1. Đền Trần
Đền Trần ở Thái Bình là một quần thể di tích gồm các đền thờ, lăng mộ của các vị vua nhà Trần. Nằm tại làng Tam Đường, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, đây là một điểm đến tâm linh quen thuộc với nhiều người. Đền được chính phủ xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt quan trọng. Với kiến trúc uy nghi và các nghi lễ truyền thống, Đền Trần thu hút nhiều du khách đến tham quan và cầu nguyện mỗi năm.


2. Đền A Sào
Đền A Sào (Đệ nhị sinh từ) là địa điểm thờ Quốc Công Tiết Chế - Hưng Đạo Đại Vương. Đây là nơi kỷ niệm và tưởng nhớ sự hi Heroic của Trần Quốc Tuấn. Trong khuôn viên của đền, có nhiều di tích lịch sử như hồ Tắm Tượng và gò Đống Yên. Ngôi đền linh thiêng này thường được du khách và phật tử đến chiêm bái để cầu may mắn và bình an mỗi dịp năm mới.


3. Đền Tiên La
Đền Tiên La tọa lạc tại thôn Tiên La, xã Đoan Hùng, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Đây là nơi thờ Bát Nàn Tướng Quân Vũ Thị Thục - một nữ tướng dũng mãnh của dân tộc. Ngôi đền rộng khoảng 4000m² với kiến trúc lộng lẫy và quy mô lớn, thu hút nhiều du khách và phật tử đến tham quan và chiêm bái mỗi năm.


4. Đền Quan
Đền Quan đặt tại phường Hoàng Diệu, TP. Thái Bình. Nơi này là điểm thờ phụ thần 'Tiết Chế Nam Đạo Đại Thần Tướng, họ Trần – húy Thắng' - vị anh hùng từng dẹp giặc và giúp dân trị thủy sông Trà. Đền này được xây dựng từ thời Đường (905), qua nhiều thời kỳ lịch sử và đến nay đã được tu bổ và phục hồi nhiều lần. Mỗi dịp đầu xuân, Hội Đền Quan thu hút đông đảo du khách đến thăm quan, dâng hương và tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ truyền thống.


5. Đền Đồng Bằng
Đền Đồng Bằng tương truyền thờ Đức Vua cha Bát Hải. Nằm trên địa bàn xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, Tỉnh Thái Bình. Đền được xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia. Đây là một quần thể di tích mang trong mình một truyền thuyết về nơi khai sinh và hóa thánh của 8 (Bát vị) thánh có công chống giặc cứu nước. Để tưởng nhớ công đức của các vị nhân dân đã dựng đền và tổ chức lễ hội vào tháng 8 âm lịch hàng năm.
Đền Đồng Bằng được xem là một bảo tàng mỹ thuật điêu khắc gỗ tuyệt đẹp, một điểm du lịch hấp dẫn của vùng quê lúa Thái Bình. Xuôi đường 10 đi Hải Phòng, dừng chân bên cầu Vật, du khách sẽ bị cuốn hút trước công trình kiến trúc uy nghi, lộng lẫy đứng khiêm nhường bên dòng sông Cổ đầy ắp huyền thoại. Đền toạ lạc trên một diện tích gần 6000 m2, toàn bộ công trình gồm có 13 toà, 66 gian, kết cấu theo kiểu tiền nhị hậu đỉnh liên hoàn khép kín, rất nguy nga bề thế. Các mảng kiến trúc rất mềm mại, hài hoà với các nét chạm trổ tinh vi, hàng trăm câu đối, đại tự, cuốn thư sơn son thếp vàng với các chủ đề về tứ quý, tứ linh, hiện thực thiên nhiên vừa thần thoại vừa huyền ảo nhưng cũng rất sống động và đời thường.
Đặc biệt, ngày 16/9/2016, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ra quyết định số 3247/QĐ-BVHTTDL đưa Lễ hội truyền thống Đền Đồng Bằng (huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình) vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Lễ hội vô cùng hấp dẫn thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách đến tham gia hàng năm đã trở thành lệ quen thuộc của Đền. Tiếng lành đồn xa, sự linh thiêng, yên tĩnh của ngôi Đền trở thành địa điểm tham quan và chiêm bái tâm linh của du khách thập phương.


