1. Bài soạn 'Trao duyên' - Mẫu số 4
Trước khi đọc
Câu hỏi: Trong cuộc sống, đôi khi có những điều rất khó nói, nhưng vẫn phải tìm cách nói ra để nhận thức được sự cảm thông, chia sẻ của một người nào đó để nhận được sự cảm thông, chia sẻ của một người nào đó. Đã bao giờ bạn gặp một tình huống như vậy chưa? Hãy chia sẻ với các bạn hoặc lắng nghe chia sẻ của bạn về trải nghiệm đó.
Bài làm
Ví dụ như bạn trót nói dối vì một điều gì đó để làm cho người khác vui hơn, những việc làm mà bạn không muốn nhưng vì một điều gì đó ý nghĩa nhưng bạn vẫn phải làm,...
Đọc văn bản
Câu 1: Phân biệt lời của người kể chuyện và lời của nhân vật trong đoạn này.
Bài làm
- Lời của nhân vật được trích trong dấu ngoặc kép " ".
- Lời của người kể thì không.
Câu 2: Cách mở đầu cho câu chuyện sắp nói với Thúy Vân của Kiều có gì khác thường?
Bài làm
Cách xưng hô, dùng từ khác thường (cậy, chịu lời, lạy, thưa…) có ý nghĩa một phần là nhờ vả một phần nài ép Thúy Kiều coi đó là việc Thúy Vân cần làm “tình chị duyên em”.
- Lời nói:
+ “Cậy em”: nhờ vả, gửi gắm, mong đợi, tin tưởng về sự giúp đỡ của em.
+ “Chịu lời”: Đồng nghĩa với “nhận lời” nhưng “nhận lời” nó còn bao hàm sắc thái tự nguyện, có thể đồng ý hoặc không đồng ý, còn “chịu lời” thì bắt buộc phải chấp nhận, không thể từ chối bởi nó mang sắc thái nài nỉ, nài ép của người nhờ cậy.
-> Ngôn ngữ vừa nhờ vả, vừa nài nỉ, vừa là sự ép buộc.
- Hành động “Lạy, thưa”: trang nghiêm, trịnh trọng, hạ mình của người bề dưới với người bề trên -> cách nói tạo sự ràng buộc tế nhị
- Kiều là chị lại lạy, thưa em mình
-> Đây là hành động bất thường nhưng lại hoàn toàn bình thường trong hoàn cảnh này bởi hành động của Kiều là lạy đức hi sinh cao cả của Thúy Vân. Bởi vậy, việc Thúy Kiều nhún nhường, hạ mình van nài Thúy Vân là hoàn toàn hợp lí.
=> Hành động bất thường đặt trong mối quan hệ với các từ ngữ đặc biệt đã nhấn mạnh tình thế éo le của Thúy Kiều.
Câu 3: Bạn hình dung thế nào về dáng vẻ, tâm trạng, giọng nói của Thúy Kiều trong đoạn từ dòng thơ 741 đến dòng 756 ở cuối văn bản?
Bài làm
- Chới với trước viễn cảnh tương lai, Kiều như nửa tỉnh, nửa mê; nửa như đang sống, nửa như người đã chết. Nói với em mà lời Kiều như phảng phất từ cõi bên kia đang vọng về. Hình ảnh thơ chập chờn, ma mị, mang không khí liêu trai ( hồn, nát thân …) thể hiện sự cảm nhận của Kiều về số phận bi thảm của mình, qua đó cho thấy nỗi đau đớn trong lòng Kiều đang dâng cao tột độ.
- “Bây giờ” của Kiều là “trâm gãy gương tan”, “tơ duyên ngắn ngủi”, là “phận bạc như vôi”, là “nước chảy hoa trôi”. Hình ảnh ước lệ “trâm gãy gương tan” và một loạt những thành ngữ, từ ngữ dân gian cho thấy sự ý thức sâu sắc về bi kịch hiện tại của Thuý Kiều. Thực tại đó hoàn toàn đối lập với quá khứ hạnh phúc, đẹp đẽ không sao kể xiết mà nàng đã có "muôn vàn ái ân". Quá khứ giờ đây đã trở thành niềm khát khao mãnh liệt của Kiều. Bi kịch vì vậy càng sâu sắc.
- Câu thơ “Trăm nghìn gửi lại tình quân” thể hiện sự day dứt, giày vò, biểu hiện tình yêu cao đẹp Kiều dành cho Kim Trọng, đồng thời cũng cho thấy một nhân cách vị tha trong sáng.
Khi bi kịch tình yêu lên đến đỉnh điểm, Kiều thốt lên tiếng kêu xé lòng: “Ôi Kim lang! hỡi Kim lang / Thôi thôi tiếp đã phụ chàng từ đây.”
+ Thán từ “ôi, hỡi” như một tiếng nấc đau thương.
+ Lời gọi được lặp lại một cách trang trọng “Kim lang” như một lời kêu cứu tuyệt vọng.
+ Nhịp thơ 3/3 ở câu trên như một tiếng nấc nghẹn ngào, trong khi đó, điệp từ “thôi” vừa thể hiện sự dằn vặt, vừa xác nhận sự phụ bạc, nhịp thơ ngân dài như một tiếng than vọng mãi không lời đáp, tiếng kêu cứu trong tuyệt vọng.
Sau khi đọc
Câu 1: Việc “trao duyên” và cuộc trò chuyện giữa chị em Thuý Kiều – Thuý Vân được thuật lại theo ngôi kể nào? Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết điều đó?
Bài làm
- Việc “trao duyên” và cuộc trò chuyện giữa chị em Thúy Kiều - Thúy Vân được thuật lại theo ngôi kể thứ ba.
- Dấu hiệu nhận biết:
+ Người kể - tác giả không xưng “tôi” trong xuyên suốt nội dung tác phẩm.
+ Khi giới thiệu về hội thoại giữa hai chị em Thúy Kiều - Thúy Vân, tác giả sử dụng “ân cần hỏi han, rằng” kết hợp cùng dấu “:” để thông báo cho người đọc.
+ Miêu tả được cụ thể, chi tiết nội tâm, hành động, biểu cảm, tâm trạng của Thúy Kiều - Thúy Vân.
Câu 2: Xác định số dòng thơ biểu đạt lời của mỗi nhân vật. Chỉ ra sự khác biệt về độ dài (tính bằng số dòng thơ) giữa lời thoại của hai nhân vật và giải thích sự khác biệt ấy.
Bài làm
- Số dòng thơ biểu đạt lời của nhân vật Thúy Kiều: 38 câu (719 - 756)
- Số dòng thơ biểu đạt lời của nhân vật Thúy Vân: 4 câu (715 - 718)
- Độ dài (tính bằng số dòng thơ) của những dòng thơ biểu đạt lời của Thúy Kiều nhiều hơn Thúy Vân.
- Có sự khác biệt giữa lời thoại của hai nhân vật ấy bởi:
+ Thúy Kiều là nhân vật chính, là nhân vật trung tâm thể hiện tư tưởng, suy nghĩ, nội dung của tác giả trong tác phẩm.
+ Hơn nữa, tác giả muốn để Thúy Kiều diễn tả tình cảnh, lí do, tâm trạng nội tâm của mình để người đọc nắm rõ → từ đó người đọc có cái nhìn cụ thể, chi tiết về suy nghĩ, tư tưởng, nội tâm nhân vật.
+ Đồng thời, nội dung chủ đạo của văn bản là khung cảnh “trao duyên” của Thúy Kiều cho Thúy Vân cho nên Kiều là phía chủ động, có nhiều lời dặn dò, nhờ cậy. Ngược lại Thúy Vân, là người bị bất ngờ, bị động nên còn bất ngờ không kịp nói hay hành động gì.
