1. Giò Lụa
Nguyên liệu:
- Thịt lợn: 1kg (Chọn thịt nạc mông – nếu thịt nạc hoàn toàn, giò sẽ hơi khô).
- Bột năng: 30g
- Bột nở: 5g
- Đường: 10g
- Nước mắm: 40ml
- Muối: một ít
- Nước sôi để nguội: 50ml
- Lá chuối, dây lạt để gói.
Cách làm:
- Thịt lợn sau khi rửa sạch thái nhỏ, ướp tất cả các loại gia vị (trừ nước) rồi cho vào ngăn đá khoảng 2 giờ.
- Dùng máy xay, xay thịt qua rồi đậy kín cho lại vào ngăn đá 2 tiếng nữa.
- Sau đó tiếp tục đưa thịt ra xay, vừa xay vừa cho thêm chút nước. Lúc này bạn sẽ có được hỗn hợp “giò sống” dậy mùi thơm và rất mịn.
- Tiếp đến là công đoạn gói giò. Lá chuối sau khi cắt, rửa sạch có thể để trên nồi nước sôi để lá dai, dễ gói hơn.
- Đặt dây lạt ở dưới, trải 4, 5 lớp lá chuối lên trên. Sau đó, cho “giò sống” lên dàn đều để gói. Cuộn tròn giò hình ống dài, sau đó gấp một đầu, dồn “giò sống” xuống rồi gập nốt đầu kia và lấy dây lạt cột lại như gói bánh.
- Lưu ý: Không nên gói quá chặt vì giò có cho bột nở, khi nấu nóng, giò sẽ nở ra làm nứt gói giò.
- Tiếp tục cho giò vào nồi và luộc trong khoảng 40-50 phút. Sau đó vớt giò ra, thả xuống đất, nếu giò có độ đàn hồi là đã chín
- Treo giò lên cao và để ráo nước là đã có thể dùng được.
2. Giò bò
Giò bò (chả bò) là một món ăn thơm ngon và hấp dẫn cho bữa ăn của gia đình. Hãy cùng vào bếp với Mytour để chế biến món giò (chả bò) đơn giản, dễ thực hiện sau đây nhé!
Nguyên liệu: (Cho 4 người)
- Thịt bò 1 kg
- Mỡ heo 200 g
- Thìa là 1 muỗng canh
- Tỏi 1 củ
- Bột nổi 1 muỗng canh (baking powder)
- Bột bắp 2 muỗng canh
- Đá viên đập nhuyễn 90 g
- Gia vị: nước mắm, đường tiêu, bột ngọt
- Dụng cụ: nồi hấp, máy xay
Cách làm:
- Sơ chế thịt bò và mỡ heo: Thịt bò làm sạch, cho vào ngăn đông để đông đá khoảng 1 - 2 tiếng. Lựa ra khoảng 50g mỡ, còn lại cắt nhỏ. Cho vào tủ đông khoảng 1 - 2 tiếng cho đông lại. Bắc nồi nước sôi khoảng 150ml nước trên bếp, cho 50g mỡ còn lại vào nồi, luộc sơ, thêm 1 muỗng canh đường, luộc khoảng 3 phút. Vớt ra, để nguội một chút rồi cắt nhuyễn. Thêm 1 muỗng canh đường, trộn đều. Để phơi ngoài gió hoặc phơi nắng khoảng 1 tiếng cho se lại, làm chả sẽ giòn ngon hơn. Thịt bò đã đông cứng lại, bạn lấy ra thái nhỏ.
- Xay thịt bò: Cho hết phần thịt bò đã cắt nhỏ vào máy xay, xay nhuyễn. Sau khi xay xong cho vào tủ đông đá. Tiếp theo, cho phần mỡ heo sống đã để đông vào máy xay, xay nhuyễn. Lấy thịt bò đã xay và bỏ trong ngăn đá ra, cho vào máy xay với mỡ heo đã xay nhuyễn, xay nhanh qua cho đều hỗn hợp. Nêm thêm 30ml nước mắm, 1 muỗng cà phê đường, 1/3 muỗng cà phê bột ngọt. Xay thêm một lần nữa cho đều. 2 cục nước đá dùng chày đập nhuyễn. Cho vào máy xay, xay nhuyễn chung khoảng 10 giây. Mở nắp và dùng đũa đảo nhẹ cho thịt tơi ra, máy xay sẽ nhẹ hơn. Xay khoảng 3 lần như vậy cho thịt dẻo mịn. Cho vào máy xay 2 muỗng canh bột bắp, 1 muỗng canh bột nở.
