1. Bài soạn 'Sự sống và cái chết' (Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 4
Trước khi đọc
Nhìn vào các dấu hiệu của sự sống trên Trái Đất, điều gì làm bạn cảm thấy tò mò hoặc thắc mắc?
Gợi ý: Những điều có thể khiến bạn băn khoăn gồm:
- Nguồn gốc của sự sống từ đâu?
- Ý nghĩa thực sự của sự sống là gì?
Đọc văn bản
Câu 1. Dựa vào tiêu đề và đoạn đầu của bài viết, bạn dự đoán nội dung chính sẽ được trình bày như thế nào?
Dự đoán: Giải thích về sự sống trên Trái Đất.
Câu 2. Ý nghĩa của việc tác giả tưởng tượng một chuyến “du hành” ngược thời gian là gì?
Giúp người đọc hình dung rõ ràng về quá trình hình thành sự sống trên Trái Đất.
Câu 3. Sự khác biệt giữa các vật vô sinh và các sinh vật là gì?
- Các sinh vật phải chiến đấu để tồn tại và đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng, tuân theo quy luật chọn lọc tự nhiên.
- Các vật vô sinh không cần đấu tranh để tồn tại, không bị đe dọa tuyệt chủng và không tuân theo chọn lọc tự nhiên.
Trả lời câu hỏi
Câu 1. Văn bản 'Sự sống và cái chết' đề cập đến chủ đề gì? So với các văn bản khác cùng chủ đề, tác giả có cách tiếp cận vấn đề như thế nào?
- Chủ đề: Sự sống và cái chết của các sinh vật trên Trái Đất.
- Tác giả đưa ra một vấn đề khoa học một cách dễ hiểu và lôi cuốn.
Câu 2. Tóm tắt các thông tin chính trong văn bản và cách tác giả tổ chức chúng ra sao?
- Các thông tin chính:
- Lịch sử sự sống trên Trái Đất diễn ra theo hai hướng dọc và ngang.
- Sự đa dạng sinh học từ hàng triệu năm trước.
- Sự tiến hóa và tuyệt chủng của các loài động thực vật.
- Sự khác biệt giữa sinh vật và vật vô sinh.
- Tác giả sắp xếp thông tin theo trình tự hợp lý, từ tổng quát đến cụ thể và mở rộng vấn đề.
Câu 3. Vẽ sơ đồ mô tả quá trình phát triển sự sống trên Trái Đất dựa trên nội dung văn bản.
Sự sống:
- Hướng dọc: Tăng cường sự phức tạp theo thời gian.
- Hướng ngang: Đa dạng các loài.
Câu 4. Văn bản giúp bạn hiểu gì về mối liên hệ giữa “đấu tranh sinh tồn” và “tiến hóa”, giữa “sự sống” và “cái chết”?
- Mối liên hệ giữa “đấu tranh sinh tồn” và “tiến hóa”: tương tác và bổ sung cho nhau.
- Mối liên hệ giữa “sự sống” và “cái chết”: liên kết không thể tách rời.
Câu 5. Bạn nhận được thông điệp gì từ văn bản 'Sự sống và cái chết' ngoài việc biết thêm thông tin khoa học về Trái Đất? Trình bày suy nghĩ của bạn về các thông điệp đó.
- Thông điệp: Bảo vệ sự đa dạng sinh học trên Trái Đất.
- Suy nghĩ: Một vấn đề quan trọng và cấp bách trong thời đại hiện nay. Đa dạng sinh học đang bị đe dọa bởi hoạt động của con người.
Câu 6. Các đặc trưng của văn bản thông tin được thể hiện như thế nào trong văn bản này? Các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm và nghị luận được kết hợp ra sao để tạo hiệu quả?
- Đặc trưng của văn bản thông tin:
- Cung cấp kiến thức về sự sống và cái chết của sinh vật.
- Sử dụng số liệu như 3 tỷ năm trước, 500 triệu năm trước, 140 triệu năm trước, 65 triệu năm trước, 300.000 năm trước…
- Ngôn ngữ đơn giản với nhiều thuật ngữ khoa học.
- Các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm và nghị luận được kết hợp linh hoạt, giúp văn bản thêm phần hấp dẫn.
Câu 7. Có thể đổi tiêu đề của văn bản thành 'Sự sống và cái chết của các loài sinh vật trên Trái Đất' không? Vì sao?
- Ý kiến: Có thể.
- Nguyên nhân: Dựa trên nội dung chính của văn bản.
Câu 8. Vấn đề tác giả nêu trong văn bản này đã ảnh hưởng như thế nào đến nhận thức của bạn về cuộc sống?
Tác động: Nhận thức về việc bảo vệ các loài sinh vật và trân trọng mọi thứ trên Trái Đất.
Kết nối đọc - viết
Thu thập thông tin về một loài sinh vật mà bạn muốn tìm hiểu. Viết một đoạn văn (khoảng 150 từ) về thông tin đó.
2. Mẫu bài soạn 'Sự sống và cái chết' (Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức) - phiên bản 5
* Trước khi đọc
Câu hỏi (trang 75 SGK Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):
- Những yếu tố nào đã tạo điều kiện cho sự sống trên trái đất phát triển?
- Yếu tố nào là thiết yếu nhất cho sự tồn tại của sự sống trên trái đất?
* Đọc văn bản
Gợi ý trả lời các câu hỏi trong bài đọc:
- Dự đoán nội dung chi tiết của bài viết từ nhan đề và đoạn đầu tiên.
- Sự phát triển của sự sống trên Trái đất
- Ý nghĩa của việc tác giả tưởng tượng một chuyến “du hành” ngược thời gian?
- Giúp người đọc hình dung về sự hình thành sự sống trên Trái đất qua các thời kỳ
- Làm cho nội dung bài viết thêm sinh động và hấp dẫn
- Chú ý đến các thuật ngữ sinh học trong đoạn 3 và 4, và tác dụng của chúng.
- Tiến hóa, sinh vật đơn bào, trùng đế giày, động vật nguyên sinh, động vật đa bào, ổ sinh thái, vô sinh, ...
- Tác dụng: làm nổi bật chủ đề sự sống của các loài sinh vật, khiến bài viết trở nên thuyết phục và cụ thể hơn
- Điểm khác biệt giữa vật vô sinh và sinh vật là gì?
- Sinh vật có sự sống, phải đấu tranh để tồn tại, tránh bị đào thải hoặc tuyệt chủng.
- Vật vô sinh là các hạt, nguyên tử; không cần phải đấu tranh để tồn tại.
* Sau khi đọc
Nội dung chính:
Bài viết “Sự sống và cái chết” cung cấp hai hướng đi chính của sự sống trên Trái Đất, lịch sử phát triển của sự sống, sự thích nghi, sinh tồn, và tuyệt chủng của các loài trong quá trình tiến hóa, mối quan hệ giữa sự sống và cái chết, cùng vai trò của chúng đối với các loài sinh vật trên Trái Đất.
Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
Câu 1 (trang 77 SGK Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):
- Văn bản về sự sống và cái chết mô tả quá trình phát triển của sự sống trên Trái Đất.
- Tác giả tiếp cận vấn đề từ lịch sử tiến hóa của các sinh vật, để làm rõ mối quan hệ giữa sự sống và cái chết cũng như tầm quan trọng của chúng.
Câu 2 (trang 77 SGK Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):
- Nội dung các phần:
+ Đoạn 1: hai hướng phát triển chính của sự sống trên Trái Đất
+ Đoạn 2: lịch sử tiến hóa của sự sống
+ Đoạn 3: sự thích nghi, sinh tồn và tuyệt chủng trong quá trình tiến hóa
+ Đoạn 4: mối quan hệ giữa sự sống và cái chết, và vai trò của chúng đối với các loài sinh vật trên Trái Đất.
- Tổ chức: đầu tiên tác giả đưa ra thông tin tổng quan, sau đó triển khai chi tiết ở các đoạn 2, 3, và cuối cùng, đoạn 4 khái quát và mở rộng thông tin.
Câu 3 (trang 77 SGK Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):
Câu 4 (trang 77 SGK Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):
Mối quan hệ giữa “đấu tranh sinh tồn” và “tiến hóa”, cùng với “sự sống” và “cái chết” là sự tương hỗ và phát triển đồng thời, không tách rời nhau, mà là một phần của nhau, tương tác và phụ thuộc lẫn nhau.
Câu 5 (trang 77 SGK Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):
- Thông điệp: mỗi sự sống trên Trái Đất đều vô giá và đáng trân trọng, con người cần nâng niu và bảo vệ sự sống. Ngày nay, sự phát triển của xã hội hiện đại đang làm cạn kiệt môi trường sống, khiến nhiều loài động thực vật mất đi môi trường tự nhiên. Do đó, mỗi cá nhân cần có ý thức bảo vệ và gìn giữ môi trường sinh thái chung.
