1. Giáo án về câu chuyện cây táo (số 4)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trẻ nhớ tên câu chuyện và hiểu nội dung của ‘cây táo thần’ cùng các nhân vật trong truyện.
- Hiểu vai trò và lợi ích của cây táo và quả táo, như cung cấp vitamin.
2. Kỹ năng
- Cải thiện khả năng ghi nhớ và quan sát có chủ đích.
- Phát triển kỹ năng thể hiện cảm xúc qua các nhân vật.
3. Thái độ
- Khuyến khích trẻ hứng thú học tập và tích cực xây dựng bài.
- Giúp trẻ biết yêu thương, chia sẻ và đoàn kết với mọi người.
II. Chuẩn bị
- Giáo án: bản viết tay và điện tử.
- Nhạc bài hát: “Em yêu cây xanh”,…
- Bảng treo tranh, trống,…
- Tâm thế thoải mái khi vào bài.
III. Cách tiến hành
1. Gây hứng thú
- Giới thiệu các giáo viên tham dự.
- Tổ chức trò chơi “Gieo hạt” cho trẻ.
+ Các con đã gieo được hạt gì? (3-4 trẻ)
- Cô cũng đã gieo một loại hạt và nó đã nảy mầm thành một cây lớn, các con có muốn biết đó là cây gì không?
(Trẻ quan sát cây táo)
+ Đây là cây gì?
+ Lá cây có màu gì?
+ Quả táo có màu gì?
+ Các con đã từng ăn táo chưa?
+ Quả táo có vị gì?
+ Trong quả táo có nhiều chất gì?
ð Giáo dục trẻ ăn nhiều loại quả.
2. Nội dung
- Cô sẽ kể cho trẻ một câu chuyện thú vị về cây táo. Các con có muốn nghe không?
+ Câu chuyện là về “cây táo thần”.
- Cô kể lần 1: diễn cảm.
+ Các con vừa nghe câu chuyện gì?
+ Có muốn nghe cô kể lại không?
- Cô kể lần 2: diễn cảm kèm hình ảnh minh họa.
+ Giải thích nội dung câu chuyện: cây táo thần với quả sai trĩu, các bạn nhỏ rất thích chơi ở đó. Một ngày, một cậu bé lạ đến và chiếm lấy cây táo. Cây táo dùng phép lạ để cậu bé nhận ra lỗi lầm và gọi các bạn đến chơi cùng.
- Cô kể lần 3: trẻ nghe video truyện.
- Đàm thoại về nội dung câu chuyện.
+ Trong truyện có những nhân vật nào?
+ Cậu bé lạ đã làm gì?
+ Thái độ của các bạn ra sao?
+ Cây táo đã dùng phép lạ như thế nào?
+ Cậu bé định làm gì với quả táo?
+ Cậu có thành công không? Tại sao?
+ Cậu bé cảm thấy thế nào lúc đó?
+ Cây táo đã nói gì?
+ Cậu bé trả lời ra sao?
+ Cây táo giải thích thế nào?
+ Cậu bé đã nhận ra lỗi chưa?
+ Khi tỉnh dậy, cậu thấy thế nào?
- Câu chuyện này nhắc nhở chúng ta điều gì?
=> Giáo dục trẻ biết yêu thương, chia sẻ và không sống ích kỷ.
* Trò chơi: Đồng đội.
- Cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội: Táo xanh và Táo đỏ. Các thành viên bò zích zắc qua các trống và chạy đến bàn, lấy tranh gắn lên bảng (theo nội dung câu chuyện).
- Luật chơi: Không làm đổ trống, nếu đổ phải quay lại. Đội nào gắn tranh nhanh và chính xác nhất sẽ thắng.
- Tổ chức trò chơi và nhận xét kết quả.
3. Kết thúc
- Nhận xét tiết học, khuyến khích và tuyên dương trẻ.
- Trẻ hát “Em yêu cây xanh” và ra ngoài.
2. Giáo án về câu chuyện cây táo (phiên bản 5)
I. Mục tiêu và yêu cầu:
1. Thái độ:
- Khuyến khích trẻ hào hứng tham gia các hoạt động học tập.