- Ướp Giò bò: Rau thì là làm sạch, cắt nhỏ. Cho nước đá vào thau to để làm lạnh thau, sau đó bỏ nước đá ra. Cho giò bò đã xay nhuyễn vào. Cho rau thì là, mỡ băm đã phơi vào thau thịt, trộn đều cho hỗn hợp hòa quyện.
- Gói Giò bò: Lá chuối đem rửa sạch, luộc qua để lá chuối mềm và không gãy khi gói, gói dễ dàng hơn. Bạn cũng có thể hơ qua lửa cho lá chuối mềm, dễ gói. Xếp 2 - 3 lớp lá chuối chồng xéo lên nhau, lót bên dưới là lớp nilon (dùng được ở nhiệt cao). Bạn phết 1 lớp dầu ăn lên lá chuối rồi múc thịt vào giữa lá và cuốn tròn thật chặt tay, gấp 2 đầu của chả lại sao cho lá chuối bọc kín chả, dùng dây buộc lại thật chặt, hơi xiết nhẹ.
- Hấp Giò bò: Bắc nồi nước sôi hấp chả, nước sôi lăn tăn, sủi tăm thì cho chả vào hấp, đậy nắp lại và đun khoảng 5 phút ở lửa lớn. Sau đó, thấy chả căng ra thì hạ lửa vừa, hấp thêm 15 phút. Đảo mặt cho chả chín đều, hấp thêm 10 - 15 phút nữa ở lửa trung bình. Tắt bếp, tiếp tục ủ chả đã chín trong nồi thêm 10 phút, Giò bò nguội tự nhiên thì nước tiết ra sẽ ngấm lại vào chả bò, giữ được sự tươi nguyên của thịt, vị ngọt của Giò bò. Chả nguội thì cắt chả thành những miếng vừa ăn.
- Thành phẩm: Giò bò thơm ngon, dai dai, đậm đà với vị ngọt tự nhiên của thịt bò, vị béo nhẹ của mỡ heo thật thích đúng không nào! Bạn chuẩn bị thêm một ít muối tiêu cho món ăn thêm đậm vị nhé!
3. Giò thủ tai heo
Nguyên liệu:
- Tai heo: 2 cái tai nhỏ khoảng 500g
- Lưỡi heo: 1/2 cái khoảng 300g
- Mũi và mép heo: khoảng 400g
- Nấm mèo (mộc nhĩ) khô: 50g
- Tiêu xay giập: 2 thìa cà phê
- Tỏi: 1 củ
- Hành tím: 3 – 4 củ
- Gừng: 1 nhánh cỡ ngón tay cái hoặc 1 củ hành tây nhỏ
- Bột ngọt (mì chính): 1/2 thìa cà phê
- Hạt nêm: 1 thìa cà phê
- Đường: 1 thìa súp
- Nước mắm 40° đạm: 2 thìa súp
- Muối: 1 ít
- Dầu ăn
- Lá chuối
- Khuôn ép giò
- Màng bao thực phẩm
Cách làm:
- Sơ chế nguyên liệu làm giò thủ:
- Tai, lưỡi, mũi heo rửa sạch, dùng dao sắc cạo thật sạch lông, lớp màng bám trên lưỡi, ngâm rửa với nước muối loãng, vớt ra để ráo. Với tai heo, bạn nên khứa phần gần lỗ tai ra để dễ cạo rửa. Bắc nồi nước lên bếp, nước sôi cho chút muối cùng gừng đập giập hoặc 1 củ hành tây nhỏ vào, bỏ tai, mũi, lưỡi heo vào luộc vừa chín tới. Vớt ra cho vào thau nước lạnh để nguội bớt, cạo lại cho sạch, để ráo.
- Thái tai, mũi, lưỡi heo thành lