1. Bài soạn "Vào chùa gặp lại" - mẫu 4
Chuẩn bị
- Tác giả Minh Chuyên: sinh năm 1948, quê ở Thái Bình, có nhiều năm công tác và làm việc tại miền Đông Nam Bộ.
- Những hi sinh mất mát của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ: nhiều người đã hi sinh tính mạng, các nạn nhất chất độc màu da cam, gia đình ly tán,...
Đọc hiểu
Câu 1. Sư Đàm Thân kể lại chuyện gì về “một thời đã qua” ở chiến trường?
Từ binh trạm 31 của đoàn 559, Thân chuyển về trung đoàn 8 sau đó được cử ra miền Bắc học tập nhưng Thân đã tình nguyện ở lại hết chiến dịch mới ra. Thân nhận được một tin dữ về người yêu đã mất, cô rất bàng hoàng vì với cô anh là sự sống, niềm tin cho cô cố gắng từng ngày. Sau đó cô tiếp tục theo chiến dịch, gặp nguy hiểm suýt chút nữa đã hi sinh vì đoàn xe bị trúng bom. Cô đã được hai chiến sĩ tình nguyện hiến máu cho nên cô mới có thể sống nhưng sau đó hai chiến sĩ đó cũng đã mất do trúng bom.
Câu 2. Câu chuyện ở chiến trường hơn hai mươi năm trước của nữ quân y Lương Thị Thân có gì đặc biệt?
Nữ quân y Lương Thị Thân ấp ủ ước nguyện phó thác cuộc đời nơi Tam bảo.
Câu 3. Những việc làm tốt đời, đẹp đạo của sư Đàm Thân là gì?
- Nuôi dưỡng sư bác Trần Diệu Tánh bị tần tật do di chứng nhiễm chất độc màu da cam.
- Cùng mọi người cải tạo, tu sửa chùa Đông Am.
- Không để tạp giáo, bá đạo len lỏi vào chùa.
- Không lợi thế cửa Phật làm những điều nhảm nhí, mê tín, đồng bóng,...
Câu 4. Tình huống bất ngờ ở đây là gì?
Nhân vật Hồng Quân vẫn còn sống.
Câu 5. Nhân vật Hồng Quân đã kể lại chuyện gì?
Nhân vật Hồng Quân kể lại chuyện mình thoát chết như thế nào.
Câu 6. Vì sao Thân từ chối lời cầu khẩn của Quân?
Di chứng từ lần bị thương khiến Thân không thể cùng Quân xây dựng một gia đình đầy đủ, hạnh phúc. Chỉ có trong cửa Phật, Thân mới có thể bớt đi cảm xúc u sầu.
Câu 7. Hành động nào của Quân khiến người đọc bất ngờ?
Quân cũng quyết định đi tu.
Trả lời câu hỏi
Câu 1. Văn bản trên có những nhân vật nào? Nhân vật chính là ai?
- Các nhân vật: Đàm Thân, Hồng Quân, Vũ Thị Bích, tôi
- Nhân vật chính là: Đàm Thân
Câu 2. Nhân vật “tôi” gặp lại người nữ quân y trong tình huống nào? Ý nghĩa của tình huống ấy là gì?
- Nhân vật “tôi” gặp lại người nữ quân y sau hơn hai mươi năm, cuộc gặp gỡ bất ngờ này diễn ra ở chùa Đông Am.
- Ý nghĩa của tình huống này là: thể hiện sự biết ơn của nhân vật tôi khi vẫn nhớ đến nữ y sĩ được coi là "bồ tát" nhân từ, từ đó cho thấy tấm lòng và nhân cách tốt đẹp của nhân vật “tôi”.
Câu 3. Phân tích hình tượng nhân vật Đàm Thân. Tác giả thể hiện thái độ, tình cảm như thế nào đối với nhân vật này? Dẫn ra một số câu văn chứng tỏ điều đó.
- Nhân vật Đàm Thân:
- Cô là một người chiến sĩ dũng cảm không tiếc mình hi sinh cho nhân dân, đất nước.
- Cô yêu hết mình và rất chung thủy với người yêu.
- Khi không còn tình yêu bên cạnh cô quyết tâm không sống vì bản thân mình nữa mà sống vì đời, giúp đời.
Tác giả thể hiện thái độ tôn trọng, yêu mến dành cho nhân vật này. Điều này được thể hiện qua một số chi tiết như:
- Chi tiết nhân vật tôi coi sư như vị "bồ tát" nhân từ.
- Chi tiết "Nhìn bóng Đàm Thân khuất sau... tôi chợt nhớ lời nhà sư nói về sự linh ứng của kinh Pháp hoa, và cứ mường tượng như thể mình đã nhìn thấy hoa của lòng người."
Câu 4. Chỉ ra một số chi tiết cho thấy sự kết hợp giữa yếu tố hư cấu và phi hư cấu trong văn bản Vào chùa gặp lại. Phân tích tác dụng của sự kết hợp đó đối với việc thể hiện nội dung, ý nghĩa của văn bản?
Một số chi tiết cho thấy sự kết hợp giữa yếu tố hư cấu:
- Giấc mơ ngày ở chiến trường luôn luôn linh ứng.
=> Một trong những lí do, khiến Thân quyết định xuất gia.
Một số chi tiết cho thấy sự kết hợp giữa yếu tố phi hư cấu:
- Ngày 12 tháng 2 năm 1975, máy bay địch bắn phá lên đỉnh dốc Chu Linh.
- Thân về quê với 62% thương tật, hưởng chế độ thương binh 2/4.
- Chi tiết về tác hại của chất độc màu da cam.
- ...
=> Nhấn mạnh hiện thực khốc liệt củ chiến tranh, tội ác của lũ bán nước và cướp nước. Qua đó, thể hiện sự khâm phục, biết ơn với những người đã hi sinh vì tổ quốc.
Câu 5. Từ câu chuyện của các nhân vật trong văn bản, em suy nghĩ gì về những hi sinh cao cả của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc?
Từ văn bản, em cảm nhận một cách chân thực sự khốc liệt của chiến tranh, những mất mát, hi sinh của thế hệ đi trước phải gánh chịu để có được độc lập, tự do như ngày hôm nay. Có thể thấy, tinh thần yêu nước, trọng nhân nghĩa, khoan dung, sự cố kết, đùm bọc yêu thương nhau đã thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn mỗi người dân, trở thành lẽ sống, chất kết dính gắn bó các thành viên trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Bất luận trong hoàn cảnh nào, đã kết thành sức mạnh vô địch, đưa dân tộc ta vượt lên mọi khó khăn, thử thách, lập nên những kỳ tích vẻ vang trong đấu tranh giải phóng dân tộc, cũng như xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Câu 6. Theo em, câu chuyện muốn truyền đạt tới người đọc thông điệp nhân sinh gì? Điều đó còn có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống hôm nay?
