1. Bài soạn 'Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội' (Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu số 4
Câu 1 trang 29 SGK Ngữ văn 10 tập 2: Đánh giá về cách đặt tiêu đề của bài viết.
Trả lời:
Tiêu đề bài viết 'Sống đơn giản – xu hướng của thế kỉ XXI' rất ngắn gọn nhưng bao quát được toàn bộ nội dung của bài. Tiêu đề này cũng tạo sự cuốn hút cho người đọc nhờ tính ngắn gọn và súc tích.
Câu 2 trang 29 SGK Ngữ văn 10 tập 2: Tác giả đã triển khai vấn đề qua những luận điểm nào?
Trả lời:
Tác giả đã triển khai vấn đề qua các luận điểm sau:
- Khái niệm về lối sống đơn giản
- Quan điểm về cách sống đơn giản trong xã hội hiện đại
- Ý nghĩa của việc sống đơn giản
- Đề xuất giải pháp để thực hành sống đơn giản trong cuộc sống ngày nay
Câu 3 trang 29 SGK Ngữ văn 10 tập 2: Những yếu tố nào tạo nên sức thuyết phục của văn bản?
Trả lời:
Các yếu tố tạo nên sức thuyết phục của văn bản:
- Luận điểm rõ ràng, dẫn chứng thuyết phục
- Quan điểm và tư tưởng trong bài viết phù hợp với vấn đề được nêu ra
- Sự kết hợp giữa tự sự và biểu cảm làm tăng thêm sức biểu đạt cho bài viết
Thực hành viết
Câu hỏi trang 29 SGK Ngữ văn 10 tập 2: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (chủ đề: tình yêu tuổi học trò).
Trả lời:
Dàn ý chi tiết
Mở bài: giới thiệu khái quát về vấn đề nghị luận: tình yêu tuổi học trò.
Tình yêu tuổi học trò là một trong những tình cảm đẹp đẽ mà ai cũng có thể trải qua trong đời học sinh.
2. Thân bài
a) Giải thích tình yêu và tình yêu tuổi học trò.
Tình yêu tuổi học trò là những cảm xúc đầu đời, sự rung động của nam sinh và nữ sinh khi còn cắp sách đến trường, là sự yêu thương và cố gắng hoàn thiện bản thân để trở nên tốt hơn trong mắt người mình thích.
b) Lợi ích và hạn chế của tình yêu sớm:
- Tình yêu tuổi học trò là tình cảm đẹp nhất, trong sáng nhất và giàu mơ mộng nhất.
- Tuy nhiên, cần nhớ rằng nhiệm vụ chính của học sinh vẫn là học tập và xây dựng tương lai.
- Có một số bạn đã làm mất đi vẻ đẹp của tình yêu tuổi học trò do quá chú trọng vào tình cảm này mà xao lãng học tập.
Kết bài: nhấn mạnh lại quan điểm về tình yêu tuổi học trò.
Tình yêu tuổi học trò không phải là xấu, mà là một phần trong quá trình trưởng thành của mỗi người.
Bài làm
Ai trong chúng ta cũng từng một lần cảm nắng một bạn cùng lớp, một anh chàng dễ mến hay một cô bạn đáng yêu. Đó là những tình cảm trong sáng và thiêng liêng, không dễ phai mờ. Tình yêu tuổi học trò chứa đựng những cảm xúc đan xen, từ vui buồn đến hờn giận. Chính những kỉ niệm ấy đã góp phần tạo nên một tuổi trẻ đầy màu sắc, là dấu ấn khó quên trong cuộc đời mỗi người.
Tình yêu luôn là đề tài muôn thuở, được xã hội quan tâm. Nó giúp con người kết nối với nhau và làm cho cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn. Đặc biệt, tình yêu tuổi học trò là những cảm xúc đầu đời, sự rung động của nam sinh và nữ sinh khi còn cắp sách đến trường. Đây là một tình cảm tốt đẹp, mang lại nhiều trải nghiệm quý giá cho mỗi người. Tình yêu tuổi học trò, theo tôi, là tình cảm đẹp nhất, trong sáng nhất và đáng trân trọng nhất.
Người ta thường gọi đó là những 'rung động đầu đời'. Trong đời học sinh, chắc hẳn ai cũng từng cảm thấy 'rung động' trước một bạn khác giới. Những cử chỉ, ánh mắt hay nụ cười thân thiện có thể khiến trái tim bạn loạn nhịp. Bạn quan tâm đến người ấy, nghĩ về người ấy, nhưng điều đó không có nghĩa bạn đã thực sự yêu. Đó là những cảm xúc đầu đời, những rung động tự nhiên nhưng chưa chắc đã là tình yêu đích thực.
Ở tuổi học trò, tình yêu không phải là điều xấu. Đó là những rung động đáng yêu, là những kỉ niệm đẹp đẽ của thời thanh xuân. Nhưng chúng ta cần biết cân bằng giữa tình cảm và học tập. Bạn có thể quan tâm đến người mình thích, nhưng đừng quên rằng nhiệm vụ chính vẫn là học tập. Hãy biến tình yêu thành động lực để hoàn thiện bản thân và xây dựng một tương lai tươi sáng.