Câu 3: Lời thoại của Thuý Vân có vai trò như thế nào đối với sự tiến triển của câu chuyện?
Bài làm
Lời thoại của Thúy Vân có vai trò làm tiền đề, là chiếc chìa khóa mở ra nội dung của câu chuyện, đóng vai trò quan trọng với sự tiến triển của câu chuyện. Nhờ vào câu hỏi han ân cần của Thúy Vân mà Thúy Kiều mới bày tỏ lòng mình và mở lời nhờ cậy em mình.
Lời thoại của Thúy Vân tuy có dung lượng ngắn nhưng lại là chi tiết vàng, ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến sự tiến triển của toàn bộ câu chuyện trong đoạn trích “Trao Duyên”.
Câu 4: Tóm tắt lời thoại của Thuý Kiều và cho biết:
Bài làm
Câu 5: Chỉ ra sự thay đổi trong tâm trạng của Thuý Kiều trước, trong và sau khi trao kỉ vật cho Thuý Vân.
Bài làm
Sự thay đổi trong tâm trạng của Thúy Kiều trước, trong và sau khi trao kỉ vật cho Thúy Vân:
- Trước khi trao kỉ vật:
+ Buồn bã, phiền lòng vì hoàn cảnh tình yêu của mình và chàng Kim.
+ Khi Thúy Vân mở lời hỏi han, Thúy Kiều mở lời nhờ cậy, giãi bày, thuyết phục của Thúy Kiều với Thúy Vân trước một sự việc hệ trọng mà nàng sắp thực hiện.
- Trong khi trao kỉ vật:
+ Sự giằng xé trong tâm trạng của Thúy Kiều: Cây đàn hồ ngày nào đàn cho kim trọng và mảnh trầm hương ngày nào từng chứng kiến lời thề cũng để lại cho em như là của tin. Đối với chị chúng đã trở thành quá khứ xa xôi. Đến đây kiểu lại cảm thấy mình như người đã chết. Kiều đã mất hết niềm tin vào hiện tại.
+ Một khối mâu thuẫn lớn trong tâm trạng Thúy Kiều: trao kỉ vật cho em mà lời gửi trao chất chứa bao đau đớn, giằng xé và chua chát
- Sau khi trao kỉ vật:
+ Từ khi trao lại kỷ vật, Kiều dường như quên hẳn hiện tại, nàng chỉ sống với cái mai hậu hư vô của mình, vì nàng hi vọng em và chàng Kim tương lai sẽ được hạnh phúc. Hiện tại với nàng chỉ là con số không.
+ Kiều tự cảm thấy có lỗi rất lớn với Kim Trọng, cho nên gửi lại chàng trăm lạy, nghìn lạy.
+ Kiều than thở và với Kim Trọng, thương xót cho Kim. "Thôi thôi" cũng là tiếng than tiếc và dằn vặt, là sự xác nhận cho sự phụ bạc của mình.
Câu 6: Xác định chủ đề của văn bản "Trao duyên" và cho biết, phần văn bản này có vai trò thế nào trong việc góp phần thể hiện chủ đề chính của "Truyện Kiều".
Bài làm
- Chủ đề của văn bản Trao duyên: bi kịch trong tình yêu của Thúy Kiều.
- Văn bản Trao duyên có vai trò quan trọng trong việc góp phần thể hiện chủ đề của Truyện Kiều. Phần văn bản này tạo ra sự liên kết giữa các nhân vật trong câu chuyện và giúp độc giả hiểu rõ hơn về cảm xúc và tâm trạng của Thúy Kiều. Đồng thời giúp người đọc cảm nhận được sự đau khổ trong bi kịch tình yêu của Kiều và nhận thức được giá trị của tình yêu và sự chung thủy trong cuộc sống.
2. Bài soạn tác phẩm 'Trao duyên' - phiên bản 5
Tác giả
Tác giả Nguyễn Du
- Tiểu sử
- Nguyễn Du (1765 – 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.
* Thời đại:
- Đầy biến động: giang sơn mấy lần đổi chủ.
- Chế độ phong kiến suy tàn, phong trào khởi nghĩa nông dân nổi lên khắp nơi.
→ Suy ngẫm về cuộc đời và thế thái nhân sinh.
* Quê hương – gia đình:
- Quê hương:
+ Quê cha: Hà Tĩnh → giàu truyền thống văn hóa, hiếu học.
+ Quê mẹ: Bắc Ninh – cái nôi của dân ca quan họ.
+ Nguyễn Du sống chủ yếu ở Thăng Long → Mảnh đất nghìn năm văn hiến.
+ Quê vợ: Thái Bình, nhiều truyền thống văn hóa.
→ Tiếp nhận văn hóa nhiều vùng miền tạo tiền đề cho sự tổng hợp tài năng nghệ thuật.
- Gia đình:
+ Sinh ra và trưởng thành trong gia đình quý tộc phong kiến quyền quý:
> Cha: Nguyễn Nghiễm, từng làm Tể Tướng trong triều Lê.
> Anh là Nguyễn Khản, làm chức Tham tụng (ngang Thừa tướng) trong phủ chúa Trịnh.
→ Có điều kiện dùi mài kinh sử và am hiểu vốn văn hóa văn học bác học.
+ Mẹ: Trần Thị Tần: quê ở Bắc Ninh, thông minh xinh đẹp, nết na.
→ Hiểu biết về văn hóa dân gian.
→ Gia đình nhiều đời làm quan, có truyền thống văn học, thích hát xướng.
* Bản thân:
- Thời thơ ấu và thanh niên (1765 – 1789): Sống sung túc, hào hoa ở kinh thành Thăng Long trong gia đình quyền quý → Là điều kiện để có những hiểu biết về cuộc sống ông phong lưu của giới quý tộc phong kiến.
- Mười năm gió bụi (1789 – 1802): Sống cuộc đời nghèo khổ, phong trần, gió bụi
→ Đem lại cho Nguyễn Du vốn sống thực tế gần gũi với quần chúng, học tập ngôn ngữ dân tộc và thôi thúc ông suy ngẫm về cuộc đời con người.
- Từ khi ra làm quan triều Nguyễn (1802 – 1820): Giữ nhiều chức vụ cao, được đi nhiều nơi, được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc. → Giúp ông mở mang, nâng tầm khái quát về xã hội, con người.
- Ông mất tại Huế 1820.
→ Tiểu kết: Cuộc đời Nguyễn Du trải qua nhiều biến cố thăng trầm nhưng chính hoàn cảnh ấy tạo cho ông vốn sống phong phú, tâm hồn sâu sắc.
- Sự nghiệp sáng tác
Tác phẩm chính
* Sáng tác bằng chữ Hán: Còn khoảng 249 bài
- Thanh Hiên thi tập (78 bài), sáng tác ở Thái Bình và Tiên Điền.
- Nam Trung tạp ngâm (40 bài), sáng tác khi làm quan ở Quảng Bình.
- Bắc Hành tạp lục (131 bài), sáng tác khi đi sứ ở Trung Quốc.
* Sáng tác bằng chữ Nôm:
- Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều);
- Văn chiêu hồn (Văn tế thập loại chúng sinh);
Một vài đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Du
* Đặc điểm nội dung:
- Đề cao xúc cảm (tình).
+ Thể hiện tình cảm chân thành, cảm thông sâu sắc của tác giả đối với cuộc sống và con người, đặc biệt là những con người bé nhỏ, những số phận bất hạnh, những người phụ nữ tài hoa bạc mệnh (Thuý Kiều, Đạm Tiên...).
+ Triết lí về thân phận bất hạnh của phụ nữ trong xã hội cũ, đề cập đến vấn đề thân phận người phụ nữ tài hoa bạc mệnh.