“Vào chùa gặp lại” là một trong những tác phẩm tiểu biểu của nhà văn Minh Chuyên - người dành cả cuộc đời để viết về hậu chiến. Văn bản nói về sự hy sinh mất mát của những người quân nhân là phụ nữ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ gian khổ. Chiến tranh đã làm tổn hại nặng nề về người và của, nó kéo dài và khốc liệt đến nỗi hàng vạn nữ quân nhân cũng được huy động lại thành lập thành những tiểu đôi, hành quân tiến vào chiến trường. Truyện ca ngợi sự hi sinh cao cả của những người phụ nữ nhưng đồng thời cũng lên án, tố cáo tội ác của chiến tranh, của những kẻ xâm lược. Qua truyện, tác giả gửi đến thế hệ trẻ, thông điệp về lòng yêu nước, sự biết ơn với những thế hệ đã hi sinh thân mình vì độc lập dân tộc. Thông điệp này có giá trị đến mãi về sau. Nó dạy thế hệ trẻ phải biết ơn, cố gắng học tập và rèn luyện phát triển đất nước đi lên, không phụ sự hi sinh của thế hệ ông cha đi trước đã đổ xương máu để có được hòa bình.
PHẦN THAM KHẢO MỞ RỘNG
Câu 1. Em hãy nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của bài Vào chùa gặp lại.
Bài giải:
- Giá trị nội dung:
“Vào chùa gặp lại” nói lên những hy sinh mất mát của những người quân nhân là phụ nữ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ gian khổ. Chiến tranh đã làm tổn hại nặng nề về người và của, nó kéo dài và khốc liệt đến nỗi hàng vạn nữ quân nhân cũng được huy động lại thành lập thành những tiểu đôi, hành quân tiến vào chiến trường. Truyện ca ngợi sự hi sinh cao cả của những người phụ nữ nhưng đồng thời cũng lên án, tố cáo tội ác của chiến tranh, của những kẻ xâm lược. Qua truyện, tác giả gửi đến thế hệ trẻ, thông điệp về lòng yêu nước, sự biết ơn với những thế hệ đã hi sinh thân mình vì độc lập dân tộc. Thông điệp này có giá trị đến mãi về sau. Nó dạy thế hệ trẻ phải biết ơn, cố gắng học tập và rèn luyện phát triển đất nước đi lên, không phụ sự hi sinh của thế hệ ông cha đi trước đã đổ xương máu để có được hòa bình.
- Giá trị nghệ thuật:
- Ngòi bút tài hoa, cảm nhận tinh tế
- Ngôn ngữ giàu chất trữ tình cùng nhiều hình ảnh so sánh độc đáo
- Khắc họa nhân vật chân thực
Câu 2. Em hãy nêu nội dung chính của văn bản Vào chùa gặp lại.
Bài giải:
“Vào chùa gặp lại” là một trong những tác phẩm tiểu biểu của nhà văn Minh Chuyên - người dành cả cuộc đời để viết về hậu chiến. Văn bản nói về sự hy sinh mất mát của những người quân nhân là phụ nữ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ gian khổ.
Câu 3. Nêu tác giả, tác phẩm, bố cục của văn bản Vào chùa gặp lại.
Bài giải:
Tác giả
- Tiểu sử
- Nhà văn Minh Chuyên có tên khai sinh là Nguyễn Minh Chuyên.
- Minh Chuyên sinh năm tại tỉnh Thái Bình.
- Là hội viên của Hội nhà văn Việt Nam năm 1993
- Tác phẩm chính
- Di họa chiến tranh (tập bút ký, 1998); Nỗi kinh hoàng (tập ký, 2004); Hậu chiến Việt Nam (tập ký, 2004, 2005);…
- Cha con người lính (tập kịch bản, 2006); Kịch bản truyền hình (tập kịch văn học, 2007); Những linh hồn da cam (tập ký 2008); Linh hồn Việt Cộng (tập ký 2009), Điểm tựa cuộc đời (tập truyện ký, 1997);…
Tác phẩm
- Thể loại: Kí
- Phương thức biểu đạt: Tự sự
- Hoàn cảnh xuất xứ của tác phẩm: Vào chùa gặp lại là những trang viết về người thật, việc thật: Sư thầy Đàm Thân tên là Lương Thị Thân - một cô gái xinh đẹp quê Thái Bình tham gia cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, trở thành một nữ quân y đường dây 559 Trường Sơn và từng bị thương, bị phơi nhiễm chất độc màu da cam. Sau chiến tranh trở về quê hương, cô Thân vào chùa tu hành và làm việc nghĩa vì không muốn để lại gánh nặng và nỗi đau cho gia đình. Văn bản chính là cuộc gặp gỡ giữa tác giả với sư thầy Đàm Thân.
2. Đề cương bài soạn 'Vào chùa gặp lại' - Mẫu 5
Tóm tắt nội dung chính bài Vào chùa gặp lại - Mẫu số 1
Tác phẩm 'Vào chùa gặp lại' của nhà văn Minh Chuyên xoay quanh câu chuyện về những nữ quân nhân đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Những chiến sĩ này đã cống hiến hết mình cho sự giải phóng đất nước, nhưng sau chiến tranh, họ phải đối mặt với nhiều khó khăn, như bị nhiễm chất độc da cam. Nhiều cô gái đã phải chịu đựng những ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe và tương lai hôn nhân. Minh Chuyên kể về cuộc đời của Lương Thị Thân, một sĩ quan quân y đã hy sinh trong cuộc chiến. Sau khi trở về quê, cô quyết định xuống tóc đi tu vì không thể mang lại hạnh phúc cho người yêu. Tác phẩm khắc họa sâu sắc sự hy sinh của những nữ quân nhân và sự tôn vinh của Minh Chuyên với những vấn đề chưa được khai thác trong văn học Việt Nam.
Tóm tắt nội dung chính bài Vào chùa gặp lại - Mẫu số 2
Tóm tắt nội dung chính bài Vào chùa gặp lại - Mẫu số 3
Tác phẩm 'Vào chùa gặp lại' của Minh Chuyên là một trong những tác phẩm nổi bật nhất của ông về thời kỳ hậu chiến. Tác phẩm nhắc nhở độc giả về sự hy sinh và mất mát của những nữ quân nhân trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Minh Chuyên kể chi tiết về sư thầy Lương Thị Thân - một nữ quân nhân xinh đẹp, học vấn cao và nhiều kinh nghiệm chiến tranh. Sau chiến tranh, Lương Thị Thân quyết định xuống tóc đi tu để tránh những khó khăn của cuộc sống. Tác phẩm đã được độc giả đón nhận nhiệt tình và góp phần ghi nhớ ký ức đau thương của thời kỳ lịch sử khó khăn của đất nước.