Tình yêu tuổi học trò là những kỉ niệm đẹp, đáng nhớ trong cuộc đời mỗi người. Nhưng đừng để tình yêu làm mất đi tương lai của bạn. Hãy để nó trở thành động lực, trở thành kỉ niệm tươi đẹp nhất trong những năm tháng học trò.
Mỗi người có một cách cảm nhận riêng về tình yêu tuổi học trò, và các bậc phụ huynh có thể lo lắng khi thấy con cái mình bị ảnh hưởng bởi tình yêu này. Nhưng chúng ta cần biết trân trọng và nâng niu những tình cảm ấy. Đừng để thời gian trôi qua rồi mới cảm thấy nuối tiếc. Tình yêu tuổi học trò không phải là điều xấu, mà là một phần tất yếu của quá trình trưởng thành.
2. Bài soạn mẫu 'Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội' (Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu số 5
Trong cuộc sống, trước mỗi vấn đề, thường có những quan điểm khác nhau, và đôi khi có những quan điểm khiến chúng ta không thể đồng tình. Biết ủng hộ ý kiến đúng thì cũng cần biết phản biện lại ý kiến sai. Nhiều khi, sự phản biện này được thể hiện qua bài văn nghị luận. Để bài nghị luận có sức thuyết phục, người viết cần đưa ra ý kiến rõ ràng, lý lẽ sắc bén và bằng chứng xác thực, dựa trên những tiêu chuẩn chân lý được mọi người công nhận.
* Yêu cầu đối với bài văn nghị luận thể hiện ý kiến phản bác một quan niệm, cách hiểu khác về một vấn đề trong đời sống:
- Trình bày rõ vấn đề, làm sáng tỏ bản chất của nó.
- Trình bày rõ ràng ý kiến phản bác của người viết đối với một quan niệm, cách hiểu khác.
- Đưa ra lý lẽ và bằng chứng chứng minh rằng ý kiến phản bác là hoàn toàn có cơ sở.
* Phân tích bài viết tham khảo:
Văn bản: Việc lớn, việc nhỏ
- Bài viết đề cập đến quan điểm của một học sinh: chỉ muốn làm việc lớn, không quan tâm đến việc nhỏ vì cho rằng việc nhỏ là vô nghĩa. Từ đó, nảy sinh ý kiến cần bàn luận. Quan điểm này được nêu trong phần mở bài.
- Người viết thể hiện sự phản bác với quan điểm trên của học sinh đó (Theo tôi, câu nói đó thể hiện một quan điểm khó có thể chấp nhận).
- Những lý lẽ và bằng chứng nào được nêu ra để chứng minh sự phản bác có căn cứ:
+ Ai cũng phải hoàn thành những việc lớn của đời mình, nhưng không vì thế mà trốn tránh những việc nhỏ thuộc trách nhiệm của mình; nếu mình không làm thì ai sẽ làm?; việc nhỏ không đồng nghĩa với việc vô nghĩa, có những việc tuy nhỏ nhưng ý nghĩa rất lớn,...
+ Bằng chứng cụ thể: Ông Ninomiya, một doanh nhân người Nhật, đã đến Hồ Gươm nhặt rác vào mỗi sáng Chủ nhật. Việc làm đầy ý nghĩa của ông đã tạo ra sức lan tỏa lớn, tác động đến nhận thức của nhiều người.
* Thực hành viết theo các bước
Trước khi viết
Lựa chọn đề tài
- Một số đề tài tham khảo:
+ Vệ sinh trường học là trách nhiệm của các nhân viên vệ sinh được nhà trường trả lương.
+ Có thể bỏ qua một số môn, chỉ nên học những môn mình yêu thích.
+ Tắt thiết bị điện trong Giờ Trái Đất chỉ là hình thức, không có tác dụng vì không tiết kiệm được bao nhiêu điện.
+ Sách giáo khoa bố mẹ đã mua, trở thành tài sản của mình, nếu muốn, mình có thể viết, vẽ vào đó.
Tìm ý
Ví dụ: Chọn vấn đề có thể bỏ qua một số môn, chỉ nên học những môn mình yêu thích.
- Đánh giá chung: bỏ qua một số môn, chỉ học những môn mình yêu thích là hiện tượng không tốt cho người học.
- Biểu hiện.
- Tác hại.
- Nguyên nhân.
- Giải pháp.
Lập dàn ý
- Sắp xếp các ý theo một trật tự hợp lý:
Mở bài:
– Giới thiệu về tình trạng học lệch của học sinh hiện nay, bỏ qua một số môn, chỉ học những môn mình yêu thích.
– Đánh giá chung: là hiện tượng không tốt cho người học.