- Dạy trẻ biết cách chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
2. Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng lắng nghe tích cực.
- Mở rộng vốn từ vựng cho trẻ.
3. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết tên truyện và hiểu nội dung câu chuyện về “Cây táo”.
- Trẻ có khả năng thể hiện vai diễn của các nhân vật trong câu chuyện.
II. Chuẩn bị
1. Đồ dùng:
- Các nhân vật trong câu chuyện: Ông, bé, gà trống, bươm bướm.
- Giỏ đựng quả.
- Mô hình để trẻ thể hiện các nhân vật trong câu chuyện.
2. Địa điểm: Trong lớp học.
Tiến hành:
* Hoạt động 1: Kích thích sự hứng thú
- Cho trẻ nhún nhảy cùng cô theo điệu nhạc “Chickendance không lơi”.
- Trò chuyện và dẫn dắt trẻ vào hoạt động.
* Hoạt động 2: Kể chuyện
- Cô kể câu chuyện lần đầu với biểu cảm và sử dụng rối.
- Nhắc lại tên câu chuyện.
- Kể lần thứ hai với hình ảnh minh họa cho trẻ xem.
- Đàm thoại:
+ Câu chuyện cô vừa kể là gì?
+ Nhân vật trong câu chuyện là ai?
+ Ai đã trồng cây táo xuống đất?
+ Bé giúp ông làm việc gì?
+ Gà trống nói điều gì?
+ Bạn bướm có nói gì với cây không?
+ Cây cho chúng ta những gì khi nghe ông, bé, gà trống và bươm bướm nói?
- Giáo dục: Câu chuyện cho chúng ta thấy em bé rất thông minh khi chăm sóc cây, tưới nước, và nhổ cỏ để cây phát triển tốt hơn và cho nhiều trái ngọt.
- Cho trẻ chơi trò “Cây cao cỏ thấp”.
- Kể lại câu chuyện lần thứ ba, trẻ nghe và nhắc lại theo cô.
* Hoạt động 3: Trò chơi bắt chước hành động nhân vật
- Cô là người dẫn dắt.
- Trẻ thực hiện hành động theo nội dung câu chuyện.
- Kết thúc hoạt động, cô nhận xét và tuyên dương kết quả học tập.
3. Giáo án về câu chuyện cây táo (phiên bản 6)
I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU.
1. Kiến thức.
- Trẻ cần nhớ tên truyện và các nhân vật trong câu chuyện.
- Dạy trẻ cách kể lại câu chuyện một cách sinh động.
- Trẻ thể hiện các hành động và tính cách của nhân vật qua cách kể.
2. Kỹ năng.
- Phát triển kỹ năng kể chuyện sinh động, thể hiện rõ giọng điệu của các nhân vật.
3. Thái độ.
- Dạy trẻ cách trồng cây, chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
- Khuyến khích trẻ biết chia sẻ niềm vui với người khác.
II. CHUẨN BỊ.
1. Đồ dùng của cô.
- Tranh minh họa câu chuyện có đánh số thứ tự.
- Màn hình chiếu.
2. Đồ dùng của trẻ.
- Trang phục.
- Mũ múa.
III. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN.
Hoạt động của cô
1. Ổn định lớp, gây hứng thú (2 - 3 phút)
- Cô cho trẻ tập trung quanh để quan sát sự phát triển của cây: từ hạt nảy mầm thành cây, ra hoa, kết quả qua màn hình chiếu.
- Cô giới thiệu hình ảnh cậu bé ngủ dưới gốc cây táo và hỏi trẻ:
+ Cậu bé đang làm gì?
+ Đúng rồi, cậu bé đang ngủ dưới gốc cây táo và mơ rằng cây táo rụng nhiều quả. Các con có nhớ cậu bé này từ câu chuyện nào không?
- Câu chuyện “Cây táo thần”.
“Đúng rồi, đó là câu chuyện “Cây táo thần”. Các con hãy cùng lắng nghe cô kể câu chuyện nhé.”
