1. Bài viết mẫu về 'Viết bài văn thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ trong hoạt động' - phiên bản 4
* Giới thiệu về quy tắc hoặc luật lệ trong một hoạt động: Đây là loại bài viết mà tác giả sử dụng ngôn ngữ, có thể kết hợp với các phương tiện khác, để giải thích rõ ràng các quy tắc hay luật lệ trong một hoạt động. Mục đích là để người đọc hiểu rõ các yêu cầu cần tuân thủ nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả cho hoạt động đó.
* Yêu cầu đối với bài viết:
+ Tiêu đề cần nêu rõ quy tắc/luật lệ của hoạt động.
+ Nội dung bài viết cần bao gồm:
– Giới thiệu ngắn gọn về thời gian, địa điểm, mục đích và ý nghĩa của hoạt động.
– Liệt kê những vật dụng cần thiết cho hoạt động.
– Chi tiết về quy tắc/luật lệ của hoạt động: các điều khoản và quy định đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Cấu trúc bài viết gồm ba phần: mở đầu, nội dung chính và kết luận. Phần chính cần tập trung vào việc giải thích các quy tắc và luật lệ để người tham gia hiểu và tuân thủ.
* Hướng dẫn phân tích văn bản:
Văn bản: Giới thiệu quy tắc trong hoạt động dã ngoại (có cắm trại) tại khu vực núi
Câu 1 (trang 114 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Phần mở đầu có nêu rõ quy tắc, luật lệ của hoạt động không?
Phần mở đầu đã nêu rõ quy tắc và luật lệ cần thuyết minh, giới thiệu các lưu ý và quy định khi khám phá thiên nhiên ở địa phương lớp.
Câu 2 (trang 114 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Phần chính có làm rõ quy tắc và luật lệ theo yêu cầu không?
Phần chính đã làm rõ các quy tắc và luật lệ, bao gồm các quy định cụ thể: Thứ nhất… Thứ hai… Thứ ba… Cuối cùng… và giải thích chi tiết các quy tắc an toàn.
Câu 3 (trang 114 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Các điều khoản có được sắp xếp hợp lý và sử dụng từ ngữ phù hợp không?
Các điều khoản đã được sắp xếp hợp lý và sử dụng từ ngữ thích hợp để thể hiện trình tự rõ ràng. Em hãy theo dõi văn bản.
Câu 4 (trang 114 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Khi một điều khoản cần nhấn mạnh, văn bản đã được thể hiện ra sao?
Khi cần nhấn mạnh hoặc cụ thể hóa điều khoản, văn bản sử dụng từ ngữ nhấn mạnh như “cần ghi nhớ”, “phải cẩn thận”, “phải làm vậy” và minh họa bằng các ví dụ rõ ràng.
Câu 5 (trang 114 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Phần kết luận đã đáp ứng yêu cầu chưa?
Phần kết luận đã đáp ứng yêu cầu khi khẳng định lại quy tắc và đánh giá về độ tin cậy và ý nghĩa thực tế của quy tắc hoạt động.
* Hướng dẫn viết bài
Đề bài (trang 114 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ của một hoạt động mà bạn và lớp quan tâm.
Tham khảo
Giới thiệu trò chơi: Với văn hóa phong phú của người Việt, trước khi có Internet và game online, các trò chơi dân gian luôn được yêu thích. Một trong những trò chơi truyền thống là kéo co.
Trò chơi kéo co đã trở thành một phần không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa giải trí của nhân dân. Đây là trò chơi tập thể, không phân biệt lứa tuổi, và được tham gia cả ở nông thôn lẫn thành phố. Đặc biệt, trò chơi thường xuất hiện trong các dịp lễ hội, thi đua và team building.
Miêu tả cách chơi (quy tắc): Để chơi kéo co, cần chuẩn bị một sợi dây thừng dài và chắc chắn, có đánh dấu giữa bằng vải màu. Các đội đứng ở hai phía của dây, cách vạch giữa khoảng một mét. Mỗi đội thường có 10-15 người.
Miêu tả luật chơi: Một trọng tài sẽ điều khiển trò chơi. Khi có lệnh, cả hai đội kéo dây về phía mình. Đội nào kéo phần vải qua vạch nhiều hơn sẽ thắng. Các luật lệ cấm nằm lên dây, gian lận, và thường có các chiến thuật khác nhau. Trò chơi thường diễn ra trong ba vòng với thời gian từ vài giây đến vài phút. Trò chơi yêu cầu sức bền lớn và tinh thần đồng đội, thường có sự cổ vũ nhiệt tình từ khán giả.
Tác dụng của trò chơi: Trò chơi kéo co được sử dụng trong nhiều dịp lễ hội và trại hè, giúp rèn luyện sức khỏe và tăng cường tinh thần đồng đội. Mặc dù nhiều trò chơi dân gian đã bị thay thế bởi trò chơi hiện đại, kéo co vẫn được yêu mến và giữ gìn bởi các thế hệ sau.
2. Mẫu bài soạn 'Viết văn bản thuyết minh về quy tắc hay luật lệ trong hoạt động' - Mẫu 5
Bước 1: Xác định chủ đề, đối tượng nghe, mục đích, thời gian và không gian trình bày.
- Nhắc lại chủ đề đã viết trước đó
- Xác định chính xác đối tượng người nghe, mục đích, thời gian và không gian trình bày.
Bước 2: Tìm kiếm ý tưởng, lập dàn bài
- Sử dụng các ý chính từ bài viết thuyết minh về quy tắc hay luật lệ của một hoạt động.
Bước 3: Luyện tập và trình bày
Trong khi luyện tập:
- Chọn từ ngữ phù hợp với văn nói; sử dụng từ chỉ thứ tự, nhấn mạnh bằng ngữ điệu.
- Dùng câu văn nói để khuyến khích người nghe tham gia trò chơi hay hoạt động được giới thiệu.
- Chuẩn bị mở đầu và kết thúc hấp dẫn.
Khi trình bày:
- Chào người nghe và giới thiệu bản thân.
- Sử dụng ngôi thứ nhất để giải thích hoạt động và quy trình thực hiện, lựa chọn cách xưng hô phù hợp.
- Trình bày rõ ràng, mạch lạc, với điểm nhấn nội dung.
- Sử dụng ngữ điệu linh hoạt và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.
- Tương tác với người nghe qua ánh mắt.
- Sử dụng các phương tiện trực quan hỗ trợ.
- Kết thúc bài nói bằng lời cảm ơn.
Bước 4: Trao đổi và đánh giá
- Lắng nghe ý kiến và câu hỏi của người nghe.
- Trả lời và giải thích các câu hỏi một cách rõ ràng.
- Trao đổi về những thắc mắc qua phương tiện liên lạc cá nhân.
*Bài nói tham khảo:
Kéo co là một trò chơi dân gian truyền thống vẫn được duy trì và phát triển đến nay. Trò chơi này không chỉ thể hiện nét đẹp văn hóa mà còn chứng minh sức mạnh và sự đoàn kết của tập thể. Hôm nay, tôi xin giới thiệu về quy tắc của trò chơi kéo co.
Để tham gia trò chơi kéo co, người chơi cần có sức khỏe tốt, sự dẻo dai và kiên nhẫn. Trò chơi thường được chơi theo đội, mỗi đội từ 5 đến 7 người. Do tính chất vận động, trò chơi thường diễn ra ở nơi rộng rãi, bằng phẳng và sạch sẽ.
Trước khi bắt đầu, chuẩn bị một số dụng cụ như: một đoạn dây thừng dài và mềm, hoặc tùy theo từng nơi có thể sử dụng cây tre hoặc không cần dụng cụ, hai đội có thể kéo tay không.
Kẻ một vạch phân chia giữa hai đội và buộc một mảnh vải màu ở giữa dây để làm dấu phân thắng thua.
Chia người chơi thành hai đội bằng số lượng và sức mạnh tương đương, đứng đối diện nhau ở hai bên vạch theo hàng dọc. Người chơi nên đứng so le, tay nắm dây, thường người có sức khỏe tốt nhất đứng đầu hàng.
Trọng tài đứng giữa vạch để điều khiển và giám sát trận đấu. Trong các cuộc thi chuyên nghiệp, mỗi đội sẽ có huấn luyện viên để chỉ đạo và hỗ trợ.
Cách chơi kéo co:
Trọng tài đứng giữa vạch xuất phát, cầm cờ và hô to 1...2...3 để bắt đầu. Hai đội phải kéo dây về phía mình. Đội nào kéo phần mốc dấu về phía mình nhiều hơn sẽ chiến thắng. Trò chơi kéo co thường kéo dài từ 5 đến 10 phút và các đội phải thi đấu 3 lượt để phân thắng bại. Đội nào thắng 2 lượt sẽ giành chiến thắng. Nếu hòa, thi đấu một hiệp cuối để tìm đội thắng cuộc.
Về luật trò chơi kéo co: Đội nào kéo dây trước hiệu lệnh của trọng tài sẽ bị phạm luật và phải kéo lại từ đầu. Vi phạm hai lần sẽ thua trận. Đội nào có người chơi ngã hoặc tuột tay khỏi dây cũng bị tính là thua.
Mặc dù quy tắc có vẻ phức tạp, nhưng nó đảm bảo sự công bằng trong trò chơi. Vì vậy, hãy tuân thủ quy tắc khi tham gia. Đây là phần trình bày của tôi, cảm ơn các bạn đã lắng nghe và mong nhận được sự góp ý từ mọi người.
3. Mẫu bài soạn 'Viết văn bản thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong một hoạt động' - Mẫu 6
SOẠN BÀI VIẾT BÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ MỘT QUY TẮC HAY LUẬT LỆ TRONG HOẠT ĐỘNG
Thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ trong một hoạt động: là kiểu bài người viết dùng phương tiện giao tiếp ngôn ngữ, hoặc kết hợp với phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ, thuyết minh để người đọc hiểu rõ quy tắc hay luật lệ trong một hoạt động. Đó chính là những mục mà người tham gia cần tuân thủ, nhằm đảm bảo sự an toàn và hiệu quả cho hoạt động.
Yêu cầu đối với kiểu bài:
- Nhan đề nêu được tên quy tắc/luật lệ của hoạt động.
- Nội dung bài viết cần đảm bảo những phần sau:
- Giới thiệu ngắn gọn về thời gian, không gian thực hiện hoạt động, mục đích, ý nghĩa của hoạt động.
- Liệt kê một số phương tiện cần chuẩn bị cho hoạt động
- Lần lượt thuyết minh về quy tắc/luật lệ của hoạt động: những điều khoản, quy ước nhằm đảm bảo cho hoạt động thực hiện an toàn, hiệu quả.
- Cấu trúc bài gồm các phần: mở đầu, phần chính, kết thúc. Riêng với phần chính của bài viết, cần tập trung thuyết minh về các nội dung/ điều khoản trong quy tắc, luật lệ của hoạt động giúp người tham gia hiểu rõ và tuân thủ
HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH KIỂU VĂN BẢN
Văn bản: Thuyết minh về một quy tắc trong hoạt động dã ngoại (có cắm trại) ở đại bàn vùng núi trang 113, 114.
Câu 1: Phần mở đầu có nêu rõ được quy tắc, luật lệ của hoạt động mà người viết cần thuyết minh hay chưa?
Trả lời:
Phần mở đầu có đã rõ được quy tắc, luật lệ của hoạt động mà người viết cần thuyết minh, chính là giới thiệu một số lưu ý, quy tắc cần tuân thủ khi tìm hiểu phong cảnh thiên nhiên ở địa phương của lớp
Câu 2: Phần chính của văn bản có tập trung thuyết minh làm rõ các quy tắc hay luật lệ của hoạt động theo yêu cầu của kiểu bài này hay không?
Trả lời:
Phần chính của văn bản có tập trung thuyết minh làm rõ các quy tắc hay luật lệ của hoạt động theo yêu cầu của kiểu bài này.
Bao gồm các quy tắc: Thứ nhất…Thứ hai…Thứ ba… Cuối cùng… và giải thích chi tiết những quy tắc an toàn đó.
Câu 3: Các điều khoản hay nội dung cụ thể của quy tắc/luật lệ có được sắp xếp hợp lí và văn bản có sử dụng được từ ngữ thích hợp để thể hiện trình tự ấy không?
Trả lời:
Các điều khoản hay nội dung cụ thể của quy tắc/luật lệ có được sắp xếp hợp lí và văn bản có sử dụng được từ ngữ thích hợp để thể hiện trình tự ấy. Em theo dõi văn bản.
Câu 4: Khi một điều khoản cần được nhấn mạnh, hoặc cụ thể hóa với nhiều chi tiết thì văn bản đã được thể hiện theo cách nào?
Trả lời:
- Khi một điều khoản cần được nhấn mạnh, hoặc cụ thể hóa với nhiều chi tiết thì văn bản đã được thể hiện theo cách là sử dụng từ ngữ hàm ý nhấn mạnh “cần ghi nhớ”, “phải cẩn thận”, “phải làm vậy” và cụ thể hóa bằng những ví dụ thực tế rất rõ ràng.
Câu 5: Phần kết thúc của văn bản đã đáp ứng được yêu cầu chưa?
Trả lời:
Phần kết thúc của văn bản đã đáp ứng được yêu cầu khi khẳng định lại quy tắc, nhận định về độ tin cậy, ý nghĩa thực tế của quy tắc hoạt động.
HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH VIẾT: THUYẾT MINH VỀ MỘT QUY TẮC HAY LUẬT LỆ TRONG MỘT HOẠT ĐỘNG
Một số mẫu hoạt động mà các em có thể thực hiện:
1. Chi chi chành chành.
- Giới thiệu trò chơi: Những trò chơi dân gian được xem như là những nét đẹp văn hóa làm nên bản sắc cho dân tộc ta. Một trong những trò chơi thú vị và khá phổ biến dành cho trẻ em là trò chơi Chi chi chành chành.
- Miêu tả cách chơi: Người chơi có thể từ 2 - 3 người trở lên. Một người đứng ra trước xòe bàn tay ra các người khác giơ ngón trỏ ra đặt vào long bàn tay vào. Người xòe bàn tay đọc thật nhanh:
Chi chi chành chành.
Cái đanh thổi lửa.
Con ngựa chết chương.
Ba vương ngũ đế.
Chấp chế đi tìm
Ù à ù ập.
Đọc đến chữ “ập” người xòe tay nắm lại, những người khác cố gắng rút tay ra thật nhanh, ai rút không kịp bị nắm trúng thì vào thế chỗ người xòe tay và vừa làm vừa đọc bài đồng dao cho các bạn khác chơi.
- Tác dụng của trò chơi: giúp rèn luyện phản xạ nhanh nhẹn cho các bé và không đòi hỏi phải có sân chơi cũng như cần có quá nhiều người chơi.
Kéo co.
Giới thiệu trò chơi: Với đời sống văn hóa của con người Việt nam từ bao đời nay là vô cùng phong phú và đa dạng. Những trò chơi dân gian luôn dành được sự yêu thích của rất nhiều người. Một trong những nét đẹp văn hóa ấy là trò chơi kéo co.
Chẳng biết từ bao giờ, trò chơi kéo co đã được phổ biến, len lỏi vào trong đời sống văn hóa giải trí của nhân dân ta. Đây là một trò chơi mang tính đồng đội, tập thể, phù hợp với mọi lứa tuổi, không phân biệt già trẻ gái trai. Trò chơi ấy không chỉ phổ biến ở vùng đồng quê, nông thôn mà người dân thành phố cũng có thể tham gia. Đặc biệt trong các dịp lễ hội, thi đua, team building đều không thể có sự vắng mặt của trò chơi kéo co.
Miêu tả cách chơi: Để tổ chức chơi kéo co, người chơi cần chuẩn bị một chiếc dây thừng dài, chắc chắn. Tùy thuộc vào số lượng người chơi để chuẩn bị độ dài của dây cho phù hợp. Phần giữa của sợi dây được buộc dấu bằng vải màu. Cách vạch trung tâm về hai phía khoảng một mét là vạch xuất phát của hai đội. Thông thường, mỗi đội chơi thường có 10-15 người ngang sức ngang tài.
Miêu tả luật chơi: Sẽ có một người được cử ra làm trọng tài, khi tiếng còi cất lên hay có tiếng hiệu lệnh, thì cả hai bên phải dồn hết sức mạnh để kéo dây về phía mình. Bên nào kéo phần vải đã được đánh dấu trên dây về nhiều hơn thì sẽ dành chiến thắng. Khi kéo, cũng có rất nhiều luật lệ được đặt ra cho người chơi, như không được phép nằm, đè lên dây, không được phép gian lận. Thông thường, các đội sẽ có những cách bố trí chiến thuật chơi khác nhau, người đội trưởng thường đứng đầu làm chỗ dựa cho các thành viên. Những tiếng hô vang 1…2 được vang lên dõng dạc như một biện pháp khích lệ tinh thần cho các thành viên.
Để phân chia thắng bại công minh, trò chơi thường được chia làm 3 vòng thi đấu. Mỗi vòng thi kéo dài có thể chỉ vài giây cho đến vài phút. Trò chơi đòi hỏi sức bền rất lớn, tinh thần đoàn kết của đồng đội. Trong quá trình chơi, tay có thể dễ bị phồng rộp, đau rát do lực ma sát của dây thừng. Thế nhưng, bỏ qua những mệt mỏi mà cảm giác dành được chiến thắng cũng rất vui vẻ. Trò chơi tuy đơn giản nhưng luôn nhận được sự ủng hộ, hô hào của cả người chơi và các cổ động viên. Mọi người khi tham gia cổ vũ đều hò hét, khua chiêng đánh trống vang dội để tiếp sức mạnh tinh thần cho người chơi.
Tác dụng của trò chơi: Trò chơi kéo co được sử dụng qua rất nhiều các dịp lễ hội, trại hè. Như các ngày lễ tại trường học, nhà trường cũng thường tổ chức chơi kéo co cho các bạn học sinh, nhằm rèn luyện sức khỏe và tăng tính đồng đội, hợp tác cho các bạn học sinh.
Hiện nay, có rất nhiều trò chơi dân gian đã bị thay thế bởi những trò chơi game hiện đại, cuốn hút. Thế nhưng, trò chơi kéo co chắc chắn vẫn luôn được yêu mến, giữ gìn bởi những thế hệ về sau.
3. Đập niêu đất.
Đập niêu đất là trò chơi không biết có từ bao giờ nhưng đến nay, nó đã trở thành hoạt động không thể thiếu trên quê hương em trong những ngày đầu xuân năm mới.
Đập niêu đất là một trò chơi thú vị, thu hút sự tham gia cổ vũ của rất nhiều người. Nó thường diễn ra vào những lễ hội mỗi dịp Tết đến với sự tham gia của các thôn, xóm nhỏ. Mỗi thôn, xóm sẽ cử ra hai người làm thành một đội chơi để tham gia tranh tài.
Để chơi trò chơi, người ta dựng đoạn tre to, chắc khỏe cao khoảng hai mét xuống đất. Sau đó, nối hai cây lại với nhau bằng một đoạn tre nằm ngang. Lúc này ba đoạn tre đã tạo thành hình giống như một cái cổng nhà. Trên thanh tre nằm ngang, ban tổ chức sẽ treo khoảng năm, sáu niêu đất lủng lẳng. Nhiệm vụ của các đội chơi là phải cầm gậy gỗ đập hết các niêu đất đó trong thời gian sớm nhất để giành chiến thắng. Để cho cuộc chơi thêm phần hấp dẫn, ban tổ chức đã yêu cầu một đội chơi phải có một người cõng một người trên lưng, cả hai người sẽ cùng bị bịt mắt và dựa vào trí nhớ của mình để đập niêu đất.
Để công bằng, các đội chơi sẽ lần lượt chơi và có trọng tài bấm giờ. Mỗi khi có hiệu lệnh xuất phát, các đội chơi sẽ phải dựa vào trí nhớ của mình và sự chỉ dẫn của dân làng để xác định và tiến đến vị trí của niêu đất; người được cõng trên lưng sẽ cố gắng đập vỡ niêu đất, còn người cõng sẽ cố gắng đứng vững và di chuyển theo sự chỉ dẫn của dân làng. Vì thế, mỗi khi một đội chơi xuất phát là tiếng hò reo, cổ vũ lại vang lên tạo thành một bầu không khí rất vui nhộn.
Sau khi các đội chơi của các thôn, xóm đã chơi xong, người dân trong làng và du khách có thể trực tiếp tham gia trò chơi để tự mình trải nghiệm cảm giác đập niêu đất.
Em rất yêu thích và mong chờ trò chơi đập niêu đất. Trò chơi đã trở thành niềm vui, thành nét văn hóa độc đáo trên quê hương em. Nó giúp cho mọi người cảm thấy vui vẻ hơn khi tết đến, xuân về và nó cũng làm cho con người ở làng quê trở nên gần gũi, thân thuộc với nhau hơn.
4. Bài viết mẫu 'Thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ trong hoạt động' - phiên bản 1
* Thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong hoạt động: là loại bài viết sử dụng ngôn ngữ và có thể kết hợp với các phương tiện phi ngôn ngữ để giải thích rõ quy tắc hay luật lệ của một hoạt động, giúp người đọc nắm vững và tuân theo. Những quy tắc này là các yêu cầu cần thực hiện để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho hoạt động đó.
* Yêu cầu đối với loại bài viết:
+ Tiêu đề phải rõ ràng nêu tên quy tắc/luật lệ của hoạt động.
+ Nội dung bài viết cần bao gồm các phần sau:
- Giới thiệu ngắn gọn về thời gian, không gian thực hiện hoạt động, mục đích và ý nghĩa của nó.
- Liệt kê các phương tiện cần chuẩn bị cho hoạt động.
- Chi tiết thuyết minh quy tắc/luật lệ của hoạt động: các điều khoản, quy ước nhằm đảm bảo hoạt động được thực hiện an toàn và hiệu quả.
Bài viết cần có cấu trúc rõ ràng: mở đầu, phần chính, kết thúc. Trong phần chính, tập trung giải thích các quy tắc/luật lệ để người tham gia hiểu rõ và thực hiện đúng.
* Hướng dẫn phân tích văn bản:
Văn bản: Thuyết minh về quy tắc trong hoạt động dã ngoại (có cắm trại) tại vùng núi
Câu 1 (trang 114 sách Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Phần mở đầu có nêu rõ quy tắc, luật lệ của hoạt động không?
Trả lời:
Phần mở đầu đã nêu rõ quy tắc, luật lệ cần thuyết minh, bao gồm các lưu ý và quy tắc cần tuân thủ khi khám phá phong cảnh thiên nhiên tại địa phương của lớp.
Câu 2 (trang 114 sách Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Phần chính của văn bản có làm rõ các quy tắc, luật lệ của hoạt động theo yêu cầu không?
Trả lời:
Phần chính của văn bản đã làm rõ các quy tắc, luật lệ của hoạt động, bao gồm các quy tắc như: Thứ nhất…Thứ hai…Thứ ba… Cuối cùng… và giải thích chi tiết các quy tắc an toàn.
Câu 3 (trang 114 sách Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Các điều khoản hay nội dung của quy tắc/luật lệ có được sắp xếp hợp lý và sử dụng từ ngữ thích hợp không?
Trả lời:
Các điều khoản và nội dung của quy tắc/luật lệ được sắp xếp hợp lý và văn bản sử dụng từ ngữ thích hợp để thể hiện trình tự.
Câu 4 (trang 114 sách Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Khi một điều khoản cần nhấn mạnh hoặc cụ thể hóa chi tiết, văn bản đã thể hiện ra sao?
Trả lời:
- Khi một điều khoản cần nhấn mạnh hoặc cụ thể hóa, văn bản đã sử dụng từ ngữ nhấn mạnh như “cần ghi nhớ”, “phải cẩn thận”, “phải làm vậy” và cụ thể hóa bằng ví dụ rõ ràng.
Câu 5 (trang 114 sách Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Phần kết thúc của văn bản có đáp ứng yêu cầu không?
Trả lời:
Phần kết thúc của văn bản đã đáp ứng yêu cầu khi khẳng định lại quy tắc và đánh giá ý nghĩa thực tế của quy tắc hoạt động.
* Hướng dẫn quy trình viết:
Đề bài (trang 114 sách Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của hoạt động mà bạn và các bạn trong lớp quan tâm.
Trả lời:
Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết
Xác định đề tài
Trước tiên, trả lời câu hỏi: Đề bài yêu cầu gì?
Đề tài là hoạt động cần thuyết minh quy tắc hoặc luật lệ. Các hoạt động rất đa dạng, ví dụ:
- Một hoạt động học tập
- Một hoạt động thể thao
Thu thập tư liệu
Tư liệu có thể thu thập từ nhiều nguồn, bao gồm tài liệu thực tế và tài liệu lưu trữ.
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
Tìm ý
Để có ý tưởng cho bài viết, xác định các ý chính về quy tắc, luật lệ và cách triển khai. Ghi lại mọi ý tưởng.
Lập dàn ý
Bước 3: Viết bài
Viết theo các phần, dựa vào quy tắc và luật lệ để tổ chức các đoạn. Có thể liên hệ với kinh nghiệm thực tiễn.
Quy tắc trò chơi Ma Sói
Tổng quan cách chơi
Trò chơi chia thành ban ngày và ban đêm. Đêm đầu tiên, các vai trò đặc biệt được gọi dậy, các vai trò như dân làng, cô bé sẽ ngủ. Ban ngày, mọi người thảo luận và bỏ phiếu chọn người nghi ngờ là sói. Người bị chọn có thể biện hộ, và nếu số phiếu chết cao hơn, người đó sẽ bị loại khỏi trò chơi.
Trò chơi có thể có thêm phe thứ 3 với vai trò đặc biệt. Số lượng sói, dân và phe thứ 3 thay đổi theo số lượng người chơi.
Trò chơi kết thúc khi:
Phe sói bằng số người dân - Sói thắng
Phe sói bị tiêu diệt - Người thắng
Phe thứ 3 hoàn thành nhiệm vụ - Phe thứ 3 thắng
Luật chơi cơ bản
Đêm đầu tiên:
Tất cả nhắm mắt 'đi ngủ'. Quản trò gọi các vai trò đặc biệt dậy, thực hiện chức năng của mình và sau đó nhắm mắt lại.
Ví dụ: Khi quản trò gọi: 'Sói ơi, dậy đi', các sói mở mắt và chọn mục tiêu. Quản trò ghi nhớ và yêu cầu sói đi ngủ.
Quản trò cũng thực hiện tương tự với các vai trò khác.
Ngày đầu tiên:
Quản trò thông báo người chết và tổ chức thảo luận để bỏ phiếu chọn người nghi ngờ là sói. Thời gian thảo luận và bỏ phiếu được quy định rõ ràng.
Những đêm tiếp theo:
Quản trò gọi các chức năng đặc biệt dậy để thực hiện nhiệm vụ. Nếu chơi theo luật ẩn vai trò, quản trò cần gọi lại những vai trò đã chết để không tiết lộ số vai trò còn lại.
Những ngày tiếp theo:
Quản trò thông báo người chết, người đó trở thành hồn ma và không được nói. Phiên tòa xét xử tiếp tục như mọi ngày.
Kết thúc game:
Game kết thúc khi người dân giết hết sói, số sói bằng số dân, hoặc phe thứ 3 hoàn thành nhiệm vụ.
Bước 4: Xem lại, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm
5. Mẫu bài viết 'Thuyết minh về quy tắc hay luật lệ trong hoạt động' - phiên bản 2
* Thuyết minh quy tắc hoặc luật lệ trong một hoạt động: Đây là bài viết mà tác giả sử dụng ngôn ngữ, đôi khi kết hợp với các phương tiện phi ngôn ngữ, để giải thích cho người đọc về quy tắc hay luật lệ áp dụng trong một hoạt động. Mục đích là để các thành viên tham gia nắm rõ và tuân theo, nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả cho hoạt động.
* Yêu cầu đối với bài viết:
+ Tiêu đề cần chỉ rõ tên quy tắc hoặc luật lệ của hoạt động.
+ Nội dung bài viết phải bao gồm các phần sau:
- Giới thiệu ngắn gọn về thời gian, địa điểm thực hiện hoạt động, mục đích và ý nghĩa của nó.
- Liệt kê các dụng cụ cần thiết cho hoạt động.
- Thuyết minh chi tiết về quy tắc hoặc luật lệ: các điều khoản và quy định nhằm đảm bảo hoạt động diễn ra an toàn và hiệu quả.
Bài viết cần có cấu trúc rõ ràng: mở đầu, phần chính và kết thúc. Trong phần chính, chú trọng vào việc giải thích các điều khoản và quy tắc để người tham gia hiểu và thực hiện đúng.
* Phân tích văn bản:
Văn bản: Thuyết minh quy tắc trong hoạt động dã ngoại (bao gồm cắm trại) ở vùng núi
Câu 1 (trang 114 sách Ngữ văn lớp 7 Tập 1) :
Phần mở đầu đã trình bày rõ ràng quy tắc và luật lệ của hoạt động cần thuyết minh.
Câu 2 (trang 114 sách Ngữ văn lớp 7 Tập 1) :
Phần chính của văn bản đã tập trung giải thích rõ ràng 4 quy tắc của hoạt động dã ngoại theo yêu cầu của kiểu bài này.
Câu 3 (trang 114 sách Ngữ văn lớp 7 Tập 1) :
Các điều khoản và nội dung cụ thể của quy tắc hoặc luật lệ được sắp xếp hợp lý và văn bản sử dụng từ ngữ phù hợp để thể hiện trình tự đó. Nội dung văn bản được tổ chức theo từng phần rõ ràng (thứ nhất, thứ hai, thứ ba...); từ ngữ trong văn bản là ngôn ngữ khoa học, dễ hiểu và súc tích.
Câu 4 (trang 114 sách Ngữ văn lớp 7 Tập 1) :
Khi cần nhấn mạnh hoặc làm rõ một điều khoản với nhiều chi tiết, văn bản được chia thành nhiều đoạn tương ứng với các nội dung cụ thể và đánh số thứ tự các điều khoản.
Câu 5 (trang 114 sách Ngữ văn lớp 7 Tập 1) :
Phần kết thúc của văn bản đã đáp ứng yêu cầu. Trong phần này, người viết đã nhấn mạnh lại quy tắc, đánh giá độ tin cậy và ý nghĩa thực tiễn của quy tắc hoạt động trong bối cảnh được nêu ra.
* Quy trình viết
Đề bài (trang 114 sách Ngữ văn lớp 7 Tập 1) :
Bài viết mẫu
Trò chơi đập niêu đất là hoạt động truyền thống không rõ nguồn gốc nhưng đã trở thành một phần không thể thiếu trong những ngày Tết ở quê em.
Đập niêu đất là một trò chơi vui nhộn. Vì vậy, nó thu hút sự tham gia của đông đảo người dân. Trò chơi thường được tổ chức vào mồng 4 Tết hàng năm. Các thôn trong làng sẽ cử hai người làm thành một đội để thi đấu.
Để chơi, người ta dựng một đoạn tre cao khoảng hai mét xuống đất, nối hai cây bằng một đoạn tre nằm ngang. Trên thanh tre ngang, ban tổ chức treo năm, sáu niêu đất. Nhiệm vụ của các đội là dùng gậy gỗ đập hết niêu đất trong thời gian ngắn nhất để chiến thắng. Để trò chơi thêm phần kịch tính, ban tổ chức yêu cầu mỗi đội phải có một người cõng một người khác trên lưng, cả hai bị bịt mắt và phải dựa vào trí nhớ để đập niêu đất.
Để đảm bảo tính công bằng, các đội chơi sẽ lần lượt thi đấu và có trọng tài bấm giờ. Khi có hiệu lệnh bắt đầu, các đội phải dựa vào trí nhớ và sự chỉ dẫn của người dân để tìm niêu đất; người cõng sẽ cố gắng đập vỡ niêu đất còn người cõng sẽ giữ vững và di chuyển theo sự chỉ dẫn. Mỗi khi một đội bắt đầu, không khí trở nên sôi động với tiếng hò reo và cổ vũ.
Sau khi các đội hoàn thành trò chơi, người dân và du khách có thể tham gia để trải nghiệm cảm giác đập niêu đất.
Em rất yêu thích trò chơi đập niêu đất. Nó đã trở thành niềm vui và nét văn hóa đặc sắc của quê hương em. Trò chơi không chỉ làm cho mọi người vui vẻ hơn trong dịp Tết mà còn gắn kết cộng đồng trong làng quê.
6. Bài soạn 'Viết bài văn thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ trong hoạt động' - mẫu 3
* Thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ trong một hoạt động: là kiểu bài người viết dùng phương tiện giao tiếp ngôn ngữ, hoặc kết hợp với phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ, thuyết minh để người đọc hiểu rõ quy tắc hay luật lệ trong một hoạt động. Đó chính là những mục mà người tham gia cần tuân thủ, nhằm đảm bảo sự an toàn và hiệu quả cho hoạt động.
* Yêu cầu đối với kiểu bài:
+ Nhan đề nêu được tên quy tắc/luật lệ của hoạt động.
+ Nội dung bài viết cần đảm bảo những phần sau:
– Giới thiệu ngắn gọn về thời gian, không gian thực hiện hoạt động, mục đích, ý nghĩa của hoạt động.
– Liệt kê một số phương tiện cần chuẩn bị cho hoạt động
– Lần lượt thuyết minh về quy tắc/luật lệ của hoạt động: những điều khoản, quy ước nhằm đảm bảo cho hoạt động thực hiện an toàn, hiệu quả.
Cấu trúc bài gồm các phần: mở đầu, phần chính, kết thúc. Riêng với phần chính của bài viết, cần tập trung thuyết minh về các nội dung/ điều khoản trong quy tắc, luật lệ của hoạt động giúp người tham gia hiểu rõ và tuân thủ
* Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản:
Văn bản: Thuyết minh về một quy tắc trong hoạt động dã ngoại (có cắm trại) ở đại bàn vùng núi
Câu 1 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Phần mở đầu có nêu rõ được quy tắc, luật lệ của hoạt động mà người viết cần thuyết minh hay chưa?
Trả lời:
Phần mở đầu có đã rõ được quy tắc, luật lệ của hoạt động mà người viết cần thuyết minh, chính là giới thiệu một số lưu ý, quy tắc cần tuân thủ khi tìm hiểu phong cảnh thiên nhiên ở địa phương của lớp
Câu 2 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Phần chính của văn bản có tập trung thuyết minh làm rõ các quy tắc hay luật lệ của hoạt động theo yêu cầu của kiểu bài này hay không?
Trả lời:
Phần chính của văn bản có tập trung thuyết minh làm rõ các quy tắc hay luật lệ của hoạt động theo yêu cầu của kiểu bài này.
Bao gồm các quy tắc: Thứ nhất…Thứ hai…Thứ ba… Cuối cùng… và giải thích chi tiết những quy tắc an toàn đó.
Câu 3 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Các điều khoản hay nội dung cụ thể của quy tắc/luật lệ có được sắp xếp hợp lí và văn bản có sử dụng được từ ngữ thích hợp để thể hiện trình tự ấy không?
Trả lời:
Các điều khoản hay nội dung cụ thể của quy tắc/luật lệ có được sắp xếp hợp lí và văn bản có sử dụng được từ ngữ thích hợp để thể hiện trình tự ấy. Em theo dõi văn bản.
Câu 4 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Khi một điều khoản cần được nhấn mạnh, hoặc cụ thể hóa với nhiều chi tiết thì văn bản đã được thể hiện theo cách nào?
Trả lời:
– Khi một điều khoản cần được nhấn mạnh, hoặc cụ thể hóa với nhiều chi tiết thì văn bản đã được thể hiện theo cách là sử dụng từ ngữ hàm ý nhấn mạnh “cần ghi nhớ”, “phải cẩn thận”, “phải làm vậy” và cụ thể hóa bằng những ví dụ thực tế rất rõ ràng.
Câu 5 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Phần kết thúc của văn bản đã đáp ứng được yêu cầu chưa?
Trả lời:
Phần kết thúc của văn bản đã đáp ứng được yêu cầu khi khẳng định lại quy tắc, nhận định về độ tin cậy, ý nghĩa thực tế của quy tắc hoạt động.
* Hướng dẫn quy trình viết
Đề bài (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm.
Trả lời:
Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết
Xác định đề tài
Trước tiên, em hãy trả lời câu hỏi: Yêu cầu của đề bài là gì?
Đề tài là hoạt động cần thuyết minh về quy tắc hay luật lệ. Các hoạt động thì rất đa dạng. Chẳng hạn, đề tài có thể là:
– Một hoạt động học tập
– Một hoạt động thể thao
Thu thập tư liệu
Tư liệu liên quan đến hoạt động có thể thu thập từ những nguồn khác nhau. Bao gồm tài liệu thực tế và tài liệu lưu trữ.
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
Tìm ý
Để có ý tưởng cho bài viết, em cần:
– Xác định một số ý tưởng chung: quy tắc, luật lệ gồm điểm chính nào…triển khai ra sao?
– Ghi lại bất cứ ý tưởng nào có.
Lập dàn ý
Bước 3: Viết bài
Lần lượt viết các phần, em dựa vào số ý trong quy tắc luật lệ hoạt động để tổ chức số đoạn tương ứng. Trong khi viết có thể liên hệ với kinh nghiệm thực tiễn.
Thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm – mẫu 1
Quy tắc trò chơi Ma Sói
Tổng quan cách chơi
Trò chơi chia làm 2 buổi ban ngày và ban đêm. Bắt đầu vào đêm đầu tiên, các vai trò đặc biệt sẽ được quản trò gọi dậy trong đêm, các vai trò như dân làng, cô bé sẽ ngủ suốt đêm cho đến khi trời sáng. Ban ngày là thời gian tất cả cùng thức dậy và cùng nhau thảo luận ai là sói để thực hiện treo cổ (có thể chọn treo cổ hoặc không). Bất cứ ai bị chọn treo cổ sẽ có khoảng thời gian để biện hộ cho mình, sau đó những người bình chọn sẽ biểu quyết là sống hoặc chết, nếu phiếu chết cao hơn, người đó sẽ bị loại ra khỏi cuộc chơi (không được tham gia bất cứ hoạt động nào sau đó, kể cả thảo luận).
Game có thể sẽ xuất hiện thêm phe thứ 3 nếu có các vai trò đặc biệt được người quản trò bỏ vào, càng nhiều người chơi thì sẽ càng nhiều vai trò. Số lượng sói, dân và phe thứ 3 cũng sẽ thay đổi theo số lượng người tham gia chơi.
Trò chơi sẽ kết thúc khi:
Phe sói có số lượng ngang phe người – Sói Thắng
Phe sói bị tiêu diệt hết – Người thắng
Phe thứ 3 thực hiện xong nhiệm vụ của mình – Phe thứ 3 thắng
Luật chơi cơ bản
Đêm đầu tiên:
Tất cả người chơi nhắm mắt lại “đi ngủ”. Quản trò lần lượt gọi các chức năng đặc biệt “dậy”, mỗi lần như vậy thì người chơi được gọi sẽ mở mắt “thức dậy”, thực hiện chức năng đặc biệt của mình theo sự hướng dẫn của quản trò trong im lặng và nhắm mắt lại.
Ví dụ: Khi quản trò gọi: “Sói ơi, dậy đi.”, những người chơi được giao cho nhân vật “Sói” để mở mắt và nhìn nhau. Quản trò nói tiếp: “Sói ơi, đêm nay Sói muốn giết ai?”, những người chơi trong vai trò trên sau khi đã thống nhất (trong im lặng) sẽ chỉ tay về phía mục tiêu hay con mồi của mình. Quản trò sẽ ghi nhớ lại các nạn nhân và yêu cầu Sói đi ngủ: “Sói ơi, đi ngủ đi.”.
Quản trò cũng sẽ làm tương tự như vậy đối với các nhân vật khác. Thứ tự gọi tên các nhân vật của quản trò có thể tùy thuộc vào cách xây dựng trò chơi của mọi người.
Ngày đầu tiên:
Quản trò sẽ thông báo người chết và thống nhất mọi người thời gian bàn luận cũng như cách để vote một người bị hành xử. Tuỳ thuộc vào việc cách chơi của bạn có yêu cầu rằng người chết sẽ bị tiết lộ danh tính hay không mà quản trò sẽ tiết lộ danh tính người chết (thường là không). Sau đó, những người sống sót sẽ tranh luận và loại một người chơi nào đó ra mà họ nghĩ là Sói.
VD: Thời gian để bàn luận là 3-5p. Sau đó mọi người sẽ bình chọn người mình cho là sói và người đó sẽ có 30s-1p để thanh minh. Cuối cùng mọi người sẽ cùng đưa ra quyết định muốn cứu hay treo cổ người này.
Những đêm tiếp theo:
Quản trò vẫn gọi các chức năng khả năng đặc biệt dậy và cho họ thực hiện chức năng của mình. Lưu ý nếu chơi theo luật ẩn vai trò, bạn sẽ phải gọi những nhân vật có chức năng đặc biệt đã chết dậy để không ai biết còn bao nhiêu vị trí còn lại.
Những ngày tiếp theo:
Quản trò sẽ thông báo người chết. Người đó tất nhiên sẽ thành hồn ma và không được nói một lời nào hết. Phiên tòa xét xử để tìm ra Ma sói vẫn tiếp tục diễn ra như ngày một.
Kết thúc game:
Game sẽ kết thúc khi người dân giết được hết Sói, hoặc số Sói bằng số dân làng, hoặc phe thứ 3 hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm – mẫu 2
Đối với học sinh, các hoạt động giải trí vào giờ ra chơi như một hoạt động không thể thiếu sau mỗi giờ học căng thẳng. Ở trường em, đá cầu được cho là hoạt động được yêu thích nhất bởi nó dễ chơi và trang bị ít nên rất nhiều bạn thích chơi nó. Đá cầu cũng là một môn thể thao thường xuất hiện trong các cuộc thi thể thao của nhiều trường bởi nó thể hiện sự dẻo dai và chính xác của người chơi.
Để có thể chơi được cầu chúng ta cần chuẩn bị một cả cầu, một cái lưới để ngăn cách sân thành hai bên. Tùy vào mức độ không gian mà đôi khi không cần quá to, nếu không gian chơi không đủ lớn chúng ta cũng có thể sử dụng vạch kẻ thay cho lưới. Mỗi đội chơi có thể là 1-2 người hoặc nhiều hơn tùy vào số lượng người chơi.
Về quy tắc chơi, hai đội sẽ đứng về phía sân của mình được ngăn bởi vạch kẻ hoặc lưới. Công việc của mỗi người là đá quả cầu từ bên mình sang bên người khác và phải qua vạch mới được tính. Đội còn lại sẽ có trách nhiệm đỡ quả cầu và đá lại đội bên kia. Nếu không đá trúng đội còn lại sẽ được tính điểm. Trong trường hợp không đá qua vạch hoặc lưới thì đội còn lại sẽ được tính điểm. Điểm của mỗi đội sẽ có trọng tài tính và cuộc so tài thường diễn ra trong ba hiệp.
Đá cầu được coi là một môn thể thao tốt cho sức khỏe bởi chúng ta phải hoạt động cơ chân nhiều. Để đá trúng được quả cầu phải sử dụng cả sự dẻo dai và chính xác của cơ thể nên nó được rất nhiều bạn học sinh yêu thích. Dù hiện nay công nghệ phát triển, nhiều bạn trẻ bị thu hút bởi các trò chơi hay mạng xã hội, nhưng đá cầu vẫn là hoạt động yêu thích không thể thiếu vào mỗi giờ ra chơi.