Thân bài:
* Giải thích:
– Đây là lối học không cân đối, không đều các môn, chú trọng một môn mà xao lãng các môn khác
* Biểu hiện:
– Thích học các môn tự nhiên vì không cần ghi chép nhiều
– Có bạn thích học môn xã hội vì không phải tính toán nhiều
– Có người chỉ chú trọng học ngoại ngữ mà không quan tâm đến các môn khác
* Tác hại:
– Hổng kiến thức cơ bản
– Kết quả học tập thấp, gây chán nản, ảnh hưởng đến giáo dục toàn diện
– Hạn chế sự hiểu biết toàn diện
* Nguyên nhân
– Chủ quan
+ Do sở thích của người học
+ Do năng khiếu của mỗi người
+ Do ngại học, ngại nghiên cứu
– Khách quan
+ Do mục tiêu học tập là để thi đỗ đại học
+ Do cha mẹ định hướng
* Giải pháp
– Tuyên truyền để mọi người nắm bắt được hậu quả của việc học lệch
– Kiên quyết không học lệch
– Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế để tăng thêm sự thú vị
Kết bài:
– Khẳng định lại vấn đề
– Liên hệ bản thân.
Viết bài
- Triển khai viết bài theo dàn ý đã có sẵn.
Bài mẫu tham khảo:
Mẫu 1:
Học sinh là những mầm non tương lai của đất nước và sẽ đưa đất nước phát triển trong tương lai. Vì vậy, việc học tập của học sinh luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Tuy nhiên, nhiều bạn chưa xác định đúng đắn mục tiêu và động cơ học tập, dẫn đến tình trạng học lệch.
Học lệch là việc học không cân đối, chỉ tập trung vào một môn và bỏ qua các môn khác. Điều này không mang lại sự phát triển toàn diện.
Biểu hiện của học lệch rất rõ ràng trong suốt quá trình học tập và qua các kỳ thi. Có những bạn chỉ thích học các môn tự nhiên vì không cần học thuộc nhiều và không cần ghi chép nhiều. Ngược lại, có bạn thích học các môn xã hội vì không khô khan như công thức toán lý hóa. Cũng có người chỉ tập trung học ngoại ngữ mà bỏ qua các môn khác vì trong bối cảnh hiện nay, ngoại ngữ là hành trang hữu ích cho sự nghiệp.
Việc học lệch dẫn đến nhiều hậu quả. Nhiều bạn giỏi các môn tự nhiên nhưng thiếu kiến thức xã hội, dẫn đến khó khăn trong giao tiếp và cuộc sống. Học lệch cũng làm cho tư duy bị lệch, các bạn giỏi môn tự nhiên thường xem nhẹ các môn xã hội.
Học đều các môn là cách tốt nhất để trở thành người toàn diện. Bạn có thể chú trọng hơn về các môn tự nhiên nhưng cần dành thời gian cho các môn xã hội. Những giá trị văn hóa, tinh thần sẽ giúp bạn học tốt hơn, và những kiến thức xã hội sẽ hỗ trợ bạn trong các môn tự nhiên.
Trong trường học, các môn xã hội cần được giảng dạy sinh động để tạo hứng thú. Các bạn học sinh nên coi việc học các môn xã hội là cơ hội để thư giãn và lấy lại tinh thần để học tốt các môn khác.
Chỉnh sửa bài viết
Rà soát và chỉnh sửa bài viết theo gợi ý.
3. Soạn bài 'Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội' (Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 6
Câu 1. Đưa ra nhận xét về nhan đề bài viết.
Trả lời:
Nhan đề bài viết phản ánh chính xác nội dung, nêu bật vấn đề cần bàn luận: lối sống giản đơn.
Câu 2. Người viết đã triển khai vấn đề qua những luận điểm nào?
Trả lời:
Người viết đã sử dụng những luận điểm sau để triển khai vấn đề:
– Sống đơn giản đòi hỏi sức sáng tạo và sự quyết tâm, cần phải thật sự hoà mình vào cuộc sống để cảm nhận.
– Lòng tham khiến con người rơi vào cảnh nợ nần, mệt mỏi và bế tắc, dẫn đến tâm hồn chai sạn và cuộc sống mất đi sự đơn giản.
– Sống đơn giản đồng nghĩa với việc sống sâu sắc, quan tâm và gắn kết với nhau hơn.
– Tiêu chuẩn và dẫn chứng cho thấy con người ở mọi thời đại đều có thể sống đơn giản.
Câu 3. Nêu các yếu tố tạo nên sự thuyết phục của văn bản.
Trả lời: Các yếu tố tạo nên sự thuyết phục của văn bản bao gồm:
– Chứng minh quan điểm qua hệ thống luận điểm chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục và bằng chứng chính xác, đầy đủ.
– Sử dụng yếu tố biểu cảm để tăng thêm sự thuyết phục cho văn bản.
4. Soạn bài 'Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội' (Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 1
Bàn luận về các vấn đề xã hội đã trở thành một nhu cầu phổ biến, tất yếu của con người hiện đại. Khi bàn luận, chúng ta không chỉ thể hiện ý kiến cá nhân mà còn muốn thuyết phục người khác đồng tình với quan điểm của mình; qua đó, góp phần tạo nên những thay đổi tích cực trong cộng đồng và đóng góp cho sự phát triển của xã hội.
* Yêu cầu:
- Giới thiệu được vấn đề xã hội cần bàn luận.