+ Khái quát bản chất tàn bạo của chế độ phong kiến chà đạp quyền sống của con người.
+ Đề cao quyền sống của con người, đồng cảm và ca ngợi tình yêu tự do, khát vọng hạnh phúc (mối tình Kim- Kiều, nhân vật Từ Hải).
+ Bài ca tình yêu tự do và ước mơ công lí.
+ Tiếng khóc cho số phận con người: khóc cho tình yêu trong trắng, chân thành bị tan vỡ; khóc cho tình cốt nhục bị lìa tan; khóc cho nhân phẩm bị chà đạp; khóc cho thân xác con người bị đày đoạ.
+ Bản cáo trạng đanh thép: tố cáo thế lực đen tối trong xã hội phong kiến, phanh phui sức mạnh làm tha hoá con người của đồng tiền.
* Đặc điểm nghệ thuật:
- Thành công trong nhiều thể loại: ngũ ngôn cổ thi, ngũ ngôn luật, thất ngôn luật và ca, hành.
- Thơ lục bát, song thất lục bát đạt đến đỉnh cao.
- Vận dụng thành công các điển cố, điển tích trong văn học Trung Hoa, Việt hoá nhiều ngôn ngữ Hán.
→ Nguyễn Du đã góp phần trau dồi ngôn ngữ văn học dân gian, làm giàu cho tiếng Việt.
Tác phẩm
Tác phẩm Trao duyên
- Tìm hiểu chung
Truyện Kiều
* Nguồn gốc: Từ cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc).
* Giá trị nội dung:
- Tiếng khóc cho số phận con người: khóc cho tình yêu trong sáng, khóc cho nhân phẩm bị chà đạp...
- Lời tố cáo mạnh mẽ, đanh thép: Tố cáo thế lực đen tối của xã hội phong kiến, kẻ chà đạp lên quyền sống của con người.
- Bài ca tình yêu tự do và ước mơ công lý.
* Giá trị nghệ thuật:
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật.
- Nghệ thuật kể chuyện.
- Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ.
- Vị trí, xuất xứ đoạn trích
- Gia đình gặp tai biến, Kiều phải bán mình chuộc cha. Trước khi theo Mã Giám Sinh. Kiều đã nhờ Vân “trả nghĩa” cho Kim Trọng.
- Đoạn trích thuộc phần 2 - Gia biến và lưu lạc (từ câu 723 đến câu 756).
- Bố cục
+ 12 câu đầu: Lời nhờ cậy và thuyết phục trao duyên cho Thúy Vân của Thúy Kiều.
+ 14 câu tiếp: Thúy Kiều trao kỉ vật và dặn em.
+ 8 câu cuối: Thúy Kiều đối diện với thực tại và lời nhắn gửi cho Kim Trọng.
- Tìm hiểu chi tiết
12 câu thơ đầu: Lời nhờ cậy và thuyết phục trao duyên cho Thúy Vân của Thúy Kiều
* 2 câu đầu: Lời nhờ cậy
- Lời nói:
Từ tác giả sử dụng
Từ có thể thay thế
"Cậy": thanh trắc tạo âm điệu nặng nề, gợi sự quằn quại, đau đớn, vật vã trong nội tâm của Thúy Kiều.
- Là nhờ vả, trông mong tin tưởng, gửi gắm niềm hi vọng thiết tha.
"Nhờ": thanh bằng làm giảm phần nào cái quằn quại, đau đớn, khó nói của Kiều.
"Chịu": nài ép phải nhận lời.
"Nhận": có phần nào tự nguyện.
- Hành động:
+“Lạy”: trang nghiêm, hệ trọng.
+“Thưa”: kính cẩn, trang trọng với bề trên hoặc với người mình hàm ơn.
→ Lời nhờ cậy chứng tỏ:
+ Việc Kiều nhờ em rất thiêng liêng.
+ Kiều đặt Vân vào hoàn cảnh không thể từ chối.
+ Kiều đang trong một hoàn cảnh đặc biệt khác thường, nài ép Vân phải nhận.
* 10 câu thơ tiếp: Lí lẽ thuyết phục Thúy Vân
- 4 câu thơ tiếp: Kể về mối tình với chàng Kim
+ “đứt gánh tương tư”: mối tình dở dang, đứt quãng.
+ “mối tơ thừa”: mối tình duyên Kim - Kiều; “chắp mối”: Thúy Vân là người nhận lại mối tình dang dở.
+ “Quạt ước, chén thề”: Là một điển tích gợi hình ảnh hai người tặng nhau quạt để tỏ ý trăm năm, uống rượu cùng nhau để thề nguyền chung thủy.
→ Bằng những thành ngữ, những điển tích, những ngôn ngữ giàu hình ảnh, điệp từ “khi” đã vẽ nên một mối tình nồng thắm nhưng mong manh, dang dở và đầy bất hạnh của Kim - Kiều.
- 6 câu thơ sau: Những lí do khiến Kiều trao duyên cho em
+ Gia đình gặp biến cố lớn “sóng gió bất kì”.
→ Kiều buộc phải chọn 1 trong 2 con đường là “hiếu” và “tình”. Cuối cùng, nàng đành chọn hi sinh tình → Kiều đã gợi ra tình cảnh ngang trái, khó xử của mình để Vân thấu hiểu.
+ “Ngày xuân em hãy còn dài” → Vân vẫn còn trẻ, còn cả tương lai phía trước.
+ “Xót tình máu mủ thay lời nước non”
→ Kiều thuyết phục em bằng tình cảm ruột thịt.
+ Thành ngữ “Thịt nát xương mòn” và “ngậm cười chín suối”: Kiều tưởng tượng đến cái chết của mình → gợi sự thương cảm ở Thúy Vân.
→ Cách lập luận hết sức chặt chẽ, thấu tình.
→ Thúy Kiều là người sắc sảo tinh tế, khéo léo, có đức hi sinh, một người con hiếu thảo, trọng tình nghĩa.
14 câu thơ tiếp (từ câu 13 đến câu 26): Thúy Kiều khi trao kỉ vật và dặn dò em
* 6 câu thơ đầu (từ câu 13 đến câu 18).
- Trao kỉ vật: “Chiếc vành, bức tờ mây, phím đàn, mảnh hương nguyền”
→ Những kỉ vật thiêng liêng của Kiều với Kim Trọng.
- Lời dặn dò 1: “Duyên này thì giữ” >< “vật này của chung”:
+ “Duyên này”: tình riêng của Kiều với Kim Trọng.
+ “Của chung” → của Kim, Kiều → nay còn là của Vân.
→ Tâm trạng Kiều đầy mâu thuẫn: lí trí >< tình cảm, hành động >< lời nói.
Vì: Kiều đang phải chia li, vĩnh biệt mối tình đầu tươi đẹp nên đang nuối tiếc về mối tình đầu dang dở.
+ “Của tin”: phím đàn, mảnh hương nguyền → những kỉ vật gắn bó, chứng giám tình yêu của Kim - Kiều trong đêm trăng thề nguyền. → “của tin” – tình cảm thiêng liêng mà nàng giữ lại cho mình.
→ Trao duyên chỉ là hình thức.
* 8 câu thơ tiếp (từ câu 19 đến câu 26)
- Lời dặn dò 2:
+ Từ ngữ giả định: “mai sau”, “dù có”.
→ Kiều tưởng tượng về cảnh ngộ của mình trong tương lai.
+ Hình ảnh: “lò hương”, “ngọn cỏ lá cây”, “hiu hiu gió”, “hồn”, “thân bồ liễu”, “đền nghì trúc mai”, “dạ đài”, “giọt nước”, “người thác oan”… => nhắc nhiều đến cái chết.