Câu 6 (trang 77 SGK Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):
- Văn bản cung cấp thông tin giúp người đọc hiểu quan điểm và suy nghĩ của tác giả về sự sống và cái chết trên Trái Đất.
- Các yếu tố miêu tả xuất hiện nhiều trong các đoạn 2, 3, 4 với danh từ, động từ, tính từ. Yếu tố tự sự xuất hiện trong các đoạn 1, 3, 4 với các sự kiện và giọng người kể. Yếu tố biểu cảm có trong các đoạn 1, 2 với từ ngữ thể hiện thái độ như “đáng kinh ngạc”, “thích thú”, “sợ cứng người”. Các yếu tố nghị luận được sử dụng trong các đoạn 1, 3, 4 với lý lẽ và bằng chứng để thể hiện quan điểm và thuyết phục người đọc. Các phương thức biểu đạt phối hợp hiệu quả trong văn bản.
Câu 7 (trang 77 SGK Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):
- Không thể thay đổi nhan đề, vì “Sự sống và cái chết” là tiêu đề cô đọng và bao quát, gợi nhiều liên tưởng hơn.
Câu 8 (trang 77 SGK Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):
Vấn đề tác giả nêu ra trong văn bản làm tăng thêm ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ và gìn giữ môi trường sinh thái của Trái Đất.
* Kết nối đọc – viết (trang 77 SGK Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):
Thu thập thông tin về một loài sinh vật mà bạn quan tâm và viết một đoạn văn khoảng 150 chữ về loài đó.
Đoạn văn tham khảo
Một loài sinh vật tôi muốn tìm hiểu là chim thủy tổ, có tên khoa học là Archaeopteryx. Đây là một chi khủng long giống chim, đóng vai trò chuyển tiếp giữa khủng long có lông và chim hiện đại. Được coi là tổ tiên của các loài chim, chim thủy tổ sống vào cuối kỷ Jura, khoảng 150 triệu năm trước, tại khu vực nay thuộc miền nam Đức. Khi đó, châu Âu là tập hợp nhiều quần đảo trong biển nông nhiệt đới. Chim thủy tổ có chiều dài từ đầu đến đuôi khoảng 50 cm, kích thước nhỏ với cánh rộng, có khả năng bay và lướt. Mặc dù nhỏ, loài chim này được cho là có sức mạnh đáng kể so với kích thước cơ thể. Về cấu trúc xương, chim thủy tổ gần gũi với khủng long “Đại Trung sinh” hơn là chim hiện đại, với hàm răng sắc, ba ngón tay có vuốt, đuôi dài và các đốt xương có thể tách rời. Đây là đại diện trung gian cho giai đoạn tiến hóa từ bò sát sang chim.
3. Bài viết về 'Sự sống và cái chết' (Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu số 6
I. Tác giả văn bản Sự sống và cái chết
Trịnh Xuân Thuận sinh ngày 20 tháng 8 năm 1948 là nhà khoa học người Mỹ gốc Việt trong lĩnh vực vật lý thiên văn, ông đồng thời là một nhà văn đã viết nhiều quyển sách có giá trị cao về vũ trụ học và về những suy nghĩ của bản thân trong mối tương quan giữa khoa học và Phật giáo. Ông còn là một nhà thơ, một triết gia, một Phật tử và một nhà hoạt động vì môi trường và hòa bình. Hiện ông đang là giáo sư ngành vật lý thiên văn tại đại học Virginia, Hoa Kỳ.
Những năm phổ thông ông học hoàn toàn bằng tiếng Pháp, sau khi đậu tú tài, ông rời khỏi Sài Gòn sang Thụy Sỹ du học, sau đó được học bổng đến Hoa Kỳ. Ông đã bảo vệ luận án tiến sỹ ngành vật lý thiên văn tại trường Đại học Princeton.
Giáo sư Trịnh Xuân Thuận đã được độc giả trong nước biết đến qua những tác phẩm nổi tiếng đã được dịch ra tiếng Việt như: Giai điệu bí ẩn, Trò chuyện với Trịnh Xuân Thuận, Hỗn độn và hài hòa, Cái vô hạn trong lòng bàn tay (Từ Big Bang đến giác ngộ), Những con đường của ánh sáng, Nguồn gốc…
Với sự say mê dành cả cuộc đời để nghiên cứu khoa học thiên văn và đem bầu trời đến với mọi người, đặc biệt tư tưởng Phật giáo xuyên suốt các tác phẩm đã tạo cho chúng nét hấp dẫn riêng. Các tác phẩm này đã đem lại cho ông nhiều giải thưởng về sách như: giải thưởng lớn Moron của Viện Hàn Lâm Pháp (2007), giải Kalinga năm 2009 của UNESCO nhờ đóng góp trong công cuộc đại chúng hóa khoa học; giải thưởng thế giới Cino del Duca uy tín của Viện Pháp quốc (2012) và giải Louis Pauwels (2012).
II. Tìm hiểu tác phẩm Sự sống và cái chết
- Thể loại: Văn bản thông tin
- Xuất xứ: Trích Từ điển yêu thích bầu trời và các vì sao
- Phương thức biểu đạt: Nghị luận
- Tóm tắt:
Văn bản bàn về sự sống và cái chết của muôn loài trên Trái Đất, thông qua việc tái hiện tiến trình phát triển của các loài sinh vật, bài viết chỉ ra sự song hành của sự sống và cái chết cũng như ý nghĩa của cái chết đối với sự sống.
5. Bố cục: Chia văn bản thành 4 phần
- Đoạn 1: Từ đầu đến “các loài theo thời gian”: Khái quát về lịch sử sự sống trên Trái Đất.
- Đoạn 2: Tiếp theo đến “làm bạn sợ cứng người”: Sự sống trên Trái Đất cách đây 3 tỉ năm và 140 triệu năm thông qua sự có mặt của các sinh vật.
- Đoạn 3: Tiếp theo đến “các loài chiếm giữ”: Sự ra đời và tuyệt chủng của một số sinh vật.
- Đoạn 4: Còn lại: Tìm ra nguyên nhân vì sao các loài tiến hóa và tự hoàn thiện.
6. Giá trị nội dung:
- Văn bản đã giúp nhận ra sự hữu hạn và nhỏ bé của con người trong lịch sử sự sống của Trái Đất.
- Văn bản giúp người đọc suy ngẫm nhiều hơn đến ý nghĩa của cuộc sống, và bản thân cần làm gì để duy trì sự sống.
7. Giá trị nghệ thuật:
- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ dẫn chứng sắc bén, chính xác cụ thể.
- Ngôn ngữ khoa học chính xác dễ hiểu
- Văn phong cô động, xúc tích
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Sự sống và cái chết
- Sự sống trên Trái Đất
- Văn bản “Sự sống và cái chết” cung cấp thông tin khoa học về Trái Đất, lịch sử sự sống trên Trái Đất.
- Tính chính xác, khách quan thể hiện ở việc:
+ Trong văn bản “Sự sống và cái chết” có rất nhiều những thông tin xác thực: số liệu về thời gian (3 tỉ năm trước, 500 triệu năm, 140 triệu năm trước, 65 triệu năm, 300000 năm, 13,7 tỉ năm), tên các loài động vật, kỉ địa chất, vụ nổ Bích Beng
+ Ngôn ngữ của văn bản “Sự sống và cái chết” sáng rõ, đơn nghĩa, sử dụng nhiều câu đơn; thuật ngữ khoa học của các lĩnh vực sinh học, địa lý, hóa học…
- Các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận đã được phối hợp sử dụng làm tăng tính hiệu quả tác động đối với người đọc.
+ Tác giả kể lại một phần quá trình sự sống diễn ra trên Trái Đất thông qua các mốc thời gian và các sinh vật xuất hiện trong thời điểm đó.
+ Tác giả miêu tả sự sống trên Trái Đất (như trong đoạn “cảnh tượng đa sắc của hoa … len lỏi trong rừng rậm”)
+ Yếu tố biểu cảm lồng ghép trong những cụm từ chỉ thái độ (được chiêm ngưỡng, được nghe, thích thú, sợ cứng người…) và trong giọng điệu của từng đoạn văn.
+ Yếu tố nghị luận thể hiện ở những lí lẽ đưa ra để lập luận, làm sáng tỏ vấn đề (đặc biệt ở đoạn 3 – bàn về thực trạng xuất hiện và tuyệt chủng của sinh vật, và đoạn 4 – bàn về mối quan hệ giữa sự sống và cái chết), thể hiện ở những dẫn chứng xác đáng, tiêu biểu (các con số cụ thể, tên các loài động vật).