2. Bài học mới (20 - 22 phút)
2.1. Cô kể câu chuyện một lần cho trẻ nghe bằng cách sử dụng màn hình chiếu.
2.2. Thảo luận với trẻ về nội dung câu chuyện
+ Cô vừa kể câu chuyện gì cho các con nghe?
+ Lúc đầu, giọng của cậu bé như thế nào?
+ Sau đó, giọng của cậu bé thay đổi ra sao?
+ Giọng của cây táo thần như thế nào?
+ Khi thấy các bạn chia nhau ăn táo, cậu bé đã nói gì?
+ Cậu bé đã mơ thấy gì khi ngủ?
+ Cây táo đã hỏi cậu bé như thế nào?
+ Cậu bé đã trả lời ra sao?
+ Cây táo đã nói gì với cậu bé?
+ Cậu bé có cảm thấy hối hận không? Cậu đã làm gì?
- Giáo dục trẻ: Các con à, cây cối mang lại hoa thơm và quả ngọt cho chúng ta, và tất cả mọi người đều xứng đáng được hưởng. Hãy cùng chia sẻ niềm vui đó với mọi người nhé. Các con có đồng ý không?
2.3. Dạy trẻ kể lại câu chuyện
* Lần 1: Cô và trẻ cùng kể lại câu chuyện.
“Cô thấy các con rất giỏi, bây giờ các con có muốn cùng cô kể lại câu chuyện không? Cô sẽ dẫn dắt câu chuyện, các con sẽ vào vai các nhân vật và kể chuyện cùng cô nhé.”
* Lần 2: Dạy trẻ kể chuyện theo tổ
- Cho trẻ đọc bài “Vè trái cây”
- Trẻ đọc vè theo đội hình chữ U
“Các con, đây là những bức tranh đánh số từ 1 đến 3. Các bức tranh này minh họa cho câu chuyện chúng ta vừa kể. Cô sẽ mở từng bức tranh, và mỗi tổ sẽ kể chuyện theo nội dung của bức tranh đó.”
- Trẻ kể chuyện theo tổ.
* Lần 3: Trẻ kể chuyện cá nhân một cách sinh động.
“Bây giờ, các bé hãy đến với câu chuyện “Cây táo thần” qua cách kể của các bé nhé…”
- Một trẻ kể chuyện sinh động.
* Lần 4: Dạy trẻ đóng kịch.
- Cô giới thiệu vở kịch, các vai diễn trong vở kịch và tổ chức cho trẻ đóng kịch “Cây táo thần”.
- Trẻ đóng kịch theo trình tự câu chuyện.
3. Kết thúc (1 - 2 phút)
“Vở kịch “Cây táo thần” đến đây là kết thúc. Tạm biệt các bạn nhỏ trong câu chuyện và tạm biệt cây táo thần kỳ. Chúng ta cùng trở về lớp học nào.”
4. Giáo án câu chuyện cây táo (số 1)
- MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU:
* Trẻ nhận diện tên câu chuyện và tác giả; biết tên các nhân vật và hiểu nội dung câu chuyện.
* Phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ đích; cải thiện kỹ năng trả lời câu hỏi, nói rõ ràng và đầy đủ để nâng cao vốn từ và ngôn ngữ của trẻ.
* Giáo dục ý thức bảo vệ và chăm sóc cây xanh; hình thành thái độ nghiêm túc trong giờ học.
- CHUẨN BỊ:
– Giáo án bài học
– Máy tính và máy chiếu
– Hình ảnh minh họa câu chuyện
– Mô hình cây táo
– Nhạc nền chủ đề
– Giỏ đựng quả cho trò chơi
III. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
* Ổn định lớp– Cô và trẻ cùng chơi trò “Deo hạt, nảy mầm”
– Cô cho trẻ quan sát “Cây táo”
+ Hỏi trẻ: Đây là cây gì?
– Cây táo có gì đặc biệt?
– Quả táo có màu gì? (Xanh khi chưa chín, đỏ khi chín)
* Giáo dục trẻ: Để cây phát triển tốt, cần nước, ánh sáng và sự chăm sóc từ con người. Cô có một câu chuyện về cây táo, hãy ngồi yên để nghe nhé!