→ Kiều coi mình như đã chết. Kiều vẫn đang nuối tiếc, xót xa những kỉ niệm hạnh phúc, vẫn hi vọng mong manh về sự sum họp.
→ Tình cảm của Kiều dành cho Kim Trọng rất sâu sắc và mãnh liệt.
8 câu thơ cuối ( từ câu 27 đến câu 34): Thúy Kiều đối diện với thực tại và lời nhắn nhủ cho Kim Trọng
- Hiện tại: "trâm gãy gương tan", "tơ duyên ngắn ngủi", "phận bạc như vôi", "nước chảy hoa trôi": đau xót, tan vỡ, cay đắng.
- Quá khứ: "muôn vàn ái ân": hạnh phúc, tươi đẹp.
→ Hình dung về quá khứ tươi đẹp, Kiều càng đau đớn, tuyệt vọng
- “Phụ chàng”: Kiều tạ lỗi, nhận hết phần lỗi về mình → Nàng là người có đức hi sinh cao cả và giàu lòng vị tha.
- Điệp từ: “Kim lang”: Kim Trọng
+ Đoạn đầu: gọi Kim Trọng là “chàng” – người yêu
+ Ở đây: gọi "Kim lang” – chồng: Kiều đã thực sự nên duyên phận với Kim Trọng bằng tình yêu mãnh liệt.
→ Diễn tả tâm trạng đau đớn của Thúy Kiều.
- Giá trị nội dung
Là lời nhờ cậy, giãi bày, thuyết phục của Thúy Kiều với Thúy Vân trước một sự việc hệ trọng mà nàng sắp thực hiện.
- Giá trị nghệ thuật
- Ngôn ngữ: kết hợp hài hòa giữa cách nói trang trọng, văn hoa và giản dị, nôm na của cách nói dân gian.
- Sử dụng các điển tích đi đôi với các thành ngữ: "tình máu mủ", "lời nước non", "thịt nát xương mòn", "ngậm cười chín suối"…
→ Sự chính xác, tinh tế trong cách sử dụng ngôn từ và xây dựng hình tượng nhân vật của Nguyễn Du.
3. Bài soạn 'Trao duyên' - phiên bản 6
Phân tích văn bản 'Trao duyên'.
Giải thích:
Trong lúc tình yêu giữa Thúy Kiều và Kim Trọng đang rực rỡ, Kim Trọng phải trở về Liêu Dương để chịu tang chú. Trong khi đó, tai họa ập đến gia đình Thúy Kiều. Tài sản bị bọn sai nha vét sạch, cha và em trai Thúy Kiều bị bắt và đánh đập. Quan lại đòi hối lộ “ba trăm lạng thì mới giải quyết”. Trước hoàn cảnh bi thương đó, Thúy Kiều, một người tràn đầy tình cảm và lòng hy sinh, không còn cách nào khác ngoài việc bán mình để cứu cha và em. Nhưng mối tình với Kim Trọng thì sao? Thúy Kiều vô cùng đau khổ. Cuối cùng, nàng quyết định nhờ em thay mình lấy Kim Trọng. Đoạn 'Trao duyên' trong 'Truyện Kiều' thật cảm động, phản ánh một cảnh tượng đau thương chưa từng có trong văn học nhân loại.
Dựa trên cốt truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Nguyễn Du đã khắc họa lại chi tiết trao duyên một cách sống động. Khi 'Thúy Vân chợt tỉnh giấc xuân', thấy chị mình đang thổn thức giữa đêm khuya, Vân đã ân cần hỏi han. Thúy Kiều dù khó nói, nhưng đã tâm sự với em về tình cảm chân thành:
“Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa,
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc, em.”
Nguyễn Du đã chọn từ “cậy” để diễn tả sự nhờ vả với niềm tin không thể từ chối, cùng với cử chỉ thiêng liêng “lạy”. Tình yêu với Kim Trọng sâu nặng và thiêng liêng đến mức không thể diễn tả hết bằng lời. Trong đêm khuya, Thúy Kiều đã tâm sự với em:
“Kể từ khi gặp chàng Kim,
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề,
Sự đâu sóng gió bất kỳ,
Hiếu tình không lẽ hai bề vẹn hai.”
Thúy Kiều đã kể lại nhanh những sự kiện mà Thúy Vân cũng đã chứng kiến, nhưng có một điều Thúy Vân không thể hiểu: “Hiếu tình không lẽ hai bề vẹn hai”. Qua lời Thúy Kiều, Nguyễn Du chỉ trích xã hội bắt con người phải lựa chọn giữa những giá trị không thể phân chia. Thúy Kiều đau đớn chọn chữ “hiếu”, coi tình yêu như không còn tồn tại. Mỗi lời của nàng không phải là nước mắt mà là máu chảy trong lòng.
“Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ thay lời nước non,
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.”
Thúy Kiều mong Kim Trọng hạnh phúc dù nàng đau khổ. Nàng trao cho em những kỉ vật với chàng Kim:
“Chiếc vành với bức tờ mây,
Duyên này thì giữ, vật này của chung.”
Tình cảm vẫn còn trừu tượng, kỉ vật thì hiện hữu, nên Thúy Kiều đau đớn khi trao “chiếc vành với bức tờ mây” cho em. Nàng dặn em giữ gìn kỉ vật và yêu thương linh hồn nàng trên cõi đời này:
“Mai sau dù có bao giờ,
Đốt lò hương ấy, so tơ phím nàv.
Trông ra ngọn cỏ lá cây,
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.
Hồn còn mang nặng lời thề,
Nát thân bồ liễu, đền nghì trúc mai.”
Thúy Kiều hình dung mình chỉ còn là bóng ma, với lời hứa sẽ hiện lên trong hương trầm và âm nhạc. Dù thể xác đã tan vỡ, hồn nàng vẫn còn quanh quẩn, làm chấn động cả vũ trụ. Nàng than khóc với Kim Trọng:
“Trăm nghìn gửi lạy tình quân,
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi,
Phận sao phận bạc như vôi!
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.”
Nàng trách mình “phận bạc”, “hoa trôi”. Với Kim Trọng, nàng còn cảm thấy tội lỗi khi phụ chàng. Chính tâm lý đó khiến nàng kêu thương thấu trời:
“Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang,
Thôi thôi! Thiếp đã phụ chàng từ đây!”
Đoạn “Trao duyên” trong “Truyện Kiều” là một khúc “đoạn trường” trong thiên “Đoạn trường tân thanh”. Nguyễn Du đã khắc họa đoạn “Trao duyên” sâu sắc và độc đáo, đối lập hai tính cách của hai chị em: con người bình thường và phi thường. Thúy Vân hồn nhiên, còn Thúy Kiều đau đớn. Nguyễn Du đã miêu tả tâm lý nhân vật, đạt đến nghệ thuật biện chứng của tâm hồn. Qua đoạn “Trao duyên”, chúng ta cảm nhận được Thúy Kiều là cô gái giàu tình cảm, hi sinh, nhưng phải chịu đựng đau thương từ khi mới vào đời. Như Mộng Liên Đường đã nói, khúc đoạn trường này như có máu và nước mắt của Nguyễn Du, và hơn hai trăm năm qua, những giọt nước mắt nhân tình ấy vẫn chưa khô.”
4. Bài viết về 'Trao duyên' - mẫu số 1
* Chuẩn bị đọc:
Câu hỏi (trang 38 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Trong cuộc sống, đôi khi có những điều rất khó nói, nhưng vẫn phải tìm cách nói ra để nhận được sự cảm thông, chia sẻ của một người nào đó. Đã bao giờ bạn gặp một tình huống như vậy chưa? Hãy chia sẻ với các bạn hoặc lắng nghư chia sẻ của bạn về trải nghiệm dó.