- Bài học rút ra sau khi học văn bản
Văn bản đã giúp tôi nhận ra sự hữu hạn và nhỏ bé của con người trong lịch sử sự sống của Trái Đất. Đồng thời, giúp tôi hiểu rằng con người cũng nằm trong trật tự của vạn vật, bị cái chết – sự tuyệt chủng đe dọa. Con người không phải sinh vật sẽ vĩnh viễn tồn tại. Văn bản giúp tôi suy ngẫm nhiều hơn đến ý nghĩa của cuộc sống, và bản thân cần làm gì để duy trì sự sống.
KHỞI ĐỘNG
Câu hỏi: Khi quan sát những biểu hiện cụ thể của sự sống trên Trái Đất, điều gì đã khiến bạn suy nghĩ, băn khoăn hoặc tò mò?
Trả lời:
Khi quan sát những biểu hiện cụ thể của sự sống trên Trái Đất, tôi đã băn khoăn sự sống bắt nguồn từ đâu? Có lẽ phải có một đấng nào đó đã tạo ra sự sống. Đó có thể là Chúa hay sự mặc khải. Khi nghĩ đến điều này, tôi cảm thấy sự sống thật là một điều kì diệu.
ĐỌC
Câu 1: Việc tác giả tưởng tượng ra một chuyến "du hành" ngược thời gian có ý nghĩa gì?
Trả lời:
Việc tác giả tưởng tượng ra một chuyến "du hành" ngược thời gian giúp người đọc hình dung được sự sống trên Trái Đất đã kéo dài như thế nào.
Câu 2: Chú ý những thuật ngữ chuyên ngành sinh học được sử dụng trong các đoạn 3, 4 và tác dụng của chúng.
Trả lời:
Tác dụng của các thuật ngữ sinh học được sử dụng trong các đoạn 3, 4: khiến cho thông tin trở nên chuẩn xác và cho biết văn bản thuộc loại văn bản thông tin, khoa học.
Câu 3: Sự khác nhau giữa các vật vô sinh và các sinh vật là gì?
Trả lời:
- Sự khác nhau giữa các vật vô sinh và các sinh vật là:
- Các sinh vật phải đấu tranh sinh tồn và bị đe dọa tuyệt chủng, tuân theo chọn lọc tự nhiên.
- Các vật vô sinh lại không phải đấu tranh sinh tồn, không bị đe dọa tuyệt chủng và cũng không phải tuân theo chọn lọc tự nhiên.
B. Bài tập và hướng dẫn giải
TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu 1. Văn bản Sự sống và cái chết viết về đề tài gì? Từ việc liên hệ tới những văn bản khác cùng đề cập đề tài này mà bạn đã đọc, hãy cho biết góc độ tiếp cận vấn đề riêng của tác giả.
=> Xem hướng dẫn giải
- Văn bản Sự sống và cái chết viết về đề tài sự sống trên Trái Đất.
- Từ việc liên hệ tới những văn bản khác cùng đề cập đề tài này mà tôi đã đọc, tôi nhận thấy góc độ tiếp cận vấn đề riêng của Trịnh Xuân Thuận nằm ở chỗ ông không viết quá hàn lâm, chuyên môn mà hướng đến đối tượng độc giả đại chúng, với một văn phong giản dị, nhưng hàm súc và mang tính triết lí.
Câu 2. Tóm tắt những thông tin chính trong văn bản và chỉ ra cách tác giả sắp xếp, tổ chức các thông tin đó.
=> Xem hướng dẫn giải
* Tóm tắt những thông tin chính trong văn bản:
- Lịch sử sự sống trên Trái Đất diễn ra đồng thời theo hai hướng dọc và ngang.
- Theo thời gian, các sinh vật ngày càng tiến hóa nhiều và đa dạng.
- Sự xuất hiện của các dạng động vật mới có khả năng thích nghi hơn không nhất thiết đồng nghĩa với sự đào thải các dạng kém tiến hóa hơn nhưng một loài nào đó được sinh ra không có nghĩa sẽ tồn tại mãi mãi.
- Lý do các loài sinh vật tiến hóa và tự hoàn thiện.
* Cách tác giả sắp xếp, tổ chức các thông tin đó: tác giả đi từ khái quát, giới thiệu về các sinh vật, sau đó đi theo chiều dài của lịch sử để thấy được sự tiến hóa của sinh vật và nêu lí do các loài sinh vật cần phải tiến hóa. Từ đó, ông mở rộng vấn đề ra sự sống và cái chết của sự sống trên Trái Đất cũng như đưa cho người đọc thêm nhiều thông tin bổ ích.
Câu 3. Dựa vào nội dung văn bản, vẽ sơ đồ mô tả quá trình phát triển của sự sống trên Trái Đất.
=> Xem hướng dẫn giải
Sơ đồ mô tả quá trình phát triển của sự sống trên Trái Đất dựa vào nội dung văn bản:
Cách đây 3 tỉ năm: các vi khuẩn và vi khuẩn cổ sinh => Cách đây 500 triệu năm: hai dạng vi khuẩn và một số tảo, bọt biển, rêu và nấm, một ít sâu bọ, bọ ba thùy, tôm, cua và động vật nhuyễn thể => Cách đây 140 triệu năm: bọ ba thùy không còn tồn tại; xuất hiện các loài bướm, ong, chim hót và cá ở trong biển cũng nhưng một số động vật có vú nhỏ nhoi trong rừng rậm; có sự hiện diện của khủng long ăn thịt và thằn lằn tiền sử => Cách đây 65 triệu năm: khủng long tuyệt chủng, các loaif kahcs chiém giữ các ổ sinh thái.
Câu 4. Văn bản đưa lại cho bạn hiểu biết gì về mối quan hệ giữa "đấu tranh sinh tồn" và "tiến hóa", giữa "sự sống" và "cái chết"?
=> Xem hướng dẫn giải
Văn bản cho tôi hiểu về mối quan hệ giữa "đấu tranh sinh tồn" và "tiến hóa", giữa "sự sống" và "cái chết" là những mặt tưởng như đối lập nhưng thực tế lại có mối quan hệ mật thiết, là một phần không thể tách rời khỏi nhau. "Các loài tiến hóa và tự hoàn thiện dần bởi vì chúng phải đấu tranh để sinh tồn và bởi vì cái chết đang chờ chúng ở cuối con đường. Cái chết cho phép sự sống tiến lên. Nó là một phần không thể tách rời của sự sống. Nó nằm trong trật tự của vạn vật."
Câu 5. Ngoài việc biết thêm các thông tin khoa học về Trái Đất, bạn còn nhận được những thông điệp gì từ văn bản Sự sống và cái chết? Trình bày suy nghĩ của bạn về những thông điệp đó.
=> Xem hướng dẫn giải
Ngoài việc biết thêm các thông tin khoa học về Trái Đất, tôi còn nhận được những thông điệp mang tính triết lí từ văn bản Sự sống và cái chết. Cụ thể, như nhan đề của văn bản gợi ra, sự sống và cái chết là lẽ dĩ nhiên. Chúng ta vẫn thường nghĩ chúng là những mặt đối lập, nhưng thực tế có sự sống sẽ có cái chết. Và có cái chết thì sự sống ngày sau mới tiếp tục có được. Một sự khởi đầu cũng sẽ có kết thúc. Và sự kết thúc chính là tiền đề cho một khởi đầu mới. Sự sống và cái chết cứ thế bám lấy nhau, tiếp nối nhau dài vô tận.
Câu 7: Có thể đổi nhan đề của văn bản thành Sự sống và cái chết của các loài sinh vật trên Trái Đất được không? Vì sao?
=> Xem hướng dẫn giải
- Có thể đổi nhan đề của văn bản thành Sự sống và cái chết của các loài sinh vật trên Trái Đất được.
- Vì nội dung của văn bản là về sự sống của các loài sinh vật trên Trái Đất. Tuy nhiên, nếu đổi tên văn bản thành Sự sống và cái chết của các loài sinh vật trên Trái Đất, tính bao quát của văn bản sẽ bị thu hẹp đồng thời không tạo được sự "lấp lửng", khơi gợi trí tò mò của người đọc.
Câu 8: Vấn đề tác giả đặt ra trong văn bản này đã tác động như thế nào đến nhận thức của bạn về cuộc sống?
=> Xem hướng dẫn giải
Vấn đề tác giả đặt ra trong văn bản này đã tác động đến nhận thức của tôi về cuộc sống. Tôi hiểu được sự sống và cái chết là một quá trình gắn liền với nhau, cũng thấy được sự kì diệu của sự sống và cái chết, hiểu được sự kì diệu mang bàn tay của tạo hóa.
