Trong dân gian thường có câu 'Ăn miệng núi lở'. Nếu không biết cần kiệm, chỉ biết hưởng thụ xa hoa, thì dù giàu có đến đâu, bạc tiền nhiều đến mấy cũng sẽ nhanh chóng cạn kiệt.
'Từ nghèo mà thành giàu thì dễ, từ xa xỉ mà thành tiết kiệm thì khó', những lời răn dạy này nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc tiết kiệm. Người không kiểm soát được tài chính khi chi tiêu, khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn, không chỉ thiếu thốn về vật chất mà tâm lý cũng bứt rứt khó chịu.
Trong mọi xã hội, người giàu thường được tôn trọng, nhưng khi họ đối mặt với khó khăn, việc họ không biết tiết kiệm có thể dẫn đến sự mỉa mai và đả kích. Họ chỉ có thể hối hận vì đã không biết cách tiết kiệm. Có người thậm chí không chịu được áp lực, đến mức tìm đến con đường giải thoát cuối cùng.
2. Không chịu học hỏi, không nâng cao, không phát triển bản thân
Bằng cấp chỉ là dấu hiệu của quá khứ, nhưng chỉ thông qua sự học hỏi không ngừng mới có thể là minh chứng cho tương lai. Tôn trọng và thu thập kinh nghiệm từ người khác sẽ giúp bạn tránh được những thách thức không cần thiết. Như một lời khuyên từ người xưa: 'Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học', và 'Đi một ngày đàng, học một sàng khôn'...
Không chỉ dừng lại ở việc hiểu rõ về bản thân, bạn cũng cần thấu hiểu và đầu tư vào sự phát triển cá nhân. Khi bước sang tuổi 30, bạn đã có ít nhất 10 năm sống với quyền tự quyết trong tay. Khoảng thời gian này đủ dài để bạn học cách vượt qua thất bại, mất mát và khó khăn trong cuộc sống. Đây chính là những kinh nghiệm quý báu giúp bạn phát triển kỹ năng cho bản thân.
Và quan trọng nhất, trong cuộc sống thực tế, hãy luôn giữ tinh thần ham học hỏi. Gặp vấn đề, hãy lưu ý, không hiểu thì không ngần ngại thỉnh giáo các chuyên gia. Bạn có thể học bất cứ lúc nào. Chỉ có như vậy, chúng ta mới có thể không ngừng trở nên thành thạo. Con người chỉ khi không ngừng học hỏi mới không trở nên già cỗi.
3. Hối hận khi không chăm sóc sức khỏe khi còn khỏe mạnh
Theo thống kê, 30% người trưởng thành thiếu vận động thể lực, Việt Nam là một trong 10 nước ít vận động nhất thế giới. Các chuyên gia y tế hàng đầu liên tục cảnh báo: việc ít vận động là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến cái chết sớm ở mọi lứa tuổi, đồng thời làm tăng nguy cơ các bệnh không lây nhiễm như tim mạch, ung thư và tiểu đường. Vận động ở đây bao gồm rèn luyện thể dục, thể thao, và chăm sóc sức khoẻ.
Một khi đã ốm đau, người ta mới thật sự đánh giá giá trị của sức khỏe. Nằm trên giường bệnh, nhìn lại quãng thời gian đã qua, rồi hối tiếc không ngừng… tại sao lại lãng phí sức khỏe cho những điều vô nghĩa, tại sao không biết quý trọng thời gian để nghỉ ngơi?
Thương tiếc có thể hiểu được, hối hận có thể cảm nhận được, nhưng có không ít người sau khi khỏi bệnh vẫn tiếp tục cuộc sống như không có gì xảy ra. Thậm chí có những người, khi lợi ích ngay trước mắt, họ quên mất tất cả, toàn tâm toàn ý với lòng tham và mục tiêu cá nhân, không quan tâm đến sức khỏe. Đến khi sức khỏe suy kiệt, có tiền có đất đai cũng không còn ý nghĩa.
Vì thế, hãy biết trân trọng và giữ gìn sức khỏe, hãy làm những điều tích cực cho bản thân và xã hội, giữ cho tâm thái cuộc sống luôn ổn định. Điều này chính là mục tiêu mà mỗi người chúng ta nên theo đuổi.