Tóm tắt nội dung chính bài Vào chùa gặp lại - Mẫu số 4
'Vào chùa gặp lại' là tác phẩm tiêu biểu của Minh Chuyên về sự hy sinh mất mát của các nữ quân nhân trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Chiến tranh đã tàn phá nặng nề, gây tổn thất lớn về người và của, kéo dài đến mức hàng nghìn phụ nữ phải lên đường chiến đấu. Sau cuộc chiến khốc liệt, tác giả đã gặp một nữ quân nhân may mắn sống sót và hiện tại cô đã xuống tóc đi tu. Tác phẩm còn đề cập đến hơn ba mươi người đã tham gia kháng chiến, mỗi người đều là những chiến sĩ tận tụy. Họ dành cả thanh xuân phục vụ tổ quốc, nhưng khi hòa bình trở lại, nhiều cô gái đã phải từ bỏ cuộc sống riêng để tiếp tục cống hiến. Một phần lớn các nữ quân nhân bị nhiễm chất độc da cam, gây ra nỗi đau khôn xiết. Họ lo sợ rằng con cái sẽ gặp nguy hiểm khi kết hôn, vì vậy nhiều người sống cô đơn hoặc xuống tóc đi tu. Minh Chuyên đã dành nhiều trang sách để kể về sư thầy Lương Thị Thân - một cô gái xinh đẹp, học vấn cao, từng là sĩ quan quân y và sau đó được điều sang trạm xá. Sau khi phục viên, Lương Thị Thân trở về quê và chọn con đường tu hành. Dù có người đã đến tận chùa cầu hôn và khuyên cô trở về, nhưng cô vẫn quyết tâm sống trong cửa Phật vì di chứng chất độc da cam và vết thương cột sống. Tác phẩm 'Vào chùa gặp lại' là một trong những tác phẩm cảm động của Minh Chuyên, phản ánh nỗi vất vả và hy sinh của các nữ quân nhân trong thời kỳ hậu chiến và được độc giả đón nhận nồng nhiệt.
3. Bài viết 'Vào chùa gặp lại' - Mẫu số 6
Dàn ý Phân tích tác phẩm 'Vào chùa gặp lại'
I. Mở bài
Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm.
II. Thân bài
- Nội dung: Khắc họa sự hy sinh và mất mát của những nữ quân nhân trong cuộc kháng chiến chống Mỹ gian khổ.
- Lý do các nữ quân nhân chọn con đường tu hành: Lứa tuổi đã lớn, nhan sắc phai tàn, không còn mối bận tâm về hạnh phúc gia đình. Nhiều người trong số họ đã bị nhiễm chất độc màu da cam, điều này trở thành lý do quan trọng nhất...
III. Kết bài
Những cảm nhận cá nhân sau khi đọc tác phẩm.
Phân tích tác phẩm 'Vào chùa gặp lại'
'Vào chùa gặp lại' của nhà văn Minh Chuyên miêu tả sự hy sinh và mất mát của những nữ quân nhân trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Cuộc chiến đã để lại những tổn thương nặng nề cả về người và của, kéo dài và khốc liệt đến mức hàng vạn nữ quân nhân đã phải lên đường chiến đấu. Khi chiến tranh kết thúc, tại quê hương Thái Bình của nhà văn, có một nữ quân nhân may mắn sống sót và trở về, nhưng cô đã chọn con đường xuất gia thay vì lập gia đình.
Nhà văn Minh Chuyên từng được phỏng vấn về việc tại sao ông chỉ viết về đề tài hậu chiến. Ông trả lời rằng sau mười năm sống và chiến đấu ở miền Đông Nam Bộ, dù sống sót, ông vẫn cảm thấy mình mắc nợ đồng đội đã hy sinh. Ông đã chứng minh lời nói đó qua hành động của mình, như trong bút ký 'Vào chùa gặp lại', nơi ông đã đề cập đến hơn ba chục người, bao gồm những nhân vật quan trọng như sư bác Đỗ Thị Vui, sư thầy Đào Thị Ngọc Hân, và nhiều người khác.
Mỗi người trong số họ là thành viên của các đơn vị khác nhau, nhưng đều có điểm chung là những chiến sĩ anh dũng, họ đã chiến đấu kiên cường trên các chiến trường khắc nghiệt và mang trong mình những dấu vết của chiến tranh. Nhiều nữ quân nhân đã hy sinh tuổi xuân vì đất nước, không còn quan tâm đến hạnh phúc cá nhân. Rất nhiều người bị nhiễm chất độc màu da cam, và họ chọn con đường tu hành để tránh sự đau khổ khi sinh ra những đứa con dị dạng. Trong chùa, họ sống cuộc đời đạm bạc, tự nuôi sống mình, giúp đỡ người khác, và chăm sóc những mảnh đời bất hạnh.
Nhà văn dành nhiều trang sách để nói về sư thầy Lương Thị Thân - Thích Đàm Thân, một cô gái xinh đẹp từ Thái Bình, có học vấn tốt và từng là sĩ quan quân y. Cô đã nhiều lần cận kề cái chết, đặc biệt là trong chiến dịch Hồ Chí Minh tháng 2 năm 1975, khi đoàn xe của cô bị máy bay địch tấn công. Thân bị thương nặng và được cứu sống bởi hai chiến sĩ, nhưng họ đã hy sinh trong khi trở về. Sau khi hồi phục, Thân quyết định xuất gia và từ chối lời cầu hôn, giải thích rằng vết thương và chất độc da cam đã ảnh hưởng đến sức khỏe của cô, và chỉ có nơi cửa Phật mới giúp cô tìm được bình yên.
'Vào chùa gặp lại' là tác phẩm tiêu biểu của Minh Chuyên, người dành cả đời để viết về hậu chiến. Dù gặp nhiều khó khăn trong việc khai thác các vấn đề nhạy cảm, ông vẫn được ủng hộ bởi nhân dân và tiếp tục sáng tác nhiều bút ký khác.
4. Đề cương phân tích 'Vào chùa gặp lại' - mẫu 1
Nội dung chính
Tác phẩm Vào chùa gặp lại kể về cuộc gặp gỡ giữa tác giả Minh Chuyên và sư thầy Đàm Thân về những chuyện của cuộc kháng chiến gian khổ đã để lại và những suy tư trong lòng của nhân vật.
Trước khi đọc
Câu 1 (trang 62, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Đọc trước văn bản Vào chùa gặp lại, tìm hiểu thêm những hy sinh mất mát của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và thông tin về tác giả Minh Chuyên.
Phương pháp giải:
Chú ý lựa chọn thông tin phù hợp, phục vụ cho việc đọc hiểu.
Lời giải chi tiết:
- Tác giả Minh Chuyên:
+ Sinh năm 1948, quê ở Thái Bình.
+ Là một tác giả đã có nhiều năm công tác và làm việc tại miền Đông Nam Bộ. Ông đã trải qua những giai đoạn khốc liệt nhất của chiến tranh nhưng may mắn giữ được tính mạng nhưng những người đồng đội của ông người thì mất, người thì không còn nguyên vẹn.
+ Suốt một đời văn chỉ viết một đề tài hậu chiến.
- Những hi sinh mất mát của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ:
+ Chiến tranh đã làm tổn hại nặng nề về người và của, nó kéo dài và khốc liệt đến nỗi hàng vạn nữ quân nhân cũng được huy động lại thành lập thành những tiểu đội, hành quân tiến vào chiến trường.