KẾT NỐI ĐỌC - VIẾT
Thu thập thông tin về một loài sinh vật mà bạn muốn tìm hiểu. Trình bày thông tin đó bằng một đoạn văn (khoảng 150 chữ).
=> Xem hướng dẫn giải
Có một loài vật được nuôi trong hầu hết các gia đình. Chúng đều được coi là một loài vật dễ thương, bắt chuột, bảo vệ mùa màng. Đó là loài mèo. Những con mèo được con người nuôi sẽ bắt chước đặc điểm tính cách, lối sống từ chủ nhân của chúng. Một con mèo sống cùng với người chủ thường xuyên bị căng thẳng, rối loạn lo âu thì mèo cũng rơi vào tình trạng tương tự. Trong khi đó, một con mèo khác sống với chủ nhân có tính tình dễ chịu và vui vẻ, chúng sẽ thân thiện, dễ dỗ dàng và ít cáu kỉnh.
4. Đề bài 'Sự sống và cái chết' (Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 1
Nội dung chính
Văn bản bàn luận về sự sống và cái chết của các sinh vật trên Trái Đất.
Tóm tắt
Văn bản bàn luận về sự sống và cái chết của các sinh vật trên Trái Đất. Trên Trái Đất có hàng ngàn, hàng vạn loài sinh vật, chúng đa dạng và phong phú gồm các loài sinh vật và các vật vô sinh. Mọi vật đều xuất hiện từ rất lâu và chúng luôn phải đấu tranh để sinh tồn, các loài sinh vật phải đấu tranh sống để tránh sự tuyệt chủng còn các vật vô sinh là các hạt, ccs nguyên tử thì không cần phải đấu tranh sinh tồn. Mọi vật trên Trái Đất có lịch sử hình thành lâu đời, chúng sống ở cái ranh giới giữa sự sống và cái chết, luôn đấu tranh sinh tồn để bảo vệ bản thân.
Trước khi đọc
Khi quan sát những biểu hiện cụ thể của sự sống trên Trái Đất, điều gì đã khiến bạn suy nghĩ, băn khoăn hoặc tò mò?
Phương pháp giải:
Dựa vào những thứ bạn đã quan sát được về thiên nhiên, con người, các sinh vật sống trên Trái Đất để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Học sinh tự nêu những vấn đề mình thắc mắc khi quan sát những biểu hiện cụ thể của sự sống trên Trái Đất.
Gợi ý: có thể là những vấn đề liên quan đến sự xuất hiện của sự sống, sự hình thành các sinh vật trong tự nhiên,…
Trong khi đọc
Câu 1 (trang 75, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Dự đoán nội dung cụ thể sẽ được triển khai trong bài viết qua nhan đề và đoạn 1.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ đoạn (1) trong văn bản Sự sống và cái chết.
- Dựa vào nhan đề và đoạn thứ nhất để nêu nội dung bài viết.
Lời giải chi tiết:
Nội dung cụ thể được triển khai trong bài viết là về sự sống trên Trái Đất, sự sống của các loài sinh vật trên Trái Đất.
Câu 2 (trang 75, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Việc tác giả tưởng tượng ra một chuyến “du hành” ngược thời gian có ý nghĩa gì?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ đoạn (2) trong văn bản Sự sống và cái chết.
- Tập trung vào những chi tiết về chuyến “du hành” ngược thời gian để nêu ý nghĩa của nó.
Lời giải chi tiết:
Ý nghĩa của chuyến “du hành” ngược thời gian là giúp người đọc hiểu rõ hơn về lịch sử hình thành sự sống, sự đa dạng của các loài sinh vật trên Trái Đất của hàng trăm triệu năm về trước.
Câu 3 (trang 76, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Chú ý các thuật ngữ chuyên ngành sinh học được sử dụng trong đoạn 3, 4 và tác dụng của chúng.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ đoạn (3), (4) trong văn bản Sự sống và cái chết.
- Tìm hiểu các thuật ngữ chuyên ngành sinh học được sử dụng trong đoạn (3), (4) để nêu tác dụng của chúng.
Lời giải chi tiết:
- Các thuật ngữ chuyên ngành sinh học được sử dụng trong đoạn (3), (4) là “bọ ba thùy”, “cuối kỉ Péc-mi”, “tuyệt chủng”, “ổ sinh thái”, “các loài tiến hóa”,…
- Tác dụng của các thuật ngữ chuyên ngành sinh học nhằm giúp cho bài viết có dẫn chứng thuyết phục hơn, cụ thể hơn và người đọc có thể thấy được sự rõ hơn nội dung vấn đề.
Câu 4 (trang 76, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Sự khác nhau giữa các vật vô sinh và các sinh vật là gì?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ đoạn (4) của văn bản Sự sống và cái chết.
- Chú ý vào chi tiết viết về vật vô sinh để lý giải sự khác nhau giữa vật vô sinh và sinh vật.
Lời giải chi tiết:
Sự khác nhau giữa các vật vô sinh và các sinh vật là:
- Các sinh vật có sự sống, chúng phải đấu tranh để sinh tồn, để không bị đào thải, bị chết hay dẫn đến việc bị tuyệt chủng.
- Các vật vô sinh là vật không có sự sống, là các hạt, các nguyên tử; chúng không cần phải đấu tranh để sinh tồn.
Trả lời câu hỏi
Câu 1 (trang 77, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Văn bản Sự sống và cái chết viết về đề tài gì? Từ việc liên hệ tới những văn bản khác cùng đề cập đề tài này mà bạn đã đọc, hãy cho biết góc độ tiếp cận vấn đề riêng của tác giả?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản Sự sống và cái chết.
- Dựa vào nội dung văn bản để chỉ ra đề tài của văn bản.
- Từ việc liên hệ tới những văn bản khác đã học mà có cùng đề tài để chỉ ra góc độ tiếp cận vấn đề riêng của tác giả.
Lời giải chi tiết:
- Đề tài của văn bản là viết về sự sống và cái chết của các loài sinh vật trên Trái Đất, lịch sử hình thành và sự đa dạng của các loài sinh vật.
- Góc độ tiếp cận vấn đề riêng của tác giả là tiếp cận từ nguồn gốc, sự hình thành của tự nhiên, từ việc khám phá vẻ đẹp đa dạng của sự sống, của các loài sinh vật trên Trái Đất.
Câu 2 (trang 77, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Tóm tắt những thông tin chính trong văn bản và chỉ ra cách tác giả sắp xếp, tổ chức các thông tin đó.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản Sự sống và cái chết.
- Dựa vào nội dung các đoạn để tóm tắt thông tin chính trong văn bản và cách sắp xếp, tổ chức thông tin đó.
Lời giải chi tiết:
Những thông tin chính trong văn bản là:
- Sự xuất hiện của sự sống trên Trái Đất theo chiều dọc và chiều ngang.
- Sự đa dạng sự sống của các loài sinh vật trên Trái Đất từ hàng trăm triệu năm trước.
- Sự tiến hóa và tuyệt chủng của các loài động, thực vật trên Trái Đất.
- Sự khác nhau của các loài sinh vật và các vật vô sinh.
Câu 3 (trang 77, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Dựa vào nội dung văn bản, vẽ sơ đồ mô tả quá trình phát triển của sự sống trên Trái Đất.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản Sự sống và cái chết.
- Dựa vào nội dung từng đoạn, sự liên kết thông tin giữa các đoạn để vẽ sơ đồ mô tả quá trình phát triển của sự sống trên Trái Đất.
Lời giải chi tiết:
Sơ đồ mô tả quá trình phát triển sự sống trên Trái Đất:
Câu 4 (trang 77, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Văn bản đưa lại cho bạn hiểu biết gì về mối quan hệ giữa “đấu tranh sinh tồn” và “tiến hóa”, giữa “sự sống” và “cái chết”.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản Sự sống và cái chết.
- Dựa vào những thông tin trong văn bản để chỉ ra mối quan hệ giữa “đấu tranh sinh tồn” và “tiến hóa”, giữa “sự sống” và “cái chết”.
Lời giải chi tiết:
- Mối quan hệ giữa “đấu tranh sinh tồn” và “tiến hóa” là mối quan hệ qua lại, bổ sung cho nhau. Các loài sinh vật để có thể sống thì cần phải đấu tranh sinh tồn, để sinh tồn thì cần phải có sự tiến hóa, nâng cấp bản thân để tăng cường sức mạnh, để có thể đánh bại kẻ thù, để không bị chết và tuyệt chủng.