Trả lời:
- Đó là lần bản thân bị điểm kém trong bài thi văn cuối học kì. Do lo sợ bị bố mẹ mắng nên không dám nói ra. Sau một thời gian suy nghĩ kĩ, em đã quyết định nói với bố mẹ và mong bố mẹ có thể chia sẻ với mình.
* Trải nghiệm cùng văn bản:
Theo dõi: Phân biệt lời của người kể chuyện và lời của nhân vật trong đoạn này.
- Lời người kể chuyện từ “Nỗi riêng riêng những bàn hoàn……Dưới đèn ghé đến ân cần hỏi han:”
- Lời nhân vật (xác định được thông qua dấu ngoặc kép để ngăn cách lời người kể. lời nói của nhân vậtvật và dấu hai chấm để thông báo cho người đọc đoạn thoại của nhân vật ở đoạn sau): “Cơ trời dâu bể đa đoan ... Nỗi riêng còn mắc mối tình chi đây?” và câu thơ “Lòng đương thổn thức đầy”
Suy luận: Cách mở đầu cho câu chuyện sắp nói với Thuý Vân của Kiều có gì khác thường?
- Hai từ “cậy em” làm toát lên sự tin tưởng đến mức tuyệt đối của Thúy Kiều ở người em gái thân yêu, trong lời mở đầu ấy chứa đựng sự dằn vặt, day dứt và mới khiến Kiều trở nên băn khoăn, ngập ngừng.
- Kiều là chị, vai vế và tuổi tác lớn hơn Thúy Vân nhưng lại có hành động “lạy rồi sẽ thưa”.
→ Cách mở đầu cho câu chuyện sắp nói với Thúy Vân của Kiều đã giúp cho không khí của thời khắc “trao duyên” trở nên trang trọng hơn bao giờ hết.
Tưởng tượng: Bạn hình dung thế nào về dáng vẻ, tâm trạng, giọng nói của Thuý Kiều trong đoạn từ dòng thơ 741 đến dòng 756 ở cuối văn bản?
- Kiều giằng xé trong nội tâm, đau đớn và nhớ thương Kim Trọng. Tâm trạng đau đớn đến cùng cực của Thúy Kiều khi hướng về tình yêu của mình và Kim Trọng.
* Suy ngẫm và phản hồi:
Nội dung chính:
Đoạn trích thể hiện bi kịch trong tình yêu của Thúy Kiều qua đó thể hiện tiếng kêu đau đớn của tác giả về số phận con người trong xã hội phong kiến.
Câu 1 (trang 41 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Việc “trao duyên” và cuộc trò chuyện giữa chị em Thuý Kiều – Thuý Vân được thuật lại theo ngôi kể nào? Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết điều đó?
Trả lời:
- Việc “trao duyên” và cuộc trò chuyện giữa chị em Thuý Kiều – Thuý Vân được thuật lại từ ngôi thứ ba.
- Dấu hiệu nhận biết:
+ Sự phân biệt giữa lời của người kể chuyện (bốn dòng thơ đầu, từ “rằng”, hai dòng thơ cuối) và lời của nhân vật (đánh dấu bằng dấu hai chấm, dấu gạch ngang và trích dẫn nguyên văn lời của các nhân vật) cho thấy câu chuyện do một người kể chuyện (không phải nhân vật) kể lại.
+ Cách người kể chuyện gọi tên nhân vật (“Thuý Vân”) và cách thuật lại nguyên văn từ ngữ xưng gọi “chị”, “em” giữa hai chị em Thuý Kiều – Thuý Vân.
Câu 2 (trang 41 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Xác định số dòng thơ biểu đạt lời của mỗi nhân vật. Chỉ ra sự khác biệt về độ dài (tính bằng số dòng thơ) giữa lời thoại của hai nhân vật và giải thích sự khác biệt ấy.
Trả lời:
Nhân vật
Thúy Vân
Thúy Kiều
Số dòng thơ biểu đạt
lời thoại.
4 dòng (thơ lục bát)
38 dòng (thơ lục bát)
Tỉ lệ trên toàn văn bản.
4/48
38/48
Có sự khác biệt rất lớn về độ dài giữa lời thoại của Thúy Kiều so với lời thoại của Thúy Vân, vì: Thúy Kiều là người kể, người nói chính, nhờ cậy, gửi gắm, do vậy cần một câu chuyện có đầu có đuôi, đầy tâm trạng và nỗi niềm. Lời của Kiều nhằm thực hiện mục đích thuyết phục một vấn đề hết sức tế nhị, khó khăn. Trong khi đó, Thúy Vân là người nghe, chia sẻ; chỉ cần “hỏi han” gợi chuyện cho Kiều bày tỏ.
Câu 3 (trang 41 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Lời thoại của Thuý Vân có vai trò như thế nào đối với sự tiến triển của câu chuyện?
Trả lời:
Những lời thoại của Thuý Vân lại chiếm giữ nhiều vai trò quan trọng đối với sự tiến triển của câu chuyện:
- Lời “ân cần hỏi hạn” của Thuý Vân là một cách mang lại tình cảm chị em ấm áp đối với người chị đang rất mực cô đơn với gánh nặng tinh thần chưa biết chia sẻ cùng ai.
- Lời của Thuý Vân đã tạo một tình huống, cơ hội tự nhiên cho Thuý Kiều kể chuyện, bày tỏ nỗi lòng.
- 'Thuý Kiều được lời như cởi tấm lòng, mạnh bạo, tự tin để trao duyên, nhờ em thay mình lấy Kim Trọng.
- Thuý Vân chỉ ăn cẩn hỏi han rồi lặng lẽ, chăm chú lắng nghe (không ngắt lời chị), nhờ đó câu chuyện và ý nguyện “trao duyên” của Kiều được biểu đạt đầy đủ, trọn vẹn (đến mức nói xong nàng ngất đi).
Câu 4 (trang 41 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Đọc kĩ lời thoại của Thuý Kiều và cho biết:
Trả lời:
– Thuý Kiều đang nói với Thuý Vân mà như đang nói với Kim Trọng (đối thoại với người nghe vắng mặt, vẽ thực chất cũng gần như độc thoại): Trăm nghìn gửi lạy tình quân, Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi.
– Thuý Kiều đang nói Kim Trọng mà như đang nói với chính mình (độc thoại trong khi đối thoại): Phận sao phận bạc như vôi, Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
– Thuý Kiều đang nói với bản thân rồi lại đột nhiên nói vọng tới Kim Trọng (đối thoại mà như độc thoại): Ơi Kim Lang! Hơi Kim Lang! Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!
= > Các trường hợp trên là những lời nói ra, nhưng không phải nói với người đối diện. Cuối cuộc “trao duyên, dường như Thuý Kiều đã quên đi Thuý Văn đang trước mặt để chỉ nghĩ đến Kim Trọng và sự mất mát lớn lao của bản thân. Hình như nàng đang nói với người yêu vắng mặt (Kim Trọng đang ở Liêu Dương cách xa nghìn trùng) hoặc đang nói với chính mình (độc thoại). Đó không phải là lời nói thẩm trong lòng nên không phải là độc thoại nội tâm. Có thể gọi đó là dạng lời “nửa đối thoại nửa độc thoại” (hay lời “độc thoại hoá đối thoại” theo quan niệm của Trần Đình Sử).
= > Dạng lời thoại như vậy có tác dụng thể hiện tâm trạng phức tạp của Thuý Kiều trong cuộc “trao duyên”. Nguyễn Du đã hiểu rõ tâm trạng đó và miêu tả một cách tường tận, sinh động với khả năng thấu cảm của một nghệ sĩ thiên tài.
Câu 5 (trang 41 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Chỉ ra sự thay đổi trong tâm trạng của Thuý Kiều trước, trong và sau khi trao kỉ vật cho Thuý Vân.