+ Có những người sau cuộc chiến đã hi sinh, còn những người còn sống nhưng cũng bị thương tật, bệnh tật đầy mình hoặc tổn thương nặng nề về tinh thần.
Trong khi đọc 1
Câu 1 (trang 62, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Chú ý các thông tin cụ thể về người thật, việc thật được nêu ở phần 1.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần 1, tìm ra những chi tiết thể hiện thông tin cụ thể về người thật, việc thật.
Lời giải chi tiết:
- Thông tin cụ thể:
+ Có địa chỉ cụ thể: Chùa Đông Am, xã Quang Bình, huyện Kiến Xương.
+ Có tên người: Thân. Là một đồng chí cũ giờ đang đi tu và nhận nuôi năm đứa trẻ bệnh tật.
Trong khi đọc 2
Câu 2 (trang 62, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Sư Đàm Thân kể lại chuyện gì về “một thời gian đã qua” ở chiến trường?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần 1, chỉ ra câu chuyện mà sư Đàm Thân đã kể.
Lời giải chi tiết:
Câu chuyện: Từ binh trạm 31 của đoàn 559, Thân chuyển về trung đoàn 8 sau đó được cử ra miền Bắc học tập nhưng Thân đã tình nguyện ở lại hết chiến dịch mới ra. Thân nhận được một tin dữ về người yêu đã mất, cô rất bàng hoàng vì với cô anh là sự sống, niềm tin cho cô cố gắng từng ngày. Sau đó cô tiếp tục theo chiến dịch, gặp nguy hiểm suýt chút nữa đã hi sinh vì đoàn xe bị trúng bom. Cô đã được hai chiến sĩ tình nguyện hiến máu cho nên cô mới có thể sống nhưng sau đó hai chiến sĩ đó cũng đã mất do trúng bom. Thân được ở trong một gia đình theo Phật giáo từ đó được cảm hóa dần dần và sau khi trở về cô đã bước chân vào đi tu, bỏ quên hồng trần muốn giúp đỡ mọi người.
Trong khi đọc 3
Câu 3 (trang 63, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Câu chuyện ở chiến trường hơn hai mươi năm trước của nữ quân y Lương Thị Thân có gì đặc biệt?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần 1, qua câu chuyện ở chiến trường, tìm ra điểm đặc biệt.
Lời giải chi tiết:
Sau khi trải qua rất nhiều những biến cố đau khổ, nữ quân y đã quyết định không xây dựng gia đình mà đi tu và giúp đỡ mọi người.
Trong khi đọc 4
Câu 4 (trang 64, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Chú ý phân biệt lời nhân vật (sư Đàm Thân) và lời người kể chuyện xưng “tôi” trong phần 2.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần 2, phân biệt bằng cách chú ý các lời đối thoại.
Lời giải chi tiết:
- Lời nhân vật: Đàm Thân bảo: đó chỉ là ảo vọng và cho rằng ở chốn linh thiêng con người tu luyện không chỉ bằng tâm thể mà còn bằng hành thể... → Có lời dẫn tên nhân vật trước câu nói.
- Còn các câu không có trích dẫn tên nhân vật là lời của người kể chuyện.
Trong khi đọc 5
Câu 5 (trang 65, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Những việc tốt đời đẹp đạo của sư Đàm Thân là gì?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần 2, tập trung đoạn cuối để tìm ra những việc tốt đẹp giúp đời của Đàm Thân.
Lời giải chi tiết:
- Việc làm của Đàm Thân:
+ Không ngại việc gì, giúp mọi người tu sửa cải tạo, mở mang ngôi chùa.
+ Không để các tạp giáo len lỏi vào chùa.
+ Không sử dụng danh tính cửa Phật mà làm những việc mê tín dị đoan, lừa người.
→ Đàm Thân vừa tu tâm vừa sử dụng hành động để giúp đời.
Trong khi đọc 6
Câu 6 (trang 66, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Tình huống bất ngờ ở đây là gì?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần 3, tìm ra tình huống bất ngờ xảy ra với Đàm Thân.
Lời giải chi tiết:
Tình huống bất ngờ: Sự xuất hiện của anh Quân, người mà Đàm Thân yêu nhất và tưởng anh đã hi sinh
Trong khi đọc 7
Câu 7 (trang 66, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Nhân vật Hồng Quân đã kể lại chuyện gì?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần 3, nhân vật Quân đã kể lại câu chuyện gì với Đàm Thân.
Lời giải chi tiết:
Câu chuyện: Nhân vật Quân đã kể lại sự việc anh thoát chết như thế nào và cũng nhận được tin Thân mất. Anh chưa kịp về ngay do còn vết thương và nghĩ về cũng không còn gì. Đến khi anh nhận được tin từ mẹ của Thân anh mới biết Thân còn sống và tìm đến đây.
Trong khi đọc 8
Câu 8 (trang 67, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Hình dung về tình cảm và thái độ của nhân vật Thân sau khi nghe Quân kể.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần 3, sau khi nghe Quân mở lời đón Thân về, Thân đã có suy nghĩ như thế nào, từ đó rút ra được tình cảm và thái độ.
Lời giải chi tiết:
- Hình dung về tình cảm, thái độ của nhân vật Thân: Vừa mừng vừa thương.
+ Mừng vì anh Quân đã vượt qua khó khăn để mạnh khỏe đứng ở đây.
+ Thương vì không thể cùng anh Quân sống cùng nhau phần đời còn lại.
→ Thân vẫn còn rất yêu thương Quân tuy nhiên giờ Thân còn việc khác phải làm không thể vì suy nghĩ hạnh phúc cá nhân mà bỏ tất cả.
Trong khi đọc 9
Câu 9 (trang 67, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Vì sao Thân từ chối lời cầu khẩn của Quân?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần 3, từ suy nghĩ và lời nói của Thân đáp lại Quân, rút ra lý do từ chối.
Lời giải chi tiết:
Lý do: Thân do ảnh hưởng từ lần bị thương nặng, phần thân dưới đã bị tê nặng, không thể cùng Quân xây dựng một gia đình đầy đủ, hạnh phúc. Chỉ có trong cửa Phật, Thân mới có thể bớt đi cảm xúc u sầu.
Trong khi đọc 10
Câu 10 (trang 68, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Hành động nào của Quân khiến người đọc bất ngờ?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần 3 đoạn cuối, sau này Thân đi Bình Dương đã gặp Quân như thế nào? Tìm ra chi tiết hoàn cảnh của Quân.
Lời giải chi tiết:
Hành động của Quân: Quân cũng quyết định đi tu do không muốn làm khổ vợ con.
Trong khi đọc 11
Câu 11 (trang 68, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Hình dung về sư Đàm Thân qua lời kể của tác giả?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần 3 đoạn cuối, tìm ra chi tiết hình dung về sư Đàm Thân.