- Mối quan hệ giữa “sự sống” và “cái chết” là mối liên hệ mật thiết, luôn đi liền với nhau. Sinh vật để không phải chết thì cần phải cố gắng giữ gìn sự sống của mình, sống và chết chỉ cách nhau bởi một tầng giấy mỏng manh, không chắc chắn.
=> Mối quan hệ giữa “đấu tranh sinh tồn” và “tiến hóa”, giữa “sự sống” và “cái chết” là quan hệ gắn bó, không thể tách rời nhau, chúng luôn đi với nhau.
Câu 5 (trang 77, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Ngoài việc biết thêm các thông tin khoa học về Trái Đất, bạn còn nhận được những thông điệp gì từ văn bản Sự sống và cái chết? Trình bày suy nghĩ của bạn về những thông điệp đó.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản Sự sống và cái chết.
- Dựa vào nội dung, thông tìn trong văn bản đã tìm hiểu để nêu những thông điệp rút ra từ văn bản và suy nghĩ về thông điệp đó.
Lời giải chi tiết:
- Những thông điệp nhận được từ văn bản là thông điệp về việc bảo vệ sự sống trên Trái Đất, bảo vệ các loài động - thực vật quý hiếm khỏi sự tuyệt chủng.
- Những thông điệp rút ra từ văn bản đều có liên quan đến các vấn đề đang xảy ra trong cuộc sống hiện nay, trong môi trường tự nhiên; các loài động – thực vật quý hiếm đáng trên đà tuyệt chủng do tác động của con người.
Câu 6 (trang 77, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Những đặc trưng của loại văn bản thông tin đã được thể hiện như thế nào trong văn bản này? Các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận đã được phối hợp sử dụng như thế nào và tạo được hiệu quả ra sao?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản Sự sống và cái chết.
- Đọc lại kiến thức về văn bản thông tin và các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận trong văn bản thông tin ở phần Tri thức ngữ văn trang 73.
- Dựa vào những kiến thức đó để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
- Những đặc trưng của văn bản thông tin đã được thể hiện đầy đủ và rõ ràng trong văn bản đó. Văn bản trên đã cung cấp đủ thông tin liên quan đến vấn đề, đã đảm bảo tính chính xác, có sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ là các số liệu thống kê, …
- Các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận đã được phối hợp sử dụng một cách hiệu quả và thành công trong văn bản. Các yếu tố này giúp văn bản có tính chính xác, khách quan hơn, dễ hiểu hơn và tăng hiệu quả tác động với người đọc.
Câu 7 (trang 77, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Có thể đổi nhan đề văn bản thành Sự sống và cái chết của các loài sinh vật trên Trái Đất được không? Vì sao?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản Sự sống và cái chết.
- Dựa vào thông tin, thông điệp mà tác giả muốn truyền tải để giải thích lí do tác giả sử dụng nhan đề Sự sống và cái chết.
Lời giải chi tiết:
- Có thể đổi nhan đề văn bản Sự sống và cái chết thành Sự sống và cái chết của các loài sinh vật trên Trái Đất.
- Lí do khiến tác giả chọn một nhan đề cô đọng và mang hàm nghĩa lớn hơn là Sự sống và cái chết là vì nhan đề này ngắn gọn và nó cũng bao hàm ý nghĩa, vấn đề và thông điệp mà tác giả muốn truyền tải.
Câu 8 (trang 77, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Vấn đề tác giả đặt ra trong văn bản này đã tác động như thế nào đến nhận thức của bạn về cuộc sống?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản Sự sống và cái chết.
- Dựa vào nội dung, thông điệp trong văn bản để chỉ ra sự tác động của vấn đề tác giả đặt ra đến nhận thức của bản thân về cuộc sống.
Lời giải chi tiết:
Tác động của vấn đề tác giả đặt ra đến nhận thức của bản thân tôi về cuộc sống là nhận thức được bản thân cần phải trân trọng sự sống, biết bảo vệ sự sống của mọi vật quanh ta và mọi vật trên Trái Đất.
Kết nối đọc - viết
Thu thập thông tin về một loài sinh vật mà bạn muốn tìm hiểu. Trình bày thông tin đó bằng một đoạn văn (khoảng 150 chữ)
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản Sự sống và cái chết.
- Thu thập thông tin về một loài sinh vật mà bạn muốn tìm hiểu trên mạng xã hội hoặc trên sách báo để viết đoạn văn trình bày những thông tin đó.
Lời giải chi tiết:
Trên Trái Đất có rất nhiều loài động vật, chúng rất đa dạng và phong phú cả về số lượng lẫn các loài, có các loài bò sát, loài côn trùng sống trên đất liền hay các loài động vật dưới nước, loài lưỡng cư,… Rắn là một loài động vật bò sát ăn thịt, sống trong rừng rậm; phần lớn các loài rắn không có nọc độc, còn những loài nào có nọc độc thì chủ yếu sử dụng nó vào việc giết chết hay khuất phục con mồi thay vì để phòng vệ, có một số loại rắn độc có thể gây chết người. Rắn là động vật có thân hình tròn dài (hình trụ) và có xương sống, có màng ối, ngoại nhiệt với các lớp vảy xếp chồng lên nhau che phủ cơ thể. Nguồn gốc của rắn vẫn là một vấn đề chưa được giải quyết. Có hai giả thuyết chính cạnh tranh lẫn nhau về nguồn gốc của rắn: Giả thuyết thằn lằn đào bới và giả thuyết thương long thủy sinh. Các loài rắn còn sinh tồn đã được tìm thấy trên gần như mọi châu lục (ngoại trừ châu Nam Cực), trong lòng các đại dương như Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, và trên phần lớn các khối lục địa nhỏ hơn — các ngoại lệ bao gồm một số đảo lớn như Ireland và New Zealand, và nhiều đảo nhỏ trong Đại Tây Dương và Trung Thái Bình Dương. Kích thước của chúng biến động từ nhỏ, như rắn chỉ (Leptotyphlops carlae) chỉ dài khoảng 10 cm (4 inch), cho tới lớn như trăn gấm (Python reticulatus) dài tới 8,7 m (29 ft). Sự lột xác (hay lột da) ở rắn phục vụ cho một loạt các chức năng và nó diễn ra suốt cuộc đời. Trước hết lớp da ngoài cũ kỹ và đã bị mòn được thay thế; thứ hai, nó giúp loại bỏ các động vật ký sinh như ve hay bét. Những con rắn già chỉ lột da 1 tới 2 lần mỗi năm, nhưng những con rắn non còn đang lớn thì có thể lột da tới 4 lần mỗi năm. Trên Trái Đất, rắn là một loài động vật không hiếm thấy và rất đa dạng, nó xuất hiện chủ yếu ở rừng rậm nên ít người đã từng tận mắt nhìn thấy rắn. Hình dạng cũng như các tập tính và đặc trưng của rắn đều rất thú vị và đáng để tìm hiểu.
5. Bài giảng 'Sự sống và cái chết' (Ngữ văn lớp 10 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 2
I. Tác giả
- Trịnh Xuân Thuận sinh ngày 20 tháng 8 năm 1948 là nhà khoa học người Mỹ gốc Việt trong lĩnh vực vật lý thiên văn, ông đồng thời là một nhà văn đã viết nhiều quyển sách có giá trị cao về vũ trụ học và về những suy nghĩ của bản thân trong mối tương quan giữa khoa học và Phật giáo.
- Giáo sư Trịnh Xuân Thuận đã được độc giả trong nước biết đến qua những tác phẩm nổi tiếng đã được dịch ra tiếng Việt như: Giai điệu bí ẩn, Trò chuyện với Trịnh Xuân Thuận, Hỗn độn và hài hòa, Cái vô hạn trong lòng bàn tay (Từ Big Bang đến giác ngộ), Những con đường của ánh sáng, Nguồn gốc…
II. Tác phẩm văn bản Sự sống và cái chết
- Thể loại: Văn bản thông tin
- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Trích Từ điển yêu thích bầu trời và các vì sao
- Phương thức biểu đạt: Nghị luận
- Tóm tắt văn bản Sự sống và cái chết
Văn bản trình bày những vấn đề về sự sống trên Trái Đất
- Bố cục văn bản Sự sống và cái chết
- Đoạn 1: Từ đầu đến “các loài theo thời gian”: Lịch sử sự sống trên Trái Đất diễn ra đồng thời theo hai hướng dọc và ngang.
- Đoạn 2: Tiếp theo đến “làm bạn sợ cứng người”: Theo thời gian, các sinh vật ngày càng tiến hóa nhiều và đa dạng.
- Đoạn 3: Tiếp theo đến “các loài chiếm giữ”: Sự xuất hiện của các dạng động vật mới
- Đoạn 4: Còn lại: Lý do các loài sinh vật tiến hóa và tự hoàn thiện.