Trả lời:
- Trước khi trao kỉ vật: Kiều một mình đắm chìm trong trạng thái bối rối, thao thức, dằn vặt cao độ: Nỗi riêng riêng những bàn hoàn Dầu chong trắng đĩa, lệ tràn thấm khăn. Khi cơ hội đến từ lời “hỏi han” ân cần của Thuý Vân, Thuý Kiều trước hết nói đến sự khó xử của mình: Hở môi ra cũng thẹn thùng/ Để lòng thì phụ tấm lòng với ai; sau đó là lời cậy nhờ tha thiết: Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em...
- Khi trao kỉ vật:
+ Thuý Kiều nói rõ từng thứ một: chiếc vành (vòng xuyến mà Kim Trọng tặng Thuý Kiều); bức tờ mây (bức chữ thể nguyền, giao ước kết đôi giữa hai người); phím đàn (phím đàn mà Thuý Kiều từng gảy cho Kim Trọng nghe); mảnh hương nguyền (mảnh hương trầm đốt trong đêm thề nguyền còn sót lại) ... Đó đều là những thứ vô cùng quý giá đối với Kiều, nhưng đã trao duyên thì đành phải trao kỉ vật làm tin.
+ Thuý Kiều đã phải vượt lên trên sự dằn vặt, lưu luyến, tiếc nuối khi dùng đến các từ ngữ chỉ kỷ vật như “của chung” (Duyên này thì giữ vật này của chung), “ngày xưa” (Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa); trong lời nói với Thuý Vân, nàng hình dung mai sau mình trở về như một hồn ma trong gió và cầu xin một niềm cảm thương, một ân huệ khiêm nhường nhất: Dạ đài cách mặt khuất lời/ Rảy xin chén nước cho người thác oan.
- Sau khi trao kỉ vật:
+ Trao xong kỉ vật, Kiểu càng nghĩ nhiều đến Kim Trọng và tình yêu. Tình cảm nàng dành cho Kim Trọng và mối tình đầu phải tính đếm bằng “muôn vàn”; ân tình nàng dành cho Kim Trọng cũng không sao kể xiết nên đã bái biệt bằng “trăm nghìn... lạy” ...
+ Chợt nghĩ đến phận mình, nàng lâm vào trạng thái tột cùng đau khổ, dằn vặt trước sự thật phũ phàng, mất mát không thể bù đắp (Phận sao phận bạc như vôi/ Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng). Rồi nàng nức nở gọi tên Kim Trọng và nói lời vĩnh biệt xót xa: Ôi Kim Lang Hỡi Kim Lang! Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!.
Có lẽ Thuý Kiều đã dành hết sự tỉnh táo cuối cùng để hoàn thành cái việc rất khó là thuyết phục Thuý Vân thay mình lấy Kim Trọng. Vì thế, sau khi trao duyên, đối diện với Kim Trọng và với lương tâm thì đã quá sức chịu đựng của nàng. Phải là người từng tích luỹ biết bao nhiêu “những điều trông thấy mà đau đớn lòng” trước những “bể dâu” và phải là người có “con mắt nhìn suốt sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời thì tác giả mới có thể miêu tả được nỗi lòng Thuý Kiều sâu sắc, thần tình như vậy.
Câu 6 (trang 41 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Xác định chủ đề của văn bản Trao duyên và cho biết, phần văn bản này có vai trò như thế nào trong việc góp phần thể hiện chủ đề của Truyện Kiều.
Trả lời:
- Chủ đề của VB Trao duyên: Lời nói, tâm trạng, cảm xúc của Thuý Kiều khi thuyết phục Thuý Vân thay mình lấy Kim Trọng.
- Vai trò của VB Trao duyên trong việc thể hiện chủ đề chung của Truyện Kiều: Nếu xem chủ đề chung của Truyện Kiều là tiếng kêu đau thương về cuộc đời ba chìm bảy nổi của nàng Kiểu thì Trao duyên là tiếng kêu trước nỗi đau đầu đời của nàng. Nỗi đau này kéo theo nhiều nỗi đau khác trong suốt mười lăm năm lưu lạc của Kiều.
* Bài tập sáng tạo (trang 41 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Vẽ một bức tranh hay dựng một hoạt cảnh sân khấu hóa về cuộc trao duyên.
5. Bài giảng 'Trao duyên' - mẫu 2
Nội dung chính
Đoạn trích thể hiện bi kịch trong tình yêu của Thúy Kiều qua đó thể hiện tiếng kêu đau đớn của tác giả về số phận con người trong xã hội phong kiến.
Trước khi đọc
Câu hỏi (trang 38, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Trong cuộc sống, đôi khi có những điều rất khó nói, nhưng vẫn phải tìm cách nói ra để nhận được sự cảm thông, chia sẻ của một người nào đó. Đã bao giờ bạn gặp một tình huống như vậy chưa? Hãy chia sẻ với bạn hoặc lắng nghe chia sẻ của bạn về trải nghiệm đó.
Phương pháp giải:
Từ những trải nghiệm của bản thân trong cuộc sống hoặc lắng nghe từ bạn, chia sẻ về lần có điều khó nói, nhưng vẫn phải tìm cách nói ra để nhận được sự cảm thông, chia sẻ của một người nào đó.
Lời giải chi tiết:
Đó là lần em bị điểm kém trong một bài thi rất quan trọng. Em biết bố mẹ đặt kì vọng rất lớn ở em nên không dám nói điều đó ra. Sau một thời gian bình tĩnh lại, em đã quyết định chia sẻ với bố mẹ về suy nghĩ của bản thân.
Trong khi đọc 1
Câu 1 (trang 39, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Phân biệt lời của người kể chuyện và lời của nhân vật trong đoạn này.
Phương pháp giải:
Đọc lại đoạn thơ mà đề bài đề cập tới, dựa vào những đặc điểm, dấu hiệu của đối thoại, độc thoại để xác định lời người kể chuyện và lời nhân vật.
Lời giải chi tiết:
- Lời người kể chuyện từ “Nỗi riêng riêng những bàn hoàn……Dưới đèn ghé đến ân cần hỏi han:”
- Lời nhân vật (xác định được thông qua dấu ngoặc kép để ngăn cách lời người kể. lời nói của nhân vậtvật và dấu hai chấm để thông báo cho người đọc đoạn thoại của nhân vật ở đoạn sau): “Cơ trời dâu bể đa đoan,.....Nỗi riêng còn mắc mối tình chi đây?” và câu thơ “Lòng đương thổn thức đầy”
Trong khi đọc 2
Câu 2 (trang 39, SGK Ngữ văn 11, tập hai):
Cách mở đầu cho câu chuyện sắp nói với Thúy Vân của Kiều có gì khác thường?
Phương pháp giải:
Khai thác nội dung của đoạn thơ, nhận xét về cách mở đầu cho câu chuyện sắp nói với Thúy Vân của Kiều
Lời giải chi tiết:
Cách mở đầu cho câu chuyện sắp nói với Thúy Vân của Kiều khác thường ở chỗ:
- Hai từ “cậy em” của Thúy Kiều đã làm toát lên sự tin tưởng đến mức tuyệt đối của Thúy Kiều ở người em gái thân yêu.Trong lời mở đầu ấy chứa đựng sự dằn vặt, day dứt và mới khiến Kiều trở nên băn khoăn, ngập ngừng.
- Kiều là chị, vai vế và tuổi tác lớn hơn Thúy Vân nhưng lại có hành động “lạy rồi sẽ thưa”.
→ Thông qua hành động “lạy rồi sẽ thưa”, có thể thấy trước khi bắt đầu câu chuyện sắp nói với Thúy Vân, Thúy Kiều có thái độ cầu khẩn, nhờ cậy, e dè, thận trọng.