- Nêu rõ lí do lựa chọn và quan điểm cá nhân về vấn đề xã hội cần bàn luận.
- Chứng minh quan điểm của mình bằng hệ thống luận điểm chặt chẽ, hợp lí, sử dụng
các lí lẽ thuyết phục và bằng chứng chính xác, đầy đủ.
- Biết sử dụng yếu tố biểu cảm để tăng sức thuyết phục của văn bản.
- Khẳng định ý nghĩa của vấn đề cần bàn luận.
* Phân tích bài viết tham khảo:
Sống đơn giản – xu thế của thế kỉ XXI
- Giới thiệu vấn đề cần bàn luận
- Nêu quan điểm của người viết về vấn đề.
- Triển khai vấn đề thành các luận điểm.
- Kết hợp các yếu tố nghị luận, biểu cảm…
- Khẳng định ý nghĩa của vấn đề cần bàn luận.
Trả lời câu hỏi:
Câu 1 (trang 29 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Nhan đề trực tiếp nêu lên hiện tượng được bàn luận trong bài: sống đơn giản; đồng thời đánh giá chung về hiện tượng - sống đơn giản là một xu thế của thế kỷ 21.
Câu 2 (trang 32 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
- Luận điểm 1: Giải thích thế nào là “sống đơn giản”.
- Luận điểm 2: Làm thế nào để có thể “sống đơn giản”?
- Luận điểm 3: Ý nghĩa của lối sống đơn giản.
- Luận điểm 4: Thực trạng của lối sống đơn giản.
Câu 3 (trang 32 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
- Bố cục đầy đủ, mở bài giới thiệu được vấn đề, thân bài triển khai thành các luận điểm, kết bài khẳng định lại ý nghĩa của vấn đề
- Lập luận chặt chẽ, có các câu văn nêu luận điểm sáng rõ, kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng.
- Kết hợp giữa các yếu tố nghị luận, biểu cảm, miêu tả.
- Lời văn khách quan, khoa học, giàu sức thuyết phục.
* Thực hành viết
Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội
Chuẩn bị viết
- Lựa chọn một vấn đề mang tính thời sự hoặc vấn đề mà bản thân có hứng thú và quá trình suy ngẫm lâu dài: Thái độ thờ ơ của con người đối với môi trường
Tìm ý, lập dàn ý
Tìm ý:
- Vấn đề là gì? Vì sao lựa chọn vấn đề đó? Vấn đề đó có ý nghĩa thế nào với cá nhân và cộng đồng?
→ Vấn đề thái độ thờ ơ của con người đối với môi trường vẫn luôn là một vấn đề đáng suy ngẫm, bởi thái độ đối với môi trường sẽ quyết định hành động của con người cũng như sự sống của con người.
- Bạn có quan điểm như thế nào về vấn đề này? Có những lí lẽ, bằng chứng nào để chứng minh quan điểm và thuyết phục người khác đồng tình với mình?
→ Tôi thấy hiện nay vẫn có những người vẫn thờ ơ với tình trạng môi trường nguy cấp. Đây là một thái độ không đúng, để lại nhiều hậu quả, cần phải thay đổi.
Lập dàn ý:
Phân bố các ý tìm được ở trên vào từng phần của của bài viết theo gợi ý sau:
- Mở bài: Giới thiệu vấn đề - thái độ của con người đối với môi trường.
- Thân bài:
+ Giải thích vấn đề.
+ Trình bày thực trạng môi trường hiện nay.
+ Trình bày biểu hiện của thái độ thờ ơ của con người đối với môi trường.
+ Trình bày quan điểm và nhận thức của bản thân.
- Kết bài:
+ Khẳng định ý nghĩa của vấn đề.
+ Nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của cá nhân, cộng đồng trong việc giải quyết vấn đề.
Dàn ý tham khảo
* Mở bài: Giới thiệu vấn đề - thái độ của con người đối với môi trường.
* Thân bài:
Ý 1: Giải thích môi trường là gì? Khẳng định thái độ của con người sẽ tác động đến môi trường.
Ý 2: Thực trạng môi trường hiện nay.
Ý 3: Thái độ của con người thờ ơ, không quan tâm đến môi trường
- Biểu hiện của thái độ:
+ Con người thờ ơ trước cái đẹp của thiên nhiên
+ Con người thờ ơ trước sự xuống cấp nghiêm trọng của môi trường (ngắn gọn)
+ Chính sự thờ ơ đó đã khiến con người tiếp tục những hành động gây tổn hại đến môi trường
- Nguyên nhân của thái độ:
+ Con người không ý thức được sự nguy hiểm khi môi trường đi xuống
+ Con người không ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc gìn giữ môi trường
+ Khoa học hiện đại khiến người ta quên mất giá trị của tự nhiên
Ý 4: Cảnh báo nguy cơ của sự thờ ơ mà con người dành cho chính môi trường sống của mình.
Ý 5: Đánh giá thái độ và liên hệ bản thân
* Kết bài:
+ Khẳng định ý nghĩa của vấn đề.
+ Nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của cá nhân, cộng đồng trong việc thay đổi thái độ đối với môi trường.
Viết
Viết bài theo dàn ý đã lập.
* Bài viết tham khảo:
Theo thống kê của các tổ chức khoa học trên thế giới, kể từ năm 1960, cứ mỗi giây trôi qua, hơn 1 héc-ta rừng bị phá hủy hoặc suy thoái nghiêm trọng do tác động của con người. Cứ mỗi năm, trái đất lại chứng kiến từ một đến năm loài động, thực vật tuyệt chủng. Dường như, văn minh của nhân loại đang được đánh đổi bằng sự hủy hoại môi trường. Nhưng con người ngày nay, vẫn còn số đông thờ ơ, không quan tâm đến môi trường mình đang sống.
Môi trường: tất cả những yếu tố thuộc về tự nhiên như đất đai, cây cối sinh vật, khí hậu,.... và rất nhiều tài nguyên thiên nhiên khác có ảnh hưởng đến sự sống của con người. Cuộc sống ngày càng phát triển, càng nhiều phát minh mới ra đời nhằm nâng cao chất lượng sống của con người, nhưng mặt trái của văn minh là những hệ lụy tiêu cực đối với môi trường. Nhà máy, rác thải, đồ nhựa, đồ điện lạnh, khí ga, đến cả giấy vở ta hay dùng…, những vật dụng gắn liền với đời sống con người lại gián tiếp khiến không khí ngày một ô nhiễm, nguồn nước ngày càng bớt sạch, rừng ngày một thu hẹp.
Thế nhưng, đứng trước thực trạng đó, rất đông người dù biết vẫn lựa chọn thờ ơ. Họ thờ ơ trước môi trường ngày một xuống cấp; thờ ơ trước không khí mịt mù khói bụi bao lấy họ trên những chiếc xe máy, ô tô mỗi ngày; thờ ơ trước dòng sông đã ngập đầy rác thải và bốc mùi hôi thối; thờ ơ trước tin vắn về một loài động vật hôm nay đã tuyệt chủng vì rừng bị người ta tàn phá; thờ ơ trước thông tin về băng tan, nước biển dâng, sa mạc hóa, tầng ozone chưa được vá xong… Họ thờ ơ trước cả lời cảnh báo, nhắc nhở của một người khác biết lo nghĩ cho môi trường này.
Chính thái độ thờ ơ đó đã dẫn đến những hành động tiếp tay cho việc tàn phá môi trường. Người ta thẳng tay vứt rác xuống ao hồ, sông biển, núi đồi. Câu chuyện về những núi rác trên đỉnh Everest như một tấm kính chiếu rọi tất cả những mặt trái của con người - chúng ta có thể vĩ đại đến đâu khi chinh phục được đỉnh núi cao nhất thế giới thì cũng chỉ là một người được xếp vào danh mục “kẻ hủy hoại môi trường, không có văn hóa” khi người đời sau xét đến. Người ta tiếp tục dùng các chất không thể phân hủy như bao bì ni lông, đồ nhựa. Người ta tiếp tục chặt cây, phá rừng. Người ta tiếp tục thải khí độc ra môi trường. Người ta tiếp tục săn bắt các loài động, thực vật, ảnh hưởng đến sự phát triển của giới tự nhiên… Con người ta thờ ơ với môi trường xung quanh mình, thờ ơ trước cái đẹp của tự nhiên. Nếu không còn quý trọng vẻ đẹp của tự nhiên, thì việc thờ ơ trước sự xuống cấp của môi trường cũng là điều dễ hiểu.
Sự thờ ơ ấy bắt nguồn từ việc nhiều người không ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với môi trường sống này. Họ cho rằng chuyện bảo vệ môi trường chỉ là việc của chính phủ, còn họ chỉ cần sống vui, sống tốt, sống giàu sáng, tận hưởng mọi tiện nghi dù phải đánh đổi bởi sự trong lành của môi trường sống. Hoặc do họ cho rằng tàn phá môi trường không phải chuyện quá to tát vì nguồn tài nguyên sinh ra là để cho con người sử dụng. Nguy hiểm hơn, sự thờ ơ còn đến từ nhận thức môi trường này không hề thay đổi. Tức là, có những người chẳng hề ý thức được sự nguy hiểm khi môi trường đi xuống. Bởi khoa học hiện đại, đời sống tiện nghi có khi đã khiến người ta quên mất giá trị của tự nhiên.
Thái độ thờ ơ đối với môi trường thực sự là một suy nghĩ sai lầm, bởi vì nếu cứ tiếp tục những hành động đấy, nguồn nước sẽ ô nhiễm mà khiến con người ko thể uống, không khí ra ngoài hít toàn là khí độc, hệ sinh thái bất ổn. Và hậu quả lớn hơn là con người sẽ phải đối diện với tất cả những mầm bệnh do môi trường ô nhiễm đem lại. Nguy cơ của sự tuyệt chủng, của cái chết cuối sự sống ẩn hiện bất cứ lúc nào. Có một câu hát rằng: “Thế giới này không phải của chúng mình đâu, loài người được đằng chân rồi lân đằng đầu”, quả thực câu hát đã nói lên sự “quá đáng” của con người đối với Trái Đất này. Nếu không gánh vác những gì đã gây ra, một ngày nào đó, thiên nhiên sẽ trả lại con người tất cả những điều tệ hại ấy.
Đâu đó giữa cuộc sống vội vàng này, ta vẫn bắt gặp thông tin của những tổ chức bảo vệ môi trường, những hiệp ước về ngăn ngừa biến đổi khí hậu, hoặc trông thấy một hành động đẹp như nhặt rác bỏ vào thùng. Những hành động đó có khi chỉ nhỏ như một giọt nước nhỏ, nhưng khi mỗi người gom lấy một giọt nước thì có thể góp được cả dòng sông xanh. Nhưng nếu chỉ có một, hai người làm, vài trăm, vài nghìn, vài trăm nghìn, vài triệu người làm đi chăng nữa, thì cũng không theo kịp độ bốc hơi của biển. Vì thế, bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn cầu, của mỗi người đã được sinh ra trên Trái Đất này. Và khởi đầu của công cuộc đó, là thay đổi sự thờ ơ của nhân loại.
Chỉnh sửa, hoàn thiện
Đọc lại bài viết, đối chiếu với các yêu cầu của kiểu bài và dàn ý đã lập để tìm các lỗi cần chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện bài viết. Có thể tự rà soát bài viết theo một số tiêu chí sau:
- Vấn đề xã hội cần bàn luận đã được triển khai thành các luận điểm rõ ràng.
- Các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng đã được sắp xếp hợp lý và sử dụng một cách hiệu quả.
- Nội dung thể hiện được quan điểm cá nhân về vấn đề cần bàn luận.
- Văn phong phù hợp với mục đích và đối tượng cần thuyết phục.
- Vị thế phát ngôn và giọng điệu được xác lập, lựa chọn phù hợp với mục đích viết và đối tượng thuyết phục.
- Bài viết đảm bảo tuân thủ các quy định về chính tả, không mắc lỗi dùng từ và đặt câu.
5. Bài soạn 'Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội' (Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 2
Câu 1
Nhận xét về tiêu đề của bài viết.
Phương pháp giải:
- Đọc bài viết tham khảo.
- Chú ý đến cách đặt tiêu đề và đưa ra nhận xét.
Lời giải chi tiết:
Tiêu đề ngắn gọn nhưng bao quát được nội dung của toàn bài. Nó không gây cảm giác nhàm chán hay khó chịu cho người đọc nhờ vào sự súc tích của mình.
Câu 2
Người viết đã triển khai vấn đề bằng những luận điểm nào?
Phương pháp giải:
- Đọc kỹ bài viết tham khảo.
- Chú ý đến các luận điểm được trình bày trong bài.
Lời giải chi tiết:
Người viết đã triển khai vấn đề qua các luận điểm:
- Khái niệm về cuộc sống đơn giản
- Quan điểm về cách sống đơn giản trong xã hội hiện tại
- Ý nghĩa của việc sống đơn giản
- Đề xuất giải pháp để sống đơn giản hơn trong cuộc sống hiện nay
Câu 3
Xác định các yếu tố tạo nên sức thuyết phục của văn bản.
Phương pháp giải:
- Đọc bài viết tham khảo.
- Chú ý đến các luận điểm, lý lẽ và bằng chứng để chỉ ra yếu tố làm tăng sức thuyết phục của văn bản.
Lời giải chi tiết:
Các yếu tố tạo nên sức thuyết phục của văn bản:
- Luận điểm rõ ràng, lý lẽ và dẫn chứng thuyết phục
- Tư tưởng và quan điểm trong bài viết nhằm giải quyết vấn đề được đặt ra
- Sử dụng kết hợp các yếu tố tự sự và biểu cảm để tăng sức biểu đạt cho văn bản
Thực hành viết
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (tình yêu tuổi học trò).
Phương pháp giải:
- Triển khai luận điểm và nêu suy nghĩ của bản thân về vấn đề nghị luận.
- Chú ý việc trình bày luận điểm, lý lẽ và bằng chứng một cách mạch lạc và khoa học.
- Khái quát và tổng kết lại vấn đề.
Lời giải chi tiết:
Bài làm
Tuổi học trò là thời điểm bạn có thể đã cảm nắng một cô bạn dễ thương hay một anh bạn đẹp trai và phong cách. Đó có thể là tình cảm trong sáng và thiêng liêng mà bạn không thể quên. Tình yêu, dù khó định nghĩa, thì tình yêu tuổi học trò cũng vậy. Những cảm xúc đa dạng như vui, buồn, hờn dỗi là những gì bạn cảm nhận được. Chúng ta trưởng thành từ những kỉ niệm và tình cảm đẹp đẽ. Tình yêu tuổi học trò là một trong những tình cảm đẹp đẽ mà bạn sẽ không thể quên.
Tình yêu là một vấn đề không bao giờ cũ trong xã hội. Nó giúp kết nối con người và làm cuộc sống thêm tươi đẹp và hạnh phúc. Mỗi thời đại có cách nhìn nhận và quan điểm khác nhau về tình yêu, đặc biệt là tình yêu tuổi học trò. Tình yêu tuổi học trò là những rung động đầu đời của học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường, là cảm xúc khi bạn biết yêu thương một người khác giới và cố gắng hoàn thiện bản thân để xứng đáng với người mình thích. Tình yêu tuổi học trò là tình cảm đẹp đẽ, để lại cho mỗi người nhiều trải nghiệm và kỷ niệm quý giá. Theo quan điểm của tôi, tình yêu tuổi học trò là tình cảm đẹp nhất, trong sáng nhất và giàu mơ mộng nhất.
Người ta thường gọi những cảm xúc tinh khôi đó là 'rung động đầu đời'. Trong thời học sinh, bạn có thể đã trải qua nhiều lần cảm thấy 'rung động' trước một chàng trai hay cô gái nào đó. Những cử chỉ quan tâm, ánh nhìn trìu mến hoặc nụ cười thân thiện của người khác giới đều có thể khiến trái tim bạn rung lên với những cảm xúc tình yêu. Bạn có thể đã thích người ấy, nhưng chưa hẳn là yêu. Người ấy luôn hiện diện trong tâm trí bạn mỗi khi vui buồn, bạn quan tâm đến người ấy từng chút một. Nếu người ấy tỏ ra lạnh lùng hay thờ ơ trước những cử chỉ quan tâm của bạn, đó là dấu hiệu của tình yêu nhưng không nhất thiết là tình yêu đích thực.
Tình yêu trong tuổi học trò không phải là điều xấu. Đó chỉ là những rung động đầu đời đáng yêu. Nhiều người tiếc nuối những tình cảm trong sáng đó khi đã qua thời học trò. Vì vậy, chúng ta cần trân trọng những tình cảm đó. Đừng để khi thời gian trôi qua, bạn phải tiếc nuối khi nhìn lại. Tuy nhiên, tình yêu không phải là tất cả. Bạn có thể dành thời gian cho người ấy, nhưng đừng quên nhiệm vụ chính của bạn là học tập và xây dựng tương lai. Giống như một con ong cần mẫn, bạn cần chăm chỉ để xây dựng tương lai của mình. Một chút lầm lỡ trong tình yêu có thể làm sụp đổ những nỗ lực của bạn.
Thay vì để tình yêu làm mất tương lai của mình, bạn có thể biến nó thành động lực để cả hai cùng tiến bộ, giúp đỡ nhau trong học tập và cuộc sống, từ đó xây dựng một mối quan hệ lâu dài và bền chặt. Tình yêu học trò là những kỷ niệm đẹp khắc sâu trong tâm trí, tạo nên những kí ức đáng nhớ. Vì vậy, hãy biến tình yêu tuổi học trò thành động lực và kỷ niệm đẹp nhất của thời học sinh.
Mỗi người có cách hiểu và cảm nhận về tình yêu tuổi học trò khác nhau. Các bậc phụ huynh có thể lo lắng cho tương lai của con cái vì tình yêu đã ảnh hưởng đến việc học. Nhiều học sinh vì yêu đương sớm mà lơ là học tập, làm giảm thành tích học tập, khiến ba mẹ và thầy cô lo lắng. Việc thể hiện tình cảm một cách công khai, thái quá có thể khiến quan niệm về tình yêu tuổi học trò bị lệch lạc và bị biến chất, dẫn đến cái nhìn không tốt về tình yêu tuổi học trò.
Tình yêu tuổi học trò không phải là điều xấu mà là một phần tất yếu trong quá trình trưởng thành. Những người trẻ cần biết rõ giới hạn và phân biệt đúng sai trước khi hành động. Chúng ta ở tuổi học trò nên tôn trọng và gìn giữ những tình cảm đó, biến nó thành những kỷ niệm đẹp và đáng nhớ. Đừng để khi thời gian trôi qua, bạn phải tiếc nuối những gì đã qua.
6. Đề bài 'Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội' (Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức) - ví dụ 3
*Yêu cầu
- Giới thiệu vấn đề xã hội cần thảo luận.
- Nêu rõ lý do chọn và quan điểm cá nhân về vấn đề xã hội cần thảo luận.
- Chứng minh quan điểm của bạn bằng một hệ thống luận điểm chặt chẽ, hợp lý, sử dụng lý lẽ thuyết phục và bằng chứng chính xác, đầy đủ.
- Sử dụng yếu tố biểu cảm để tăng sức thuyết phục của văn bản.
- Khẳng định ý nghĩa của vấn đề cần thảo luận.
*Bài viết tham khảo
Câu 1 (trang 29 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Nhận xét về cách đặt nhan đề bài viết.
Trả lời:
Nhân đề của bài viết phản ánh nội dung và chủ đề bàn luận: sống đơn giản.
Câu 2 (trang 29 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Vấn đề được triển khai qua những luận điểm nào?
Trả lời:
- Các luận điểm trong bài viết bao gồm:
+ Để sống đơn giản cần có sự sáng tạo và quyết tâm lớn, phải hòa mình vào cuộc sống để cảm nhận.