- Giá trị nội dung văn bản Sự sống và cái chết
- Văn bản đã giúp nhận ra sự hữu hạn và nhỏ bé của con người trong lịch sử sự sống của Trái Đất.
- Văn bản giúp người đọc suy ngẫm nhiều hơn đến ý nghĩa của cuộc sống, và bản thân cần làm gì để duy trì sự sống.
- Giá trị nghệ thuật văn bản Sự sống và cái chết
- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ dẫn chứng sắc bén, chính xác cụ thể.
- Ngôn ngữ khoa học chính xác dễ hiểu
- Văn phong cô động, xúc tích
III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Sự sống và cái chết
- Quá trình phát triển của sự sống trên Trái Đất.
- Cách đây 3 tỉ năm: các vi khuẩn và vi khuẩn cổ sinh
- Cách đây 500 triệu năm: hai dạng vi khuẩn và một số tảo, bọt biển, rêu và nấm, một ít sâu bọ, bọ ba thùy, tôm, cua và động vật nhuyễn thể
- Cách đây 140 triệu năm: bọ ba thùy không còn tồn tại; xuất hiện các loài bướm, ong, chim hót và cá ở trong biển cũng nhưng một số động vật có vú nhỏ nhoi trong rừng rậm; có sự hiện diện của khủng long ăn thịt và thằn lằn tiền sử
- Cách đây 65 triệu năm: khủng long tuyệt chủng, các loài khác chiếm giữ các ổ sinh thái.
- Mối quan hệ giữa "đấu tranh sinh tồn" và "tiến hóa", giữa "sự sống" và "cái chết”.
- "Các loài tiến hóa và tự hoàn thiện dần bởi vì chúng phải đấu tranh để sinh tồn và bởi vì cái chết đang chờ chúng ở cuối con đường.
- Cái chết cho phép sự sống tiến lên. Nó là một phần không thể tách rời của sự sống. Nó nằm trong trật tự của vạn vật."
- Sự xuất hiện của các dạng động vật mới có khả năng thích nghi hơn không nhất thiết đồng nghĩa với sự đào thải các dạng kém tiến hóa hơn nhưng một loài nào đó được sinh ra không có nghĩa sẽ tồn tại mãi mãi.
→ Mối quan hệ giữa "đấu tranh sinh tồn" và "tiến hóa", giữa "sự sống" và "cái chết" là những mặt tưởng như đối lập nhưng thực tế lại có mối quan hệ mật thiết, là một phần không thể tách rời khỏi nhau.
- Ý nghĩa văn bản
- Sự sống và cái chết là lẽ dĩ nhiên.
- Chúng ta vẫn thường nghĩ chúng là những mặt đối lập, nhưng thực tế có sự sống sẽ có cái chết.
- Có cái chết thì sự sống ngày sau mới tiếp tục có được
- Một sự khởi đầu cũng sẽ có kết thúc.
- Sự kết thúc chính là tiền đề cho một khởi đầu mới.
→ Sự sống và cái chết cứ thế bám lấy nhau, tiếp nối nhau dài vô tận.
* Trước khi đọc
Câu hỏi (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Khi quan sát những biểu hiện cụ thể của sự sống trên Trái Đất, những điều đã khiến tôi suy nghĩ, băn khoăn hoặc tò mò như: thứ gì trên Trái Đát đã giúp duy trì sự sống của sinh vật, những thứ Trái Đất có thì các hành tinh khác có không; vì sao các sinh vật chỉ có tuổi thọ nhất định…
* Đọc văn bản
Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:
1. Dự đoán nội dung cụ thể sẽ được triển khai trong bài viết qua nhan đề và đoạn thứ nhất?
Dựa vào nhan đề và đoạn thứ nhất, bài viết bàn về sự sống của các loài trên Trái Đất.
2. Việc tác giả tưởng tượng ra một chuyến “du hành” ngược thời gian có ý nghĩa gì?
Việc tác giả tưởng tượng ra một chuyến “du hành” ngược thời gian để giới thiệu về sự sống trên Trái Đất trong quá khứ, trước khi có mặt loài người, khi các sinh vật chưa đa dạng như ngày nay.
3. Chú ý các thuật ngữ chuyên ngành sinh học được sử dụng trong đoạn (3), đoạn (4) và tác dụng của chúng.
- Các thuật ngữ chuyên ngành sinh học: động vật, thích nghi, đào thải, sinh vật đơn bào, động vật nguyên sinh, động vật đa bào, tuyệt chủng, tên một số loài sinh vật, ổ sinh thái, tiến hóa, sinh tồn, vật vô sinh, chọn lọc tự nhiên.
- Việc sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành nhằm tăng sức thuyết phục và độ chính xác cho các thông tin về sinh học (cụ thể là sự sống, sự đa dạng và phát triển của các sinh vật trên Trái Đất) được nêu ra trong đoạn văn.
4. Sự khác nhau giữa các vật vô sinh và các sinh vật là gì?
Sự khác nhau giữa các vật vô sinh và các sinh vật là: các vật vô sinh không phải đấu tranh để sinh tồn, không bị đe dọa tuyệt chủng, không phải tuân theo chọn lọc tự nhiên, tức là không có sự sống và cái chết như các sinh vật.
* Sau khi đọc
Nội dung chính:
Văn bản bàn về sự sống và cái chết của muôn loài trên Trái Đất, thông qua việc tái hiện tiến trình phát triển của các loài sinh vật, bài viết chỉ ra sự song hành của sự sống và cái chết cũng như ý nghĩa của cái chết đối với sự sống.
Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
Câu 1 (trang 77 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
- Văn bản viết về đề tài sự sống của muôn loài trên Trái Đất.
- Văn bản đã tiếp cận vấn đề từ lịch sử tồn tại và biến mất của các loài trên Trái Đất, tìm ra ý nghĩa của những “cái chết” đối với việc hình thành các “sự sống”.
Câu 2 (trang 77 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
- Những thông tin chính trong văn bản: lịch sử sự sống diễn ra theo 2 hướng; sự hiện diện của các loài sinh vật trên Trái Đất vào 3 tỉ năm trước và 140 triệu năm trước; các sinh vật đơn bào, đa bào đã xuất hiện trên Trái Đất; một số loài sinh vật đã tuyệt chủng; các loài tiến hóa và hoàn thiện để sinh tồn; sự khác nhau giữa sinh vật và vật vô sinh.
- Tác giả sắp xếp các thông tin theo trật tự:
+ Khái quát về lịch sử sự sống trên Trái Đất.
+ Sự sống trên Trái Đất cách đây 3 tỉ năm và 140 triệu năm thông qua sự có mặt của các sinh vật.
+ Sự ra đời và tuyệt chủng của một số sinh vật.
+ Tìm ra nguyên nhân vì sao các loài tiến hóa và tự hoàn thiện.
Câu 3 (trang 77 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Câu 4 (trang 77 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
- Giữa “đấu tranh sinh tồn” và “tiến hoá” có mối quan hệ tác động. Để “tiến hóa” thì phải “đấu tranh sinh tồn”, không có sự đấu tranh để sinh tồn thì không có sự phát triển, hoàn thiện.
- Giữa “sự sống” và “cái chết” có mối quan hệ gắn bó, không thể tách rời. Cái chết là một phần của sự sống, cái chết cho phép sự sống tiến lên.
Câu 5 (trang 77 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
- Thông điệp: Con người không nằm ngoài quy luật sinh tồn của vạn vật, không những có cái chết mà còn bị đe dọa tuyệt chủng. Vậy nên, nếu không tự hoàn thiện mình, con người sẽ rơi vào nguy cơ bị xóa sổ.
- Thông điệp: Trong nghịch cảnh thường sẽ phát kích sức sáng tạo để tìm ra giải pháp cho các vấn đề.
- Thông điệp: Cái chết là một phần của sự sống, cuộc sống này hữu hạn. Do đó, con người cần sống một cuộc đời có ích.
Câu 6 (trang 77 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
- Văn bản “Sự sống và cái chết” cung cấp thông tin khoa học về Trái Đất, lịch sử sự sống trên Trái Đất.
- Tính chính xác, khách quan thể hiện ở việc:
+ Trong văn bản “Sự sống và cái chết” có rất nhiều những thông tin xác thực: số liệu về thời gian (3 tỉ năm trước, 500 triệu năm, 140 triệu năm trước, 65 triệu năm, 300000 năm, 13,7 tỉ năm), tên các loài động vật, kỉ địa chất, vụ nổ Bích Beng
+ Ngôn ngữ của văn bản “Sự sống và cái chết” sáng rõ, đơn nghĩa, sử dụng nhiều câu đơn; thuật ngữ khoa học của các lĩnh vực sinh học, địa lý, hóa học…
- Các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận đã được phối hợp sử dụng làm tăng tính hiệu quả tác động đối với người đọc.