4. Lời ngông cuồng, hành động điên đảo khi say rượu, tỉnh táo mới hối hận
Rượu là một thứ gây nghiện, có thể khiến ta mất đi lý trí. Bình thường không có trí huệ để nói, đến lúc say lại đỏ mặt tía tai nói thẳng thừng không kiêng nể; bình thường không dám làm, xỉn rồi thì cứ thế ngông cuồng hành động. Bởi vậy, tai họa gây ra do rượu say là nhiều vô kể, khi tỉnh lại mới ngậm ngùi hối tiếc khôn thấu, nhưng có hối thì cũng đã muộn rồi!
Cũng vì thế, ngạn ngữ có câu: “Rượu trắng, làm đỏ mặt nhưng làm đen danh dự” là một triết lý muôn đời chuẩn. Rượu có thể làm loạn tính. Có những lời nói mà một người lúc tỉnh táo sẽ không dám nói nhưng khi say rượu thì dễ dàng tùy tiện nói.
Hay có những việc mà một người lúc bình thường sẽ không dám phạm nhưng khi say rượu lại dám làm tất cả. Bởi vì rượu mà đem lại rất nhiều mối họa cho con người. Đến khi tỉnh lại mới hối hận mãi không thôi, thậm chí có những việc mà hối hận cũng đã không lấy lại được nữa.
5. Thanh niên lười học, già đến khi hối tiếc đã muộn
Nhiều thanh niên dành thời gian quý báu của tuổi thanh xuân cho những trò giải trí hiện đại. Những cuộc phiêu lưu ảo trên mạng, những buổi hẹn hò với bạn bè... đều khiến cuộc sống trở nên hấp dẫn và phấn khích hơn so với việc ngồi học.
Nhưng hãy suy nghĩ lại! Đừng chỉ tập trung vào niềm vui ngắn hạn mà quên mất đến ước mơ và hoài bão lớn lao đang đợi bạn phát triển. Nếu không chú trọng vào việc học, bạn sẽ tạo ra một khoảng trống lớn về kiến thức mà khó bù đắp. Sự chán chường với học tập sẽ nhanh chóng đánh mất đam mê. Điều này làm đe dọa tương lai của bạn. Thời thanh xuân có vẻ dài, nhưng thời gian không bao giờ quay lại. Bạn sẽ không thể làm lại được những gì đã bỏ lỡ ngày hôm nay. Cuộc sống ngắn ngủi, và nếu không học bây giờ, bạn có thể mất cơ hội học tập mãi mãi. Đừng để hối hận và lên tiếng những lời hối tiếc: 'Gặp lại ngày trước, mình nên...'.
Hãy nhớ rằng, khi còn trẻ, tâm trạng sẽ nhạy bén, năng lượng tràn đầy, dễ dàng hấp thụ tri thức. Những năm này là thời kỳ lý tưởng để tích luỹ kiến thức cho tương lai. Nhưng nếu lãng phí thời gian quan trọng này chỉ vì ham chơi, đến khi 'tóc bạc phơ, đầu gối trơ', vàng bạc cũng không mua được trí tuệ. Khi đó, hối hận cũng đã quá muộn! Vì vậy, đừng để mỗi khoảnh khắc trôi qua mà không giá trị.
Điều thường thấy từ xưa đến nay là nhiều người đạt được danh vọng khi còn trẻ. Tuy nhiên, vì tiền bạc mà họ đã có những hành động không công bằng, hướng tới lợi ích cá nhân và thỏa mãn lòng tham. Chắc chắn rằng khi già lên, họ sẽ hối hận, nhưng thời cơ đã trôi qua, không còn cơ hội để sửa sai.
Câu ngạn ngữ 'Trên đầu ba thước có Thần linh' hay 'Người đang làm, Trời đang nhìn' luôn nhắc nhở mọi người, không nên nghĩ rằng làm việc xấu, không ai biết là không có tội. Vì thế, hãy sống một cách công bằng, khi có quyền lực, hãy sử dụng để bảo vệ công lý cho những người yếu đuối. Chỉ có như vậy, cuộc sống của họ mới đạt được sự kính trọng từ người khác và cuộc sống già cỗi mới tràn ngập hài lòng.