→ Cách mở đầu cho câu chuyện sắp nói với Thúy Vân của Kiều đã giúp cho không khí của thời khắc “trao duyên” trở nên trang trọng hơn bao giờ hết. Cách dẫn dắt tinh tế và sâu sắc ấy ở Thúy Kiều đã trở thành điều khiến Vân không thể không chú ý, không để tâm đến những lời mà chị mình sắp nói ra.
Trong khi đọc 3
Câu 3 (trang 40, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Bạn hình dung thế nào về dáng vẻ, tâm trạng, giọng nói của Thúy Kiều trong đoạn từ dòng thơ 741 đến dòng 756 ở cuối văn bản.
Phương pháp giải:
Từ nội dung của đoạn từ dòng thơ 741 đến 756 ở cuối văn bản để hình dung dáng vẻ, tâm trạng, giọng nói của Thúy Kiều.
Lời giải chi tiết:
Trong đoạn từ dòng thơ 741 đến dòng 756 ở cuối văn bản, dáng vẻ, tâm trạng, giọng nói của Thúy Kiều hiện lên:
- Kiều giằng xé trong nội tâm, đau đớn và nhớ thương Kim Trọng. Tâm trạng đau đớn đến cùng cực của Thúy Kiều khi hướng về tình yêu của mình và Kim Trọng
+ Những hình ảnh “lò hương, hồn,...” là những hình ảnh cuộc sống cõi âm, đầy thần linh, ma mị → Người đọc cảm nhận được sự đau đớn trong nội tâm đến chết của Thúy Kiều.
+ Mâu thuẫn lớn trong tâm trạng Thúy Kiều: trao kỉ vật cho em mà lời gửi trao chất chứa bao đau đớn, giằng xé và chua chát.
Sau khi đọc 1
Câu 1 (trang 41, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Việc “trao duyên” và cuộc trò chuyện giữa chị em Thúy Kiều - Thúy Vân được thuật lại theo ngôi kể nào? Những dấu hiệu nào góp phần giúp bạn nhận biết điều đó?
Phương pháp giải:
Thông qua việc “trao duyên” và cuộc trò chuyện giữa hai chị em Thúy Kiều - Thúy Vân, xác định dấu hiệu nhận biết và chỉ ra ngôi kể
Lời giải chi tiết:
- Việc “trao duyên” và cuộc trò chuyện giữa chị em Thúy Kiều - Thúy Vân được thuật lại theo ngôi kể thứ ba.
- Dấu hiệu nhận biết:
+ Người kể - tác giả không xưng “tôi” trong xuyên suốt nội dung tác phẩm.
+ Khi giới thiệu về hội thoại giữa hai chị em Thúy Kiều - Thúy Vân, tác giả sử dụng “ân cần hỏi han, rằng” kết hợp cùng dấu “:” để thông báo cho người đọc.
+ Miêu tả được cụ thể, chi tiết nội tâm, hành động, biểu cảm, tâm trạng của Thúy Kiều - Thúy Vân.
Sau khi đọc 2
Câu 2 (trang 41, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Xác định số dòng thơ biểu đạt lời của mỗi nhân vật. Chỉ ra sự khác biệt về độ dài (tính bằng số dòng thơ) giữa lời thoại của hai nhân vật và giải thích sự khác biệt ấy.
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung của văn bản, xác định số dòng thơ biểu đạt lời của Thúy Kiều - Thúy Vân và nhận xét, đưa ra sự khác biệt.
Lời giải chi tiết:
- Số dòng thơ biểu đạt lời của nhân vật Thúy Kiều: 38 câu (719 - 756)
- Số dòng thơ biểu đạt lời của nhân vật Thúy Vân: 4 câu (715 - 718)
- Độ dài (tính bằng số dòng thơ) của những dòng thơ biểu đạt lời của Thúy Kiều nhiều hơn Thúy Vân.
- Có sự khác biệt giữa lời thoại của hai nhân vật ấy bởi:
+ Thúy Kiều là nhân vật chính, là nhân vật trung tâm thể hiện tư tưởng, suy nghĩ, nội dung của tác giả trong tác phẩm.
+ Hơn nữa, tác giả muốn để Thúy Kiều diễn tả tình cảnh, lí do, tâm trạng nội tâm của mình để người đọc nắm rõ → từ đó người đọc có cái nhìn cụ thể, chi tiết về suy nghĩ, tư tưởng, nội tâm nhân vật.
+ Đồng thời, nội dung chủ đạo của văn bản là khung cảnh “trao duyên” của Thúy Kiều cho Thúy Vân cho nên Kiều là phía chủ động, có nhiều lời dặn dò, nhờ cậy. Ngược lại Thúy Vân, là người bị bất ngờ, bị động nên còn bất ngờ không kịp nói hay hành động gì.
Sau khi đọc 3
Câu 3 (trang 41, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Lời thoại của Thúy Vân có vai trò như thế nào đối với sự tiến triển của câu chuyện?
Phương pháp giải:
Theo dõi phần lời thoại của Thúy Vân và nhận xét vai trò của lời thoại ấy với sự tiến triển của câu chuyện
Lời giải chi tiết:
Lời thoại của Thúy Vân có vai trò làm tiền đề, là chiếc chìa khóa mở ra nội dung của câu chuyện, đóng vai trò quan trọng với sự tiến triển của câu chuyện. Nhờ vào câu hỏi han ân cần của Thúy Vân mà Thúy Kiều mới bày tỏ lòng mình và mở lời nhờ cậy em mình.
→ Lời thoại của Thúy Vân tuy có dung lượng ngắn nhưng lại là chi tiết vàng, ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến sự tiến triển của toàn bộ câu chuyện trong đoạn trích “Trao Duyên”
Sau khi đọc 4
Câu 4 (trang 41, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Đọc kĩ lời thoại của Thúy Kiều và cho biết:
Phương pháp giải:
Đọc kĩ lời thoại của Thúy Kiều, từ đó dựa vào nội dung, đặc điểm và các chi tiết nổi bật để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Sau khi đọc 5
Câu 5 (trang 41, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Chỉ ra sự thay đổi trong tâm trạng của Thúy Kiều trước, trong và sau khi trao kỉ vật cho Thúy Vân.
Phương pháp giải:
Phân tích những chi tiết nổi bật đồng thời dựa vào lời thoại của Thúy Kiều để chỉ ra sự thay đổi trong tâm trạng của Thúy Kiều trước, trong và sau khi trao kỉ vật cho Thúy Vân.
Lời giải chi tiết:
Sự thay đổi trong tâm trạng của Thúy Kiều trước, trong và sau khi trao kỉ vật cho Thúy Vân:
- Trước khi trao kỉ vật:
+ Buồn bã, phiền lòng vì hoàn cảnh tình yêu của mình và chàng Kim.
+ Khi Thúy Vân mở lời hỏi han, Thúy Kiều mở lời nhờ cậy, giãi bày, thuyết phục của Thúy Kiều với Thúy Vân trước một sự việc hệ trọng mà nàng sắp thực hiện.
- Trong khi trao kỉ vật:
+ Sự giằng xé trong tâm trạng của Thúy Kiều: Cây đàn hồ ngày nào đàn cho kim trọng và mảnh trầm hương ngày nào từng chứng kiến lời thề cũng để lại cho em như là của tin. Đối với chị chúng đã trở thành quá khứ xa xôi. Đến đây kiểu lại cảm thấy mình như người đã chết. Kiều đã mất hết niềm tin vào hiện tại.