+ Tác giả kể lại một phần quá trình sự sống diễn ra trên Trái Đất thông qua các mốc thời gian và các sinh vật xuất hiện trong thời điểm đó.
+ Tác giả miêu tả sự sống trên Trái Đất (như trong đoạn “cảnh tượng đa sắc của hoa … len lỏi trong rừng rậm”)
+ Yếu tố biểu cảm lồng ghép trong những cụm từ chỉ thái độ (được chiêm ngưỡng, được nghe, thích thú, sợ cứng người…) và trong giọng điệu của từng đoạn văn.
+ Yếu tố nghị luận thể hiện ở những lí lẽ đưa ra để lập luận, làm sáng tỏ vấn đề (đặc biệt ở đoạn 3 – bàn về thực trạng xuất hiện và tuyệt chủng của sinh vật, và đoạn 4 – bàn về mối quan hệ giữa sự sống và cái chết), thể hiện ở những dẫn chứng xác đáng, tiêu biểu (các con số cụ thể, tên các loài động vật).
Câu 7 (trang 77 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
- Có thể đổi nhan đề của văn bản thành “Sự sống và cái chết của các loài sinh vật trên Trái Đất”, vì nội dung chính của văn bản được trích ở đây chủ yếu xoay quanh sự xuất hiện và biến mất của các loài sinh vật trên Trái Đất. Tuy nhiên, nếu đổi nhan đề sẽ làm mất sự cô đọng, mất những ý nghĩa sâu xa của văn bản.
- Tác giả lựa chọn nhan đề “Sự sống và cái chết” là bởi ngoài cung cấp thông tin về sự xuất hiện và biến mất của các loài sinh vật trên Trái Đất, văn bàn còn ẩn ý cho cuộc sống của con người, gửi thông điệp đến loài người: vạn vật đều có sự sống và cái chết, con người không nằm ngoài trật tự đó. Để có thể vượt lên trên cái chết đe dọa, cần phải có sức sáng tạo để tìm ra giải pháp mới.
Câu 8 (trang 77 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Văn bản đã giúp tôi nhận ra sự hữu hạn và nhỏ bé của con người trong lịch sử sự sống của Trái Đất. Đồng thời, giúp tôi hiểu rằng con người cũng nằm trong trật tự của vạn vật, bị cái chết – sự tuyệt chủng đe dọa. Con người không phải sinh vật sẽ vĩnh viễn tồn tại. Văn bản giúp tôi suy ngẫm nhiều hơn đến ý nghĩa của cuộc sống, và bản thân cần làm gì để duy trì sự sống.
* Kết nối đọc – viết
Bài tập (trang 45 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Thu thập thông tin về một loài sinh vật mà bạn muốn tìm hiểu. Trình bày thông tin đó bằng một đoạn văn (khoảng 150 chữ).
Đoạn văn tham khảo:
Trĩ sao là một loài chim lớn, trên bộ lông đen lấm tấm những đốm trắng như các vì sao, đầu nhỏ và quanh mào có lông vũ màu trắng dựng đứng. Người ta biết rất ít về loài này trong tự nhiên, chỉ biết rằng trĩ sao là loài chim nhút nhát và hay lảng tránh người. Trĩ sao chủ yếu ăn lá cây, hoa quả, sâu bọ, dòi, nhộng và các động vật nhỏ. Chúng sinh sống trong các khu rừng thuộc Việt Nam, Lào và Malaysia ở Đông Nam Á. Chúng có hai phân loài: Trĩ sao Việt Nam và trĩ sao Mã Lai. Ở Việt Nam, trĩ sao sống ở độ cao lên đến 1700-1900m, tập trung ở Nam Trung Bộ. Trĩ sao được đưa vào Sách đỏ Việt Nam, và do sự mất môi trường sống đang diễn ra cũng như việc săn bắn thái quá trong một số khu vực nên loài sinh vật này được đánh giá là sắp bị đe dọa.
6. Bài giảng 'Sự sống và cái chết' (Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 3
* Trước khi đọc
Câu hỏi (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Khi quan sát những biểu hiện cụ thể của sự sống trên Trái Đất, điều gì khiến bạn suy nghĩ, băn khoăn hoặc tò mò?
Trả lời:
- Khi quan sát những biểu hiện cụ thể của sự sống trên Trái Đất, điều gì khiến bạn suy nghĩ, băn khoăn là việc sự sống của bất cứ đối tượng nào trên Trái Đất cũng chỉ hữu hạn. Sinh, lão, bệnh, tử vòng luân hồi quẩn quanh là quy luật nhưng mỗi khi sự hữu hạn ấy kết thúc thì vô vàn tổn thương để lại cho người thân.
* Đọc văn bản
1. Dự đoán nội dung cụ thể sẽ được triển khai trong bài viết qua nhan đề và đoạn thứ nhất.
Trả lời:
- Nội dung cụ thể được triển khai trong bài viết là:
+ Sự sống trên Trái Đất
+ Sự sống của các loài sinh vật trên Trái Đất.
2.Việc tác giả tưởng tượng ra một chuyến “du hành” vượt thời gian có ý nghĩa gì?
Trả lời:
- Ý nghĩa của chuyến “du hành” ngược thời gian:
+ Là mượn câu hình thức “du hành ngược thời gian” để cung cấp cho người đọc về lịch sử hình thành sự sống, sự đa dạng của các loài sinh vật trên Trái Đất của hàng trăm triệu năm về trước.
3. Chú ý các thuật ngữ chuyên ngành sinh học được sử dụng trong đoạn (3), (4) và tác dụng của chúng.
Trả lời:
- Các thuật ngữ chuyên ngành sinh học được sử dụng trong đoạn (3), (4) là “bọ ba thùy”, “cuối kỉ Péc-mi”, “tuyệt chủng”, “ổ sinh thái”, “các loài tiến hóa”,…
- Tác dụng của các thuật ngữ chuyên ngành sinh học nhằm giúp cho bài viết mạch lạc, rõ ràng, tăng tính thuyết phục với bạn đọc.
- Đồng thời giúp người đọc có thể thấy được sự rõ hơn nội dung vấn đề.
4.Sự khác nhau giữa các vật vô sinh và các sinh vật là gì?
Trả lời:
Sự khác nhau giữa các vật vô sinh và các sinh vật là:
- Các sinh vật có sự sống, chúng phải đấu tranh để sinh tồn, để không bị đào thải, bị chết hay dẫn đến việc bị tuyệt chủng.
- Các vật vô sinh là vật không có sự sống, là các hạt, các nguyên tử; chúng không cần phải đấu tranh để sinh tồn.
* Sau khi đọc
Nội dung chính Sự sống và cái chết: Văn bản Sự sống và cái chết nhằm cung cấp thông tin về việc bảo vệ sự sống trên Trái Đất, bảo vệ các loài động - thực vật quý hiếm khỏi sự tuyệt chủng. Qua đó rút ra bài học về ý thức bảo vệ Trái đất trước tình trạng môi trường và các loài động – thực vật quý hiếm đáng trên đà tuyệt chủng do tác động của con người.
Câu 1 (trang 77 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Văn bản Sự sống và cái chết viết về đề tài gì? Từ việc liên hệ tới những văn bản khác cùng đề cập đề tài này mà bạn đã đọc, hãy cho biết góc độ tiếp cận vấn đề riêng của tác giả?
Trả lời:
- Đề tài của văn bản là viết về sự sống và cái chết của các loài sinh vật trên Trái Đất, lịch sử hình thành và sự đa dạng của các loài sinh vật.
- Góc độ tiếp cận vấn đề riêng của tác giả là :
+ Từ nguồn gốc, sự hình thành của tự nhiên.
+ Từ việc khám phá vẻ đẹp đa dạng của sự sống, của các loài sinh vật trên Trái Đất.
Câu 2 (trang 77 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Tóm tắt những thông tin chính trong văn bản và chỉ ra cách tác giả sắp xếp, tổ chức các thông tin đó.
Trả lời:
Những thông tin chính trong văn bản là:
- Sự xuất hiện của sự sống trên Trái Đất theo chiều dọc và chiều ngang.
- Sự đa dạng sự sống của các loài sinh vật trên Trái Đất từ hàng trăm triệu năm trước.
- Sự tiến hóa và tuyệt chủng của các loài động, thực vật trên Trái Đất.
- Sự khác nhau của các loài sinh vật và các vật vô sinh.
- Cách sắp xếp, tổ chức các thông tin đó dựa trên yếu tố đặc điểm Trái Đất, thời gian,…
Câu 3 (trang 77 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Dựa vào nội dung văn bản, vẽ sơ đồ mô tả quá trình phát triển của sự sống trên Trái Đất.
Trả lời:
Sơ đồ tóm tắt quá trình phát triển sự sống trên Trái Đất
Câu 4 (trang 77 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Văn bản đưa lại cho bạn hiểu biết gì về mối quan hệ giữa “đấu tranh sinh tồn” và “tiến hóa”, giữa “sự sống” và “cái chết”.
Trả lời:
- Mối quan hệ giữa “đấu tranh sinh tồn” và “tiến hóa” là mối quan hệ qua lại, bổ sung cho nhau. Các loài sinh vật để có thể sống thì cần phải đấu tranh sinh tồn, để sinh tồn thì cần phải có sự tiến hóa, nâng cấp bản thân để tăng cường sức mạnh, để có thể đánh bại kẻ thù, để không bị chết và tuyệt chủng.
- Mối quan hệ giữa “sự sống” và “cái chết” là mối liên hệ mật thiết, luôn đi liền với nhau. Sinh vật để không phải chết thì cần phải cố gắng giữ gìn sự sống của mình, sống và chết chỉ cách nhau bởi một tầng giấy mỏng manh, không chắc chắn.
=> Mối quan hệ giữa “đấu tranh sinh tồn” và “tiến hóa”, giữa “sự sống” và “cái chết” là quan hệ gắn bó, không thể tách rời nhau, chúng luôn đi với nhau.
Câu 5 (trang 77 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Ngoài việc biết thêm các thông tin khoa học về Trái Đất, bạn còn nhận được những thông điệp gì từ văn bản Sự sống và cái chết? Trình bày suy nghĩ của bạn về những thông điệp đó.
Trả lời:
- Những thông điệp nhận được từ văn bản là thông điệp về việc bảo vệ sự sống trên Trái Đất:
+ Cần chung tay bảo vệ các loài động - thực vật quý hiếm khỏi sự tuyệt chủng.
+ Cần bảo vệ môi trường sống của chính con người.
Câu 6 (trang 77 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Những đặc trưng của loại văn bản thông tin đã được thể hiện như thế nào trong văn bản này? Các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận đã được phối hợp sử dụng như thế nào và tạo được hiệu quả ra sao?
Trả lời:
- Những đặc trưng của văn bản thông tin đã được thể hiện đầy đủ và rõ ràng trong văn bản “Sự sống và cái chết” qua các yếu tố:
+ Cung cấp đủ thông tin liên quan đến vấn đề.
+ Đảm bảo tính chính xác.
+ Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ là các số liệu thống kê, …
- Các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận đã được phối hợp sử dụng một cách hiệu quả và thành công trong văn bản.
+ Các yếu tố này giúp văn bản có tính chính xác, khách quan hơn, dễ hiểu hơn và tăng hiệu quả tác động với người đọc.
Câu 7 (trang 77 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Có thể đổi nhan đề văn bản thành Sự sống và cái chết của các loài sinh vật trên Trái Đất được không? Thử xác định lí do khiến tác giả chọn một nhan đề cô đọng và mang hàm nghĩa lớn hơn là Sự sống và cái chết?
Trả lời:
- Theo tôi, có thể đổi nhan đề văn bản Sự sống và cái chết thành Sự sống và cái chết của các loài sinh vật trên Trái Đất.
- Lí do khiến tác giả chọn một nhan đề cô đọng và mang hàm nghĩa lớn hơn là Sự sống và cái chết là vì nhan đề này ngắn gọn, súc tích và nó cũng bao hàm ý nghĩa, vấn đề và thông điệp mà tác giả muốn truyền tải.
Câu 8 (trang 77 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2) Vấn đề tác giả đặt ra trong văn bản này đã tác động như thế nào đến nhận thức của bạn về cuộc sống?
Trả lời:
- Nhận thức được trách nhiệm của bản thân:
+ Cần phải trân trọng sự sống.
+ Biết bảo vệ sự sống của mọi vật quanh ta và mọi vật trên Trái Đất.
* Kết nối đọc – viết
Bài tập (trang 77 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Thu thập thông tin về một loài sinh vật mà bạn muốn tìm hiểu. Trình bày thông tin đó bằng một đoạn văn (khoảng 150 chữ).
Đoạn văn tham khảo
Ếch – một loài động vật lưỡng cư nhỏ bé cùng họ với loài cóc đang gây tò mò về những đặc tính cũng như đặc điểm sinh học của nó. Đặc biệt là đối với trẻ em, hình ảnh những chú ếch tinh nghịch luôn xuất hiện đánh thức những ước mơ đẹp tuổi thần tiên.
Con ếch tên tiếng anh là FrogMột loài động vật thuộc họ lưỡng cư với hơn 362 loài, 61 chi đang sinh sống và phân bổ khắp các châu lục. Mỗi loài lại có một kích cỡ cũng như một vài đặc trưng do sự khác biệt về môi trường sống.
Loài ếch nhỏ nhất là loài Rana sylvatica, loài có kích thước lớn nhất là loài Conraua goliath. Được biết loài ếch có phạm vi phân bố lớn nhất trong họ nhà ếch.
Vậy bạn có biết ếch ăn gì để sinh trưởng không – đó là sâu bọ và các loại côn trùng nhỏ.Hầu hết các loài ếch sinh sống cả dưới nước và trên can. Khi ở dưới nước chúng có thể bơi do ở chân có các màng bơi và khi ở trên cạn chúng di chuyển bằng cách bật nhảy với khoảng cách có thể lên đến 1m.
Loài ếch có phổi nhưng phổi của chúng hoạt dộng rất kém vì vậy hoạt dộng hô hấp chủ yếu nhờ vào lớp da bên ngoài có chứa nhiều túi nhờn. Khi lớp da này bị khô chúng sẽ không thể hô hấp và khi đó ếch sẽ chết.
Do vậy mà chúng thường sinh sống ở gần các nguồn nước và nơi có bóng râm mát.
Đối với loài ếch đồng thì vào mùa khô chúng phải sống trong các hang hốc nhỏ để tránh nắng và đến mùa khô chúng mới ra ngoài để bắt đầu sinh sản.
Mắt của ếch khá kém vì vậy chúng chỉ bắt được những con mòi có màu sắc nổi bật, chúng dùng chiếc lưỡi dài để bắt con mồi. Tuy mắt hoạt động kém nhưng chúng lại có một chiếc mũi tinh tường với khả năng ngửi mùi rất nhanh nhạy.
Loài ếch có thể làm cho màu da của mình thay đổi màu sắc tùy ý sao cho phù hợp mới môi trường sống giống các loài khác như rắn, tắc kè…. Màu da thay đổi mọi lúc nếu chúng muốn bởi vì đây là cách để tránh kẻ thù và cũng là một cách để bắt con mồi.Ếch bắt đầu sinh sản vào khoảng thời gian tháng 5-8 hàng năm. Vào đầu mùa mưa ếch bắt dầu tìm bạn tình và chúng bắt cặp với nhau để giao phối bằng cách thụ tinh ngoài. Con cái đẻ trứng còn con đực sẽ tưới tinh trùng lên trứng và chất màng nhày mà con đực tiết ra giúp cho trứng kết lại với nhau.
Mỗi năm ếch cái có thể đẻ từ 2-3 lứa với khá nhiều trứng. Trứng sau một thời gian sẽ nở ra thành nòng nọc và nòng nọc chính là vòng đời đầu tiên của loài ếch.
Qua một giai đoạn tiến hóa nòng nọc sẽ phát triển từ từ để hình thành các bộ phận và biến thành ếch khi tiến hóa hoàn toàn.Điều kiện cơ bản quyết định sự sống của loài ếch là từ 25 – 280°C. Chúng sẽ tử vong khi nhiệt độ đạt ngưỡng 0°C . Đó chính là lý do mà loài ếch không sinh sống ở những nơi quanh năm có nhiệt độ thấp.
Ngưỡng nhiệt độ cao có thể khiến cho ếch bị tê liệt và tử vong là từ 400 – 500°C.
Bạn có biết hầu hết các loài ếch đều sống ở môi trường nước ngọt và nước lợ vì chúng không thể sống được ở môi trường nước mặn. Chỉ cần trong nước có khoảng 1% lượng muối thì tất cả các loài ếch và kể cả nòng nòng đều sẽ chết.
Chúng ta vừa tìm hiểu về con ếch – loài dộng vật lưỡng cư có khá nhiều điều thứ vị từ đặc tính sinh trưởng cho đến sinh sản. Hy vọng qua bài viết này mọi người sẽ tích lũy cho mình được nhiều thông tin hữu ích về loài ếch.