1. Hoạt động 1: Giới thiệu tác phẩm
a. Kể chuyện sinh động
– Lần 1: Cô kể câu chuyện với cảm xúc và cử chỉ sinh động.
– Lần 2: Cô kể chuyện kết hợp hình ảnh trên PowerPoint
b. Giải thích nội dung:
+ Cô vừa kể câu chuyện gì? (Cây táo)
+ Trong câu chuyện có những nhân vật nào? (Ông, Bé, Gà, Bướm)
*. Giải thích nội dung: Câu chuyện kể về ông trồng cây táo, bé và mưa tưới nước cho cây, ông mặt trời chiếu sáng, gà trống và bướm gọi cây lớn lên, cuối cùng cây táo cho quả ngọt.
– Chơi nhẹ “Trồng cây, cuốc đất”
Cùng trồng cây với ông nào!
– Hì hục cuốc đất, tưới nước, mưa nhỏ (tí tách), mưa to (lộp bộp), sưởi nắng và gọi cây lớn lên: “Cây ơi! Cây lớn nhanh lên”
– Cho trẻ ngồi lại
+ Cô hỏi ai trồng cây?
– Ai tưới nước cho cây (Mưa và bé)
– Ai sưởi nắng cho cây (Ông mặt trời)
– Gà trống và bướm gọi cây như thế nào? (Cây ơi, cây lớn mau)
– Khi nghe gọi, cây đã cho chúng ta gì? (Quả táo chín ngon)
*. Giáo dục trẻ: Câu chuyện dạy chúng ta phải biết chăm sóc và bảo vệ cây để cây cho nhiều quả bổ dưỡng nhé!
– Hỏi lại trẻ câu chuyện vừa nghe là của ai?
2. Hoạt động 2: Ôn tập và củng cố
Trò chơi “Hái quả”
– Cô giới thiệu trò chơi “Hái quả”
Gần ngày 20/11, hãy cùng hái nhiều quả để tặng các cô nhé!
– Quy định trò chơi
+ Cách chơi: Trẻ mỗi người cầm giỏ, đi xung quanh cây để hái quả
+ Luật chơi: Chỉ hái quả chín (màu đỏ), không hái quả xanh
– Tổ chức trò chơi (Cô quan sát, động viên trẻ)
– Mở nhạc
– Khen ngợi trẻ
*. Kết thúc: Đánh giá và khen thưởng trẻ
5. Giáo án truyện cây táo (số 2)
1. Mục tiêu
- Kiến thức: Trẻ nắm được tên câu chuyện và các nhân vật trong truyện.
- Kỹ năng: Phát triển khả năng chú ý và lắng nghe khi cô kể chuyện, rèn luyện kỹ năng nói đầy đủ câu.
- Thái độ: Trẻ hào hứng tham gia các hoạt động.
2. Chuẩn bị :
- Hình ảnh trên powerpoint.
- Các đạo cụ như làn táo, xa bàn, con rối, bạt.
3. Tiến hành hoạt động:
* Hoạt động 1: Gây hứng thú qua trò chuyện
- Giới thiệu các thành viên trong ban giám khảo.
- Cô Nguyệt: Tặng quà cho các bé.
- Cô Điệp: Hãy cùng xem giỏ quà có gì thú vị nhé! (gọi 2-3 trẻ)
- Cô mở giỏ quà (1-2-3)
- Đó là quả gì nhỉ? (Qủa táo)
- Ôi, nhiều quả táo quá!
- Các con cùng cảm ơn cô Nguyệt nào!
- Có một câu chuyện thú vị về quả táo đây, các con có biết câu chuyện gì không?
- Đúng rồi, đó là câu chuyện “Cây táo”. Hãy ngồi ngoan và lắng nghe cô Điệp kể nhé.
* Hoạt động 2: Cô kể chuyện
- Cô kể lần 1: Diễn cảm.
- Các con vừa nghe cô kể câu chuyện gì?
- Câu chuyện “Cây táo” còn có hình ảnh minh họa sinh động, các con cùng nhìn lên màn hình nhé.
- Cô kể lần 2: Kể kết hợp hình ảnh trên powerpoint.
* Hoạt động 3: Phân tích - Thảo luận - Giảng giải
- Các con vừa nghe câu chuyện gì?