Lời giải chi tiết:
- Hình dung về sư Đàm Thân:
+ Vẫn dáng đi hơi lệch, tập tễnh với màu áo nâu sẫm...
+ Nhìn thấy hoa của lòng người.
→ Tác giả hình dung sư Đàm Thân tuy hình dáng không được thanh thoát, uyển chuyển nhưng đó là minh chứng cho sự hi sinh vì đất nước, chính là đóa hoa đẹp nhất.
Sau khi đọc 1
Câu 1 (trang 69, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Văn bản trên có những nhân vật nào? Nhân vật chính là ai?
Phương pháp giải:
Đọc toàn bài, tìm ra những nhân vật (từ tên và cách xưng hô) và nhân vật nào được xuất hiện nhiều nhất.
Lời giải chi tiết:
- Có những nhân vật là: nhân vật "tôi", sư Đàm Thân, chàng trai tên Quân, Vũ Thị Bích.
- Nhân vật chính là sư Đàm Thân.
Sau khi đọc 2
Câu 2 (trang 69, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Nhân vật “tôi” gặp lại người nữ quân y trong tình huống nào? Ý nghĩa của tình huống ấy là gì?
Phương pháp giải:
Đọc toàn bài, tìm ra tình huống gặp nữ quân y và dụng ý của tác giả khi đưa ra tình huống đó.
Lời giải chi tiết:
- Nhân vật “tôi” gặp lại người nữ quân y sau hơn hai mươi năm, cuộc gặp gỡ bất ngờ này diễn ra ở chùa Đông Am.
→ Ý nghĩa của tình huống này là: Thể hiện sự biết ơn của nhân vật tôi khi vẫn nhớ đến nữ y sĩ được coi là "bồ tát" nhân từ, từ đó cho thấy tấm lòng và nhân cách tốt đẹp của nhân vật “tôi”.
Sau khi đọc 3
Câu 3 (trang 69, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Phân tích hình tượng nhân vật Đàm Thân. Tác giả thể hiện thái độ, tình cảm như thế nào đối với nhân vật này? Dẫn ra một số câu văn chứng tỏ điều đó.
Phương pháp giải:
Đọc toàn bài, tìm ra những chi tiết, câu văn thể hiện thái độ tình cảm đối với nhân vật chính của tác giả.
Lời giải chi tiết:
- Nhân vật Đàm Thân:
+ Cô là một người chiến sĩ dũng cảm không tiếc mình hi sinh cho nhân dân, đất nước.
+ Cô yêu hết mình và rất chung thủy với người yêu.
+ Khi không còn tình yêu bên cạnh cô quyết tâm không sống vì bản thân mình nữa mà sống vì đời, giúp đời.
- Thái độ, tình cảm của tác giả đối với nhân vật chính - Đàm Thân là thái độ tôn trọng và yêu mến. Điều này được thể hiện qua một số chi tiết như:
+ Nhân vật tôi luôn coi Đàm Thân như vị "bồ tát" nhân từ.
+ Chi tiết "Nhìn bóng Đàm Thân khuất sau... tôi chợt nhớ lời nhà sư nói về sự linh ứng của kinh Pháp hoa, và cứ mường tượng như thể mình đã nhìn thấy hoa của lòng người."
Sau khi đọc 4
Câu 4 (trang 69, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Chỉ ra một số chi tiết cho thấy sự kết hợp giữa yếu tố hư cấu và phi hư cấu trong văn bản Vào chùa gặp lại. Theo em, sự kết hợp này có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa của văn bản?
Phương pháp giải:
Đọc toàn bài, tìm ra những chi tiết có thật và không có thật và tác dụng việc sử dụng yếu tố đó với nội dung và ý nghĩa.
Lời giải chi tiết:
- Một số chi tiết cho thấy sự kết hợp giữa yếu tố hư cấu trong văn bản Vào chùa gặp lại:
+ Một trong những lí do, khiến Đàm Thân quyết định xuất gia là do những giấc mơ ngày ở chiến trường luôn luôn linh ứng.
- Một số chi tiết cho thấy sự kết hợp giữa yếu tố phi hư cấu:
+ Ngày 12 tháng 2 năm 1975, máy bay địch bắn phá lên đỉnh dốc Chu Linh.
+ Thân về quê với 62% thương tật, hưởng chế độ thương binh 2/4.
→ Theo em, sự kết hợp này có tác dụng nhấn mạnh trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa của truyện. Qua những chi tiết đó, ta có thể thấy được hiện thực khốc liệt của chiến tranh, tội ác của lũ bán nước và cướp nước.
Sau khi đọc 5
Câu 5 (trang 69, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Từ câu chuyện của các nhân vật trong văn bản, em suy nghĩ gì về những hi sinh cao cả của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc?
Phương pháp giải:
Đọc toàn bài, qua những hành động thái độ hoàn cảnh và cách đối diện của họ với cuộc chiến và những hậu quả để đưa ra suy nghĩ cá nhân.
Lời giải chi tiết:
- Suy nghĩ của em:
Chiến tranh đã gây ra hậu quả nặng nề cho toàn bộ người dân không chỉ có đàn ông mà cả phụ nữ cũng phải chịu những đau đớn về cả thể xác lẫn tinh thần. Họ mất đi sức khỏe, có thể mất đi tính mạng nhưng vì một lòng yêu nước, họ đã không tiếc thân mình. Tất cả chỉ vì dân vì nước vì đời.
Sau khi đọc 6
Câu 6 (trang 69, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Theo em, câu chuyện muốn truyền đạt tới người đọc thông điệp nhân sinh gì? Điều đó còn có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống hôm nay?
Phương pháp giải:
Đọc toàn bài, từ nội dung văn bản suy ra được thông điệp nhân sinh.
Lời giải chi tiết:
- Thông điệp nhân sinh về con người trong thời chiến. Văn bản nói về sự hy sinh cao cả của những người quân nhân là phụ nữ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
+ Chiến tranh kéo dài đã làm cho đất nước bị phá hủy nặng nề, không biết bao nhiêu người đã bỏ mạng lại nơi chiến trường.
+ Không chỉ có đàn ông con trai mới đi đánh giặc mà kể cả những người phụ nữ cũng được tham gia chiến đấu, góp phần công sức nhỏ bé của mình vào sự tự do của đất nước.
→ Truyện không chỉ ca ngợi những tấm gương sáng chói đó mà còn muốn phê phán, tố cáo hành động dã man và những hậu quả khủng khiếp mà chiến tranh mang lại cho con người.
5. Soạn bài 'Vào chùa gặp lại' - phiên bản 2
Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 61 sgk Ngữ văn 11 Tập 2):
- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.
- Khi đọc truyện kí, các em cần chú ý:
+ Tóm tắt được văn bản (viết về ai, sự kiện gì,...)
+ Xác định được chi tiết liên quan đến “người thật, việc thật” và chi tiết hư cấu, sáng tạo. Chi tiết nào của văn bản để lại ấn tượng đặc biệt đối với người đọc?
+ Văn bản thể hiện triết lí nhân sinh gi? Điều ấy có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống hôm nay?
+ Liên hệ, kết nối với kiến thức và kinh nghiệm sống của bản thân để hiểu thêm câu chuyện.
- Đọc trước văn bản Vào chùa gặp lại, tìm hiểu thêm những hi sinh, mất mát của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và thông tin về tác giả Minh Chuyên.
- Đọc nội dung giới thiệu sau đây để hiểu bối cảnh của văn bản:
Vào chùa gặp lại là những trang viết về người thật, việc thật: Sư thầy Đàm Thân tên là Lương Thị Thân — một cô gái xinh đẹp quê Thái Bình tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trở thành một nữ quân y đường dây 559 Trường Sơn và từng bị thương, bị phơi nhiễm chất độc da cam. Sau chiến tranh, trở về quê hương, cô Thân vào chùa tu hành và làm việc nghĩa vì không muốn để lại gánh nặng và nỗi đau cho gia đình, xã hội. Văn bản dưới đây kể lại cuộc gặp gỡ của tác giả với sư thầy Đàm Thân.
Trả lời:
- Tóm tắt văn bản:
"Vào chùa gặp lại" là một tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Minh Chuyên khi ông viết về sự hy sinh mất mát của những quân nhân nữ trong cuộc kháng chiến đấu tranh chống thực dân Mỹ xâm lược. Chiến tranh xảy ra nó tàn phá nặng nề, làm tổn hại về người và của, nó kéo dài tới mức hàng nghìn người phụ nữ đã được tập hợp lại hành quân tiến vào chiến trường để chiến đấu. Kết thúc cuộc chiến tranh khốc liệt và gian khổ ấy, tác giả đã gặp được một nữ quân nhân may mắn sống sót sau cuộc chiến, và hiện nay cô ấy đã xuống tóc đi tu. Không chỉ vậy, tập bút ký "Vào chùa gặp lại" của nhà văn còn điểm mặt tới hơn ba chục người. Họ đều là những gương mặt đã từng tham gia kháng chiến trong sự nghiệp giải phóng nước nhà. Mỗi người đều là những chiến sĩ, họ khoác lên mình bộ quân phục màu xanh, đeo những chiếc bô lô to lớn, nặng nề, mỗi người lại được giao những nhiệm vụ khác nhau trên những chiến trường khác nhau. Cả thanh xuân dùng để phục vụ, để cống hiến, có lẽ bời vì thế mà khi hòa bình, tự do được lập lại, đã có không ít cô gái đã qua cái thời thanh xuân tươi đẹp nhất. Họ chẳng còn nghĩ ngợi tới chuyện vợ chồng, hoặc có những trường hợp, người thương của những quân nhân nữ ấy đã bỏ mạng trên chiến trường, vì thương, vì nhớ, mà họ chẳng đành bước tiếp. Nhưng có lẽ nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ vết thương do chiến tranh để lại, đã có không ít các chiến bị bị nhiễm chất độc màu da cam. Đó quả thật là sự đau đớn tột cùng đối với những nữ quân nhân, họ lo sợ rằng, khi kết hôn, cưới chồng rồi sinh con, con của họ sẽ gặp nguy hiểm, sẽ chẳng được lành lặn, vậy nên đa phần các cô gái khi trở về hoặc sống một mình cả phần đời còn lại, hoặc cạo tóc đi tu, làm người con của Phật. Trông cuốn bút kí này, Minh Chuyên đã dành rất nhiều trang sách để kể về sư thầy Lương Thị Thân- một cô gái xinh đẹp, quê ở Thái Bình, là người có học vấn cao, khi tham gia chiến đấu cô từng là sĩ quan công tác trong trạm quân y, sau đó được điều sang phục trách trạm xá. Cô có một khoảng thời gian dài hoạt động cách mạng, nhưng cũng như bao người đồng đội khác, số lần cô cận kề với cái chết không thể mang ra đếm được. Sau đó khi đã phục viên, Lương Thị Thân đã trở về quê nhà, rồi tìm tới của Phật, quyết định xuống tóc đi tu. Cũng đã từng có một lần, có một người đàn ông đã tìm tới tận chùa để xin cưới hỏi và khuyên bảo cô trở về. Dù người đó có năn nỉ như thế nào, nhưng cô nhất quyết không đồng ý bởi "là do hậu quả di chứng chất độc da cam và vết thương cột sống. Nó thường xuyên làm nửa người phía dưới của Thân tê dại. Bác sĩ đã kết luận Thân không còn khả năng... Thân không thể đem lại tương lai và hạnh phúc cho Quân được. Chỉ có ở nơi hư vô cửa Phật, lỏng Thân mới bớt nỗi sầu đau.”
- Chi tiết người thật việc thật và yếu tố phi hư cấu:
+ Chi tiết mở đầu, tình huống nhân vật tôi gặp lại người nữ y sĩ tại chùa Đông Am, xã Quảng Bình, huyện Kiến Xương.
+ Chi tiết Thân theo đoàn xe chở bộ đội về Lao Bảo – Quảng Trị ngày 12-2-1975, rồi đoàn xe trúng bom địch, Thân bị thương và nằm điều trị.
- Ý nghĩa triết lí nhân sinh: sự chịu đựng gian khổ, kiên cường, dũng cảm, lạc quan; giàu đức hi sinh, sống nhân hậu,...
- Thông tin về tác giả:
+ Nhà văn Minh Chuyên có tên khai sinh là Nguyễn Minh Chuyên.
+ Minh Chuyên sinh năm tại tỉnh Thái Bình.
+ Là hội viên của Hội nhà văn Việt Nam năm 1993
+ Tác phẩm chính: Di họa chiến tranh (tập bút ký, 1998); Nỗi kinh hoàng (tập ký, 2004); Hậu chiến Việt Nam (tập ký, 2004, 2005), Cha con người lính (tập kịch bản, 2006); Kịch bản truyền hình (tập kịch văn học, 2007); Những linh hồn da cam (tập ký 2008); Linh hồn Việt Cộng (tập ký 2009), Điểm tựa cuộc đời (tập truyện ký, 1997);…
Đọc hiểu
* Nội dung chính: Tác phẩm “Vào chùa gặp lại” kể về cuộc gặp gỡ giữa tác giả Minh Chuyên và sư thầy Đàm Thân về những chuyện của cuộc kháng chiến gian khổ đã để lại và những suy tư trong lòng của nhân vật truyện.
* Trả lời câu hỏi giữa bài
Câu 1. (trang 62 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Chú ý các thông tin cụ thể về người thật, việc thật được miêu tả ở phần 1.
Trả lời:
Thông tin cụ thể về người thật, việc thật: chùa Đông Am, xã Quảng Bình, huyện Kiều Xương. Ngôi chùa có sư Đàm Thân.
Câu 2. (trang 62 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Sư Đàm Thân kể lại chuyện gì về "một thời đã qua" ở chiến trường?
Trả lời:
Sư Đàm Thân kể lại chuyện gì về "một thời đã qua" ở chiến trường Quảng Trị.
Câu 3. (trang 63 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Câu chuyện ở chiến trường hơn hai mươi năm trước của nữ quân y Lương Thị Thân có gì đặc biệt?
Trả lời:
Câu chuyện ở chiến trường hơn hai mươi năm trước của nữ quân y Lương Thị Thân đặc biệt ở chỗ: Sau khi trở về mong ước của cô là phó thác cuộc đời nơi Tam Bảo.
Câu 4. (trang 64 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Chú ý phân biệt lời nhân vật (sư Đàm Thân) và lời người kể chuyện xưng “tôi” trong phần 2.
Trả lời:
- Lời nhân vật: Ngôi chùa đầu tiên mở cửa đón Thân là chùa Đông Chú, Kiến Xương. Nhiệm vụ của Thân là vừa làm công việc của một chú tiểu, vừa lo săn sóc, nuôi dưỡng bác Trần Diệu Tánh bị tàn tật do di chứng nhiễm chất độc màu da cam, chân tay co quắp, liệt toàn thân....
- Lời người kể chuyện xưng “tôi”: Khi trao đổi với Ủy ban Mặt trận huyện Kiến Xương, tôi mới hay: Sở dĩ Đông Am là chùa gương mẫu vì sư thầy Đàm Thân không để các tạp giáo bá đạo len lỏi vào chùa. Không lợi thế cửa Phật để làm những điều nhảm nhí, mê tín, đồng bóng, xóc thẻ, yểm bùa, đốt mã, gọi hồn,...
Câu 5. (trang 65 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Những việc làm tốt đời, đẹp đạo của sư Đàm Thân là gì?
Trả lời:
Những việc làm tốt đời, đẹp đạo của sư Đàm Thân là:
- Ở chùa, vừa lễ Phật, vừa cầu kinh, vừa xốc vác cùng mọi người tu sửa, cải tạo, mở mang, biến một ngôi chùa vốn hoang tàn thành ngôi chùa sạch cỏ, đỏ nhang.
- Sư về làm trụ trì, chùa Đông Am liên tục đoạt danh hiệu chùa "Bốn gương mẫu". Sở dĩ được vậy là vì: "sư thầy Đàm Thân không để các tạp giáo, bá đạo len lỏi vào chùa. Không lợi thế cửa Phật để làm những điều nhảm nhí, mê tín, đồng bóng, xóc thẻ, yểm bùa, đốt mã, gọi hồn,..."
Câu 6. (trang 66 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Tình huống bất ngờ ở đây là gì?
Trả lời:
Tình huống bất ngờ ở đây là Quân vốn tưởng đã chết, nay lại xuất hiện trước mặt sư và anh còn sống.
Câu 7. (trang 66 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Nhân vật Hồng Quân đã kể lại chuyện gì?
Trả lời:
Nhân vật Hồng Quân đã kể lại chuyện chiến trường nơi anh làm nhiệm vụ, lí do anh còn sống và đến bây giờ mới trở về.
Câu 8. (trang 67 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Hình dung về tình cảm và thái độ của nhân vật Thân sau khi nghe Quân kể.
Trả lời:
Về tình cảm và thái độ của nhân vật Thân sau khi nghe Quân kể: mừng vì anh còn sống, thương vì cô không thể chăm lo phần đời con lại của Quân.
Câu 9. (trang 67 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Vì sao Thân từ chối lời cầu khẩn của Quân?
Trả lời:
Thân từ chối lời cầu khẩn của Quân phần vì giữ đạo, phần vì cô không còn khả năng... do ảnh hưởng của chất độc màu da cam và vết thương cột sống. Cô biết mình không thể đem lại tương lai và hạnh phúc cho Quân, chỉ có ở nơi hư vô cửa Phật, lòng cô mới bớt nỗi sầu đau.
Câu 10. (trang 68 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Hành động nào của Quân khiến người đọc bất ngờ?
Trả lời:
Hành động của Quân khiến người đọc bất ngờ là việc anh xuất gia, đi tu ở chùa Bình Dương.
Câu 11. (trang 66 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Hình dung về sư Đàm Thân qua những lời kể của tác giả.
Trả lời:
Hình dung về sư Đàm Thân: giàu đức hi sinh, sống nhân hậu,...
* Trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1. (trang 69 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Văn bản trên có những nhân vật nào? Nhân vật chính là ai?
Trả lời:
Văn bản trên có những nhân vật là: nhân vật "tôi", sư Đàm Thân, chàng trai tên Quân, Vũ Thị Bích. Trong đó nhân vật chính là sư Đàm Thân.
Câu 2. (trang 69 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Nhân vật “tôi” gặp lại người nữ quân y trong tình huống nào? Ý nghĩa của tình huống ấy là gì?
Trả lời:
Nhân vật “tôi” gặp lại người nữ quân y sau hơn hai mươi năm, cuộc gặp gỡ bất ngờ này diễn ra ở chùa Đông Am.
→ Ý nghĩa của tình huống này là: thể hiện sự biết ơn của nhân vật tôi khi vẫn nhớ đến nữ y sĩ được coi là "bồ tát" nhân từ, từ đó cho thấy tấm lòng và nhân cách tốt đẹp của nhân vật “tôi”.
Câu 3. (trang 69 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Phân tích hình tượng nhân vật Đàm Thân. Tác giả thể hiện thái độ, tình cảm như thế nào đối với nhân vật này? Dẫn ra một số câu văn chứng tỏ điều đó.
Trả lời:
Thái độ, tình cảm của tác giả đối với nhân vật chính - Đàm Thân là thái độ tôn trọng và yêu mến. Điều này được thể hiện qua một số chi tiết như:
+ Nhân vật tôi luôn coi Đàm Thân như vị "bồ tát" nhân từ.
+ Chi tiết "Nhìn bóng Đàm Thân khuất sau... tôi chợt nhớ lời nhà sư nói về sự linh ứng của kinh Pháp hoa, và cứ mường tượng như thể mình đã nhìn thấy hoa của lòng người."
Câu 4. (trang 69 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Chỉ ra một số chi tiết cho thấy sự kết hợp giữa yếu tố hư cấu và phi hư cấu trong văn bản Vào chùa gặp lại. Phân tích tác dụng của sự kết hợp đó đối với việc thể hiện nội dung, ý nghĩa của văn bản?
Trả lời:
Một số chi tiết cho thấy sự kết hợp giữa yếu tố hư cấu trong văn bản Vào chùa gặp lại:
+ Một trong những lí do, khiến Đàm Thân quyết định xuất gia là do những giấc mơ ngày ở chiến trường luôn luôn linh ứng.
Một số chi tiết cho thấy sự kết hợp giữa yếu tố phi hư cấu:
+ Ngày 12 tháng 2 năm 1975, máy bay địch bắn phá lên đỉnh dốc Chu Linh.
+ Thân về quê với 62% thương tật, hưởng chế độ thương binh 2/4.
→ Theo em, sự kết hợp này có tác dụng nhấn mạnh trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa của truyện. Qua những chi tiết đo, ta có thể thấy được hiện thực khốc liệt của chiến tranh, tội ác của lũ bán nước và cướp nước.
Câu 5. (trang 69 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Từ câu chuyện của các nhân vật trong văn bản, em suy nghĩ gì về những hi sinh cao cả của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc?
Trả lời:
Từ văn bản, em cảm nhận một cách chân thực sự khốc liệt của chiến tranh, những mất mát, hi sinh của thế hệ đi trước phải gánh chịu để có được độc lập, tự do như ngày hôm nay. Có thể thấy, tinh thần yêu nước, trọng nhân nghĩa, khoan dung, sự cố kết, đùm bọc yêu thương nhau đã thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn mỗi người dân, trở thành lẽ sống, chất kết dính gắn bó các thành viên trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Bất luận trong hoàn cảnh nào, đã kết thành sức mạnh vô địch, đưa dân tộc ta vượt lên mọi khó khăn, thử thách, lập nên những kỳ tích vẻ vang trong đấu tranh giải phóng dân tộc, cũng như xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Câu 6. (trang 69 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Theo em, câu chuyện muốn truyền đạt tới người đọc thông điệp nhân sinh gì? Điều đó còn có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống hôm nay?
Trả lời:
Theo em, câu chuyện muốn truyền đạt tới người đọc thông điệp nhân sinh về con người trong thời chiến. Văn bản nói về sự hy sinh cao cả của những người quân nhân là phụ nữ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Chiến tranh kéo dài đã làm cho đất nước bị phá hủy nặng nề, không biết bao nhiêu người đã bỏ mạng lại nơi chiến trường. Không chỉ có đàn ông con trai mới đi đánh giặc mà kể cả những người phụ nữ cũng được tham gia chiến đấu, góp phần công sức nhỏ bé của mình vào sự tự do của đất nước. Truyện không chỉ ca ngợi những tấm gương sáng chói đó mà còn muốn phê phán, tố cáo hành động dã man và những hậu quả khung khiếp mà chiến tranh mang lại cho con người. Qua văn bản, tác giả còn muốn gửi tới mọi người thông điệp về lòng yêu nước, về sự biết ơn với những thế hệ đi trước đã hi sinh thân mình vì độc lập dân tộc. Điều đó vẫn còn có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống hôm nay, là một thông điệp, một tư tưởng không bao giờ phai mờ.
6. Bài viết 'Vào chùa gặp lại' - mẫu 3
Câu 1. Văn bản đề cập đến những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính?
Trả lời:
Văn bản bao gồm các nhân vật như: nhân vật 'tôi', sư Đàm Thân, chàng trai tên Quân, Vũ Thị Bích. Trong số đó, nhân vật chính là sư Đàm Thân.
Câu 2. Nhân vật “tôi” tái ngộ nữ quân y trong hoàn cảnh nào? Ý nghĩa của tình huống này là gì?
Trả lời:
Nhân vật “tôi” gặp lại nữ quân y sau hơn hai mươi năm, cuộc hội ngộ bất ngờ xảy ra tại chùa Đông Am.
→ Ý nghĩa của tình huống này là: thể hiện lòng biết ơn của nhân vật “tôi” khi vẫn nhớ về nữ y sĩ được coi là 'bồ tát' từ bi, từ đó phản ánh tấm lòng và phẩm hạnh cao đẹp của nhân vật “tôi”.
Câu 3. Thái độ, tình cảm của tác giả đối với nhân vật chính được thể hiện trong văn bản ra sao? Dẫn chứng một số câu văn chứng minh điều đó.
Trả lời:
Tình cảm của tác giả dành cho nhân vật chính - Đàm Thân là sự tôn trọng và quý mến. Điều này được thể hiện qua các chi tiết như:
+ Nhân vật “tôi” luôn xem Đàm Thân như một vị 'bồ tát' từ bi.
+ Chi tiết 'Nhìn bóng Đàm Thân khuất sau... tôi bỗng nhớ đến lời của nhà sư về sự linh ứng của kinh Pháp hoa, và hình như mình đã thấy hoa của lòng người.'
Câu 4. Chỉ ra một số chi tiết cho thấy sự kết hợp giữa yếu tố hư cấu và phi hư cấu trong văn bản 'Vào chùa gặp lại'. Theo bạn, sự kết hợp này có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung và ý nghĩa của câu chuyện?
Trả lời:
Một số chi tiết cho thấy sự kết hợp giữa yếu tố hư cấu trong văn bản 'Vào chùa gặp lại':
+ Một lý do khiến Đàm Thân quyết định xuất gia là do những giấc mơ ở chiến trường luôn có linh ứng.
Một số chi tiết cho thấy sự kết hợp giữa yếu tố phi hư cấu:
+ Ngày 12 tháng 2 năm 1975, máy bay địch tấn công đỉnh dốc Chu Linh.
+ Thân trở về quê với 62% thương tật, được hưởng chế độ thương binh 2/4.
→ Theo tôi, sự kết hợp này nhấn mạnh việc thể hiện nội dung và ý nghĩa của câu chuyện. Qua các chi tiết đó, ta có thể thấy được hiện thực khốc liệt của chiến tranh, tội ác của quân xâm lược và cướp nước.
Câu 5. Chi tiết nào trong văn bản để lại ấn tượng đặc biệt với bạn? Tại sao?
Trả lời:
Các chi tiết cho thấy sự kết hợp giữa yếu tố phi hư cấu trong văn bản đã để lại ấn tượng sâu sắc với tôi. Qua các chi tiết này, tôi nhận thấy sự tàn khốc mà chiến tranh mang lại cho con người và đất nước. Tôi cảm nhận được những hy sinh cao cả và công lao to lớn của ông cha ta trong quá khứ. Điều này giúp tôi trân trọng những gì chúng ta đang có hôm nay, từ đó biết xây dựng, bảo vệ và giữ gìn quê hương đất nước.
Câu 6. Theo bạn, câu chuyện muốn truyền tải thông điệp nhân sinh gì? Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống hiện tại?
Trả lời:
Theo tôi, câu chuyện muốn truyền tải thông điệp về con người trong thời chiến. Văn bản ca ngợi sự hy sinh cao cả của các quân nhân nữ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Chiến tranh đã tàn phá đất nước nặng nề, nhiều người đã hi sinh trên chiến trường. Không chỉ đàn ông mà cả phụ nữ cũng tham gia chiến đấu, góp phần vào sự tự do của đất nước. Truyện không chỉ ca ngợi những tấm gương sáng mà còn chỉ trích những hành động dã man và hậu quả khủng khiếp của chiến tranh. Thông qua văn bản, tác giả gửi gắm thông điệp về lòng yêu nước và sự biết ơn đối với những thế hệ đã hi sinh vì độc lập dân tộc. Đây vẫn là một thông điệp quan trọng đối với cuộc sống hôm nay, là tư tưởng không bao giờ phai mờ.