Ngay sau những ngày Tết cổ truyền năm Quý Mão 2023, lễ hội truyền thống ở miền Bắc vẫn tiếp tục diễn ra phong phú và ý nghĩa. Hãy khám phá ngay top 6 lễ hội Xuân đặc sắc và đáng chú ý nhất ở miền Bắc trong tháng Giêng mà chúng tôi tổng hợp dưới đây.
1. Lễ hội Xuân tại Cổ Loa (từ mùng 6 đến 16 tháng Giêng)
Lễ hội Cổ Loa diễn ra từ mùng 6 đến 16 tháng Giêng (âm lịch) tại đền thờ An Dương Vương ở xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội. Sáng 6 Tết, hội mở đầu bằng đám rước Văn với 5 lá cờ ngũ hành, phường bát âm, giá văn tế đặt trong kiệu Long đình, có lọng, tàn che. Sau đám rước Văn là màn tế lễ diễn ra quá giờ ngọ (12 giờ trưa). Tiếp theo là đám rước thần của 12 xóm.
Lễ hội Cổ Loa diễn ra từ ngày mùng 6 đến ngày 16 tháng Giêng (âm lịch) tại đền thờ An Dương Vương
Ngoài ra trong lễ hội còn có nhiều trò chơi khác nhau: Chơi đu, thi thổi cơm, hát trù, hát chèo… Hội Cổ Loa kéo dài cho tới ngày 16 tháng Giêng mới làm lễ tế tạ trời đất, kết thúc lễ hội. Lễ hội Cổ Loa nhằm tưởng nhớ và suy tôn Thục Phán An Dương Vương, người có công dựng nước Âu Lạc và xây thành Cổ Loa.
Lễ hội Cổ Loa sôi động với những trò chơi dân gian
2. Lễ hội Xuân tại chùa Bái Đính, Ninh Bình (khai mạc vào ngày mùng 6 tháng Giêng)
Lễ hội tại chùa Bái Đính là một trong những lễ hội xuân nổi tiếng, khai mạc vào ngày mùng 6 Tết và kéo dài cho đến cuối tháng 3 Âm lịch, mở đầu cho chuỗi lễ hội hành hương đến vùng đất Cố đô Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
Lễ hội xuân tại chùa Bái Đính, Ninh Bình (khai mạc vào ngày mùng 6 tháng Giêng)
Điều đặc biệt về kiến trúc của chùa Bái Đính là không gian luôn mở cửa. Ngay từ khi xây dựng, với việc đặt đại tượng Phật ở ngoài trời, đã thu hút một lượng lớn các đoàn hành hương và du khách đến chiêm bái.
Kiến trúc đặc sắc của chùa Bái Đính
Kiến trúc của khu chùa mới nổi bật với những hình khối lớn, hoành tráng, mang đậm nét kiến trúc đặc trưng của Việt Nam, với việc sử dụng nguyên liệu chính từ địa phương như đá xanh Ninh Bình, gỗ tứ thiết, và ngói men Bát Tràng màu nâu sậm…
Hội chùa Bái Đính bao gồm các trò chơi dân gian, thăm hang động, ngắm cảnh chùa, cùng thưởng thức nghệ thuật truyền thống như hát Chèo, Xẩm, Ca trù đất Cố đô.
Cuộc thi chèo thuyền đua ghe cũng là một trò chơi thú vị thu hút sự tham gia của đông đảo du khách.
3. Hội Xoan, Phú Thọ (diễn ra từ ngày mùng 7 đến ngày mùng 10 tháng Giêng)
Hội Xoan được tổ chức tại làng Hương Nha, huyện Tam Thanh, Phú Thọ từ ngày mùng 7 đến mùng 10 tháng Giêng, để tưởng nhớ Xuân Nương - một nữ tướng tài giỏi của Hai Bà Trưng.
Hội Xoan, Phú Thọ (diễn ra từ ngày mùng 7 đến ngày mùng 10 tháng Giêng)
Theo truyền thống dân gian ở vùng đất tổ Phú Thọ, nghệ thuật hát xoan đã tồn tại từ thời các vua Hùng dựng nước (hơn 2000 năm trước Công nguyên). Hát xoan không chỉ là để tôn vinh các vua Hùng mà còn để cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, khen ngợi thiên nhiên, và mô tả cuộc sống nông thôn…
Nghệ thuật hát xoan đã có từ thời các vua Hùng
Tiệc cầu Xuân dâng Thành hoàng mở màn cho hội Xoan, với việc dọn cỗ chay, củ mài và mật ong. Mùng 10 tháng Giêng (Âm lịch), trò trình làng nghề được tổ chức tại bãi sông trước đình làng, với nhiều vai diễn hấp dẫn như Tát nước, cày, bừa, gieo mạ, bán bông…
4. Lễ hội Côn Sơn, Hải Dương (diễn ra vào ngày 10 tháng Giêng)
Lễ hội Côn Sơn diễn ra từ mùng 10 tháng Giêng tại Chùa Côn Sơn, huyện Chí Linh, Hải Dương, bắt đầu với việc đón tiếp du khách đến dự lễ Phật và trẩy hội. Lễ hội chính thức kéo dài từ rằm tháng Giêng đến ngày 22.
Lễ hội Côn Sơn, Hải Dương (vào ngày 10 tháng Giêng)
5. Hội Lim, Bắc Ninh (diễn ra vào ngày 13 tháng Giêng)
Hội Lim là một lễ hội quan trọng diễn ra hàng năm vào ngày 12 và 13 tháng Giêng tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Hội Lim được xem là biểu tượng đặc trưng của văn hoá Kinh Bắc.
Hội Lim, Bắc Ninh (vào ngày 13 tháng Giêng)
Hội Lim là một diễn biến văn hoá - nghệ thuật đặc biệt, là một phần quan trọng trong di sản văn hóa lâu đời của miền Bắc, trong đó dân ca Quan họ đóng vai trò quan trọng, thể hiện rõ văn hóa dân gian của Bắc Bộ.
6. Lễ hội Bà chúa Kho, Bắc Ninh (Bắt đầu từ ngày 14 và kéo dài đến hết tháng Giêng)
Lễ hội diễn ra tại Đền Bà Chúa Kho, nằm tại làng Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Hội bắt đầu vào ngày 14 tháng Giêng và kéo dài cho đến hết tháng.
Đền Bà Chúa Kho nằm trên đỉnh ngọn núi Kho, tại khu Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Nơi này không chỉ là di tích lịch sử quan trọng thuộc quần thể di tích của khu Cổ Mễ (bao gồm: Đình – Chùa – Đền) mà còn là nơi hàng năm thu hút du khách từ khắp nơi đến hành hương với lòng tin tưởng.
Lễ hội Bà chúa Kho, Bắc Ninh (Khai mạc từ ngày 14 và kéo dài đến hết tháng Giêng)
Lễ hội Bà chúa Kho truyền thống với việc dâng hương, khấn vay tiền Bà Chúa (tượng trưng) để cầu tài cầu lộc. Tập tục xin lộc đầu năm, trả lễ vào cuối năm đã trở thành phong tục lâu đời trong văn hóa dân gian Việt Nam.
Hãy theo dõi các bài viết khác tại trang web của chúng tôi để biết thêm nhiều thông tin hữu ích.
TẢI ỨNG DỤNG ngay để nhận thông tin ƯU ĐÃI mỗi ngày!
trang web của chúng tôi - ĐIỂM ĐẾN ĐẦU TIÊN CHO MỌI NHU CẦU
Tác giả: Tố Trân Trần