguyện của tác giả về cuộc sống sung túc của nhân dân.
- Câu thơ ngắn hơn các câu khác, dồn nén cảm xúc sâu lắng hơn, mở ra nhiều suy tư.
Câu 6 (trang 23 SGK Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
- Tâm hồn yêu thiên nhiên, say mê với cảnh sắc tự nhiên và cuộc sống ở Nguyễn Trãi: nhà thơ cảm nhận và miêu tả thiên nhiên rất tinh tế qua nhiều giác quan.
- Lòng yêu thương nhân dân sâu sắc, mong muốn nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
* Kết nối đọc – viết
Bài tập (trang 58 SGK Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích yếu tố 'phá cách' trong bài 'Bảo kính cảnh giới' (bài 43).
Đoạn văn tham khảo:
Trong bài thơ “Bảo kính cảnh giới” (bài 43), Nguyễn Trãi đã lồng ghép một câu thơ sáu chữ vào giữa các câu thơ bảy chữ như một sự đổi mới so với các bài thơ Đường luật và thơ Nôm Đường luật. Câu thơ nằm ở cuối bài, thể hiện ước nguyện tha thiết của tác giả về cuộc sống no ấm của nhân dân: “giàu đủ khắp đòi phương”. Câu thơ sáu chữ khép lại bài thơ với cảm xúc dồn nén, sâu lắng và mở ra nhiều suy tư. Việc đưa câu thơ sáu chữ vào giữa các câu thơ bảy chữ đã tạo ra một phong cách thơ riêng biệt, thể hiện sự sáng tạo trong văn học Việt Nam.