+ Lòng tham có thể dẫn đến nợ nần, mệt mỏi và khốn cùng, khiến tâm hồn trở nên chai sạn, làm cuộc sống không còn đơn giản.
+ Sống đơn giản nghĩa là sống sâu sắc hơn, quan tâm và gắn bó với nhau hơn.
+ Tiêu chuẩn của cuộc sống đơn giản và dẫn chứng cho thấy mỗi thời đại đều có thể sống đơn giản.
Câu 3 (trang 29 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Chỉ ra các yếu tố tạo nên sức thuyết phục của văn bản.
Trả lời:
- Các yếu tố tạo nên sức thuyết phục của văn bản bao gồm:
+ Sử dụng hệ thống luận điểm chặt chẽ, hợp lý; lý lẽ thuyết phục và bằng chứng chính xác, đầy đủ.
+ Sử dụng yếu tố biểu cảm để tăng cường sức thuyết phục của văn bản.
*Thực hành viết
- Chuẩn bị viết
- Tìm ý, lập dàn ý.
- Viết
Bài viết tham khảo
Hiện nay, bạo hành trẻ em đang trở thành một vấn nạn nghiêm trọng trong xã hội.
Trẻ em là thế hệ mầm non của đất nước, cần được bảo vệ và định hướng. Tuy nhiên, sự “định hướng” không đúng mực từ một số người bảo hộ, chẳng hạn như cha mẹ, ông bà, đã dẫn đến những hệ lụy thương tâm gần đây.
Bạo hành trẻ em bao gồm đánh đập, xâm hại thể chất và tinh thần, gây ra hậu quả nghiêm trọng đến thể chất và tinh thần của trẻ, thậm chí dẫn đến tử vong. Ví dụ như trường hợp bé 8 tuổi bị cha và mẹ kế bạo hành đến chết, hay trường hợp bé 3 tuổi bị đóng đinh vào đầu và cho uống thuốc chuột dẫn đến tử vong. Những sự việc đau lòng này đã gây sốc cho dư luận trước những hành vi được cho là “giáo dục” của cha mẹ hoặc sự vô trách nhiệm khi giao con cho người tình của mẹ. Đáng tiếc, khi pháp luật can thiệp, cha mẹ vẫn không hề hối hận hay cảm thấy thương xót cho con mình.
Chúng ta cần đặt câu hỏi: Những trường hợp được phát hiện do tử vong hay tố cáo từ bệnh viện, còn bao nhiêu trường hợp chưa được phát hiện hoặc mãi mãi không được phát hiện? Có bao nhiêu đứa trẻ chịu sự bạo lực thể xác và tinh thần? Tỷ lệ tự tử ở trẻ em do áp lực tinh thần từ bố mẹ là bao nhiêu?
Mặc dù đã có luật bảo vệ trẻ em và đường dây nóng 24/7: Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111, nhưng khảo sát gần 9000 người công bố tháng 4/2020 cho thấy khoảng 10% người lớn không biết có Luật trẻ em, gần 45% biết về luật nhưng không rõ nội dung, 2/3 số người được hỏi không biết số điện thoại hỗ trợ trẻ em bị bạo hành, và chỉ vài chục người cho rằng nó hiệu quả.
Đặc biệt, một nửa số cuộc gọi đến từ trẻ em từ 11 đến 18 tuổi, trong khi tỷ lệ người lớn gọi đến chỉ chiếm 5,5%. Nhân viên tư vấn, giáo viên, công an, bộ đội chỉ chiếm khoảng 4,6%, cán bộ xã hội chỉ 1,1%. Các cuộc gọi từ vùng sâu vùng xa và nhóm trẻ dân tộc thiểu số cũng rất thấp, cho thấy sự thiếu thốn hỗ trợ cho trẻ em bị xâm hại.
Nguyên nhân sâu xa của bạo hành trẻ em là do quan điểm “đóng cửa bảo nhau”, coi việc đánh trẻ là chuyện riêng của gia đình, khiến trẻ bị tổn thương. Nhiều vụ tự tử do áp lực học tập, phần nào do sự áp đặt của bố mẹ gây ra trầm cảm và suy nghĩ đến cái chết.
Trẻ em là tương lai của đất nước. Chúng ta có trách nhiệm xây dựng, bồi dưỡng và thúc đẩy sự phát triển của trẻ, nhưng không có quyền áp đặt hay trút giận lên chúng. Chúng ta cần hành động để ngăn chặn việc trẻ trở thành nạn nhân tiếp theo. Cần tuyên truyền về luật trẻ em, quyền trẻ em và phương pháp giáo dục đúng cách cho cha mẹ. Đồng thời, dạy trẻ ý thức bảo vệ mình và tố cáo bạo hành. Mỗi người cần nhận thức trách nhiệm, không thể coi bạo hành là “việc của người khác”, mà phải hành động để cứu những đứa trẻ khỏi cái chết cận kề. Hãy chung tay xây dựng xã hội không còn bạo lực trẻ em.