- Trong câu chuyện có những nhân vật nào? (Ông, em bé, gà trống, bươm bướm, ông mặt trời)
+ Mùa xuân đến, ông đã làm gì? (Trồng cây táo)
- Ai đã giúp ông chăm sóc cây táo? (Em bé, ông mặt trời)
- Gà trống và bươm bướm gọi cây như thế nào?
- Chúng ta cùng nhau giúp gà trống và bươm bướm gọi cây nào.
- Khi ông, gà trống, em bé, và bươm bướm cùng gọi to thì điều gì xảy ra? (Quả táo chín ngon lành hiện ra)
- Em bé đã làm gì?
- Giảng nội dung: Sau khi trồng cây táo, cây lớn lên, ra hoa, kết quả nhờ có đất, nước, ánh sáng và sự chăm sóc của con người.
- Để cây ra nhiều quả, các con cần làm gì hàng ngày?
* Giáo dục: Để cây ra nhiều quả, các con cần chăm sóc, bảo vệ cây, không ngắt lá, bẻ cành và cùng nhau gieo hạt trồng cây.
- Trò chơi: Gieo hạt
- Trẻ tham gia trò chơi.
- Động viên và khen ngợi trẻ.
- Câu chuyện cây táo cũng được thể hiện qua các con rối. Hãy cùng xem các con rối biểu diễn như thế nào nào.
* Hoạt động 4: Cô kể chuyện bằng con rối
- Trẻ lắng nghe cô kể.
Giáo án câu chuyện Cây táo (số 3)
I. Mục tiêu
- Kiến thức: + Trẻ nhớ tên câu chuyện, các nhân vật và hiểu nội dung câu chuyện.
- Kỹ năng: + Phát triển khả năng quan sát, so sánh và ghi nhớ có chủ định.
+ Phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp cho trẻ.
- Thái độ: Giáo dục trẻ ý thức chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
II. Chuẩn bị
- Tranh ảnh về các con vật, máy tính, máy chiếu.
- Giáo án điện tử.
- Tranh thơ.
- Hệ thống câu hỏi thảo luận.
- Tâm sinh lý thoải mái.
- NDKH: + Chơi trò chơi gieo hạt...
+ VĐTN: Trời nắng, trời mưa.
III. Tổ chức hoạt động
* HĐ1: Gây hứng thú
- Chơi trò chơi gieo hạt và thảo luận về chủ đề.
+ Chúng ta vừa chơi trò chơi gì?
+ Sau khi gieo hạt, hạt sẽ nảy thành gì?
+ Để cây lớn lên, chúng ta cần làm gì?
- “Mùa xuân đến, mưa phùn bay, hoa đào nở, Ông trồng cây táo xuống đất, điều gì sẽ xảy ra? Chúng ta hãy ngồi yên và lắng nghe cô kể câu chuyện “Cây táo” nhé.”
* HĐ2: Cô kể chuyện diễn cảm
- Lần 1: Cô kể chuyện với diễn cảm, chậm rãi, thể hiện rõ giọng điệu và ngôn ngữ của từng nhân vật. Chú ý đến các con vật, ông và em bé.
- Lần 2: Cô kể chuyện kết hợp với tranh minh họa.
* HĐ3: Giúp trẻ hiểu nội dung
- Chúng ta vừa nghe câu chuyện gì?
- Câu chuyện có những nhân vật nào?
- Mùa xuân đến, ông đã làm gì?
- Em bé đã làm gì?
- Ông mặt trời đã làm gì?
- Một hôm, ai bay đến gọi cây?
- Họ gọi như thế nào?
- Còn những ai khác đã gọi cây nữa?
- Cây đã cho em bé những gì?
=> Sau mỗi câu hỏi, cô khuyến khích trẻ trả lời, trích dẫn câu chuyện để làm rõ ý. Cho trẻ bắt chước giọng của các nhân vật.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý và bảo vệ cây xanh có ích.
- Lần 3: Cô kể chuyện kết hợp giáo án điện tử.
* Kết thúc
- Hát: “Trời nắng, trời mưa” => ra sân.