+ Một khối mâu thuẫn lớn trong tâm trạng Thúy Kiều: trao kỉ vật cho em mà lời gửi trao chất chứa bao đau đớn, giằng xé và chua chát
- Sau khi trao kỉ vật:
+ Từ khi trao lại kỷ vật, Kiều dường như quên hẳn hiện tại, nàng chỉ sống với cái mai hậu hư vô của mình, vì nàng hi vọng em và chàng Kim tương lai sẽ được hạnh phúc. Hiện tại với nàng chỉ là con số không.
+ Kiều tự cảm thấy có lỗi rất lớn với Kim Trọng, cho nên gửi lại chàng trăm lạy, nghìn lạy.
+ Kiều than thở và với Kim Trọng, thương xót cho Kim. "Thôi thôi" cũng là tiếng than tiếc và dằn vặt, là sự xác nhận cho sự phụ bạc của mình.
Sau khi đọc 6
Câu 6 (trang 41, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Xác định chủ đề của văn bản Trao duyên và cho biết, phần văn bản này có vai trò như thế nào trong việc góp phần thể hiện chủ đề của Truyện Kiều.
Phương pháp giải:
Từ nội dung của văn bản, chỉ ra chủ đề của văn bản Trao duyên, từ đó chỉ ra vai trò của phần văn bản trong việc góp phần thể hiện chủ đề của Truyện Kiều
Lời giải chi tiết:
- Chủ đề của văn bản Trao duyên: bi kịch trong tình yêu của Thúy Kiều.
- Văn bản Trao duyên có vai trò quan trọng trong việc góp phần thể hiện chủ đề của Truyện Kiều. Phần văn bản này tạo ra sự liên kết giữa các nhân vật trong câu chuyện và giúp độc giả hiểu rõ hơn về cảm xúc và tâm trạng của Thúy Kiều. Đồng thời giúp người đọc cảm nhận được sự đau khổ trong bi kịch tình yêu của Kiều và nhận thức được giá trị của tình yêu và sự chung thủy trong cuộc sống.
6. Bài phân tích 'Trao duyên' - Mẫu 3
Phân tích bài 'Trao duyên'
Trước khi đọc
Trong cuộc đời, có những điều khó bày tỏ, nhưng cần phải được chia sẻ để cảm nhận sự đồng cảm từ người khác. Bạn đã bao giờ rơi vào tình huống như vậy chưa? Hãy chia sẻ hoặc lắng nghe câu chuyện của bạn về trải nghiệm này.
Gợi ý:
- Bạn đã từng/chưa từng gặp phải tình huống như vậy.
- Ví dụ: gia đình gặp khó khăn tài chính, cha mẹ ly hôn, phải sống với một trong hai người, v.v.
Đọc văn bản
Câu 1. Phân biệt giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật trong đoạn văn này.
Lời nhân vật được bao trong dấu ngoặc kép, còn lời người kể chuyện thì không.
Câu 2. Điều gì làm cho phần mở đầu câu chuyện của Kiều với Thúy Vân trở nên đặc biệt?
- Thúy Kiều là người kể chính, vì vậy câu chuyện cần có sự dẫn dắt rõ ràng.
- Thúy Vân là người tiếp nhận, cần phải khuyến khích Kiều bày tỏ.
Câu 3. Hãy mô tả dáng vẻ, tâm trạng và giọng nói của Thúy Kiều trong đoạn từ dòng thơ 741 đến 756 ở cuối văn bản.
Dáng vẻ ủ rũ, tâm trạng buồn bã, giọng nói tràn đầy nỗi đau và xót xa.
Sau khi đọc
Câu 1. “Trao duyên” và cuộc trò chuyện giữa Thúy Kiều và Thúy Vân được kể theo ngôi nào? Dấu hiệu nào giúp bạn nhận ra điều đó?
- Ngôi kể thứ ba.
- Dấu hiệu:
- Sự phân biệt giữa lời người kể và lời nhân vật (bốn dòng thơ đầu, từ “rằng” và hai dòng thơ cuối) và lời nhân vật (được đánh dấu bằng dấu hai chấm, gạch ngang và trích nguyên văn lời của nhân vật)
- Cách người kể xưng hô các nhân vật, thuật lại nguyên văn cách xưng hô “chị” - “em” của nhân vật
- Người kể không xưng “tôi”
Câu 2. Xác định số dòng thơ của từng nhân vật. So sánh độ dài (theo số dòng thơ) của lời thoại giữa hai nhân vật và giải thích sự khác biệt đó.
- Lời Thúy Vân: 4 dòng; Lời Thúy Kiều: 38 dòng
- Giải thích:
- Thúy Kiều là nhân vật chính, cần một câu chuyện có sự hoàn chỉnh, do đó lời thoại dài hơn.
- Thúy Vân là người nghe, nên lời thoại ngắn hơn và chủ yếu là để gợi chuyện cho Thúy Kiều bày tỏ.
Câu 3. Vai trò của lời thoại Thúy Vân đối với sự phát triển câu chuyện là gì?
- Lời hỏi han ân cần của Thúy Vân tạo sự ấm áp chị em, hỗ trợ Thúy Kiều đang gặp khó khăn và cảm thấy đơn độc.
- Lời của Thúy Vân tạo điều kiện cho Thúy Kiều kể chuyện và bày tỏ nỗi lòng.
Câu 4. Tóm tắt lời thoại của Thúy Kiều và nêu:
- Lời thoại của Kiều kết hợp giữa tự sự và biểu cảm. Một mặt, Kiều kể cho Thúy Vân về hoàn cảnh của mình để em hiểu và giúp đỡ. Mặt khác, Kiều bày tỏ cảm xúc buồn tủi, dằn vặt, đau đớn và xót xa.
- Từ dòng 741 đến 756, lời Thúy Kiều hướng về Kim Trọng - là độc thoại. Kiều tự trách mình và gửi trăm lạy, nghìn lạy cho Kim Trọng, thể hiện sự bất lực và oán trách số phận.
Câu 5. Chỉ ra sự thay đổi trong tâm trạng của Thúy Kiều trước, trong và sau khi trao kỉ vật cho Thúy Vân.
Sự thay đổi tâm trạng của Thúy Kiều:
- Trước khi trao kỉ vật:
+ Buồn bã vì tình yêu và hoàn cảnh với Kim.
+ Khi Thúy Vân hỏi han, Thúy Kiều cảm thấy cần phải giải bày và thuyết phục về quyết định quan trọng của mình.
- Trong khi trao kỉ vật:
+ Tâm trạng giằng xé, cảm thấy như mình đã mất niềm tin vào hiện tại và cảm giác như đã chết.
+ Mâu thuẫn lớn trong tâm trạng: trao kỉ vật chứa đầy nỗi đau, giằng xé và chua chát.
- Sau khi trao kỉ vật:
+ Kiều như quên hiện tại, chỉ sống với hy vọng em và Kim Trọng sẽ hạnh phúc. Hiện tại đối với Kiều chỉ là con số không.
+ Kiều cảm thấy có lỗi với Kim Trọng và gửi trăm lạy, nghìn lạy.
+ Kiều thương xót Kim Trọng và sự phụ bạc của mình.
Câu 6. Xác định chủ đề của văn bản 'Trao duyên' và vai trò của phần văn bản này trong việc thể hiện chủ đề chính của 'Truyện Kiều'.
- Chủ đề của 'Trao duyên': Bi kịch tình yêu của Thúy Kiều.
- Văn bản 'Trao duyên' góp phần thể hiện chủ đề của 'Truyện Kiều' bằng cách liên kết các nhân vật, giúp độc giả hiểu rõ cảm xúc và tâm trạng của Thúy Kiều, đồng thời cảm nhận được sự đau khổ trong tình yêu và giá trị của sự chung thủy.
* Bài tập sáng tạo: Vẽ hoặc dựng một cảnh sân khấu về cuộc trao duyên.