6. Đền Đồng Xâm
Đền Đồng Xâm nằm ở xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Đây là nơi thờ Triệu Vũ Đế (Triệu Đà), Trình Thị Hoàng Hậu (vợ vua Triệu Đà) và ông tổ của nghề chạm bạc là Nguyễn Kim Lâu. Ngôi đền này nằm trên mảnh đất là cái nôi của nghề chạm bạc cả nước.
Đền Đồng Xâm nổi tiếng với nghệt thuật trang trí. Trong các nét trang trí đền có sự tập hợp của nghệ thuật chạm bạc, nghệ thuật khắc gỗ, nghệ thuật khắc đá, kim loại… của Việt Nam dưới thời Nguyễn. Với những nét đặc sắc trong nghệ thuật, kiến trúc đó, vào năm 1990, đền Đồng Xâm được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Lễ hội truyền thống đền Đồng Xâm diễn ra vào ngày 1 tháng 4 hàng năm thu hút rất đông du khách trong và ngoài tỉnh tham dự. Bên cạnh những trò chơi trò diễn độc đáo, lễ hội còn là dịp hội tụ của những người thợ kim hoàn, các phường bạc trên mọi miền đất nước về tế tổ Nguyễn Kim Lâu và giao lưu sản phẩm chạm bạc.


7. Chùa Keo
Chùa Keo (tên chữ là Thần Quang tự) tọa lạc tại xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Đây là một trong những ngôi chùa cổ ở Việt Nam được bảo tồn hầu như còn nguyên vẹn kiến trúc 400 năm tuổi. Chùa Keo vốn có tên là Nghiêm Quang tự, được xây từ năm 1061 ở hương Giao Thủy, hữu ngạn sông Hồng. Đến năm 1167, chùa đổi tên Thần Quang tự. Vì Giao Thủy có tên Nôm là Keo, nên ngôi chùa này cũng được gọi là chùa Keo.
Chùa Keo thuộc hệ phái Bắc tông, là một công trình kiến trúc nghệ thuật thời Lê, hiện còn tồn khá nguyên vẹn so với kiến trúc ban đầu. Diện tích toàn khu chùa rộng khoảng 58.000 m², gồm nhiều ngôi nhà làm thành những cụm kiến trúc khác nhau. Hiện nay toàn bộ kiến trúc chùa còn lại 17 công trình gồm 128 gian xây dựng theo kiểu “Nội công ngoại quốc”. Qua tam quan, đi tiếp vào chùa, gặp ở hai bên 24 gian hành lang là khách hành hương sắm lễ vào Chùa lễ Phật và lễ Thánh. Đi đến phần chùa thờ Phật, gồm ba ngôi nhà nối vào nhau. Ngôi nhà ở ngoài, gọi là chùa Hộ, ngôi nhà ở giữa gọi là ống muống và ngôi nhà trong là Phật điện.Toàn bộ công trình đều làm bằng gỗ lim và là nơi được các nghệ nhân điêu khắc thời nhà Hậu Lê chạm khắc rất tinh xảo.
Sau khu thờ Phật là khu thờ thánh. Phía ngoài có một giếng nước. Thành giếng xếp bằng 36 cối đá thủng đã từng dùng giã gạo nuôi thợ xây chùa từ xưa. Năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã Quyết định xếp hạng Chùa Keo là di tích quốc gia đặc biệt, cùng với 10 di tích khác của cả nước. Hội xuân chùa Keo được tổ chức vào mùng 4 Tết Nguyên đán và hội thu từ ngày 13 đến 15 tháng 9 âm lịch. Mỗi năm mùa Hội chùa người dân và du khách đổ về đây rất đông, thưởng thức những trò chơi dân gian thú vị, ăn những món ăn truyền thống, nghe các làn điệu chèo, nghe câu quan họ bắc ninh và đặc biệt là hành hương lễ phật, cầu bình an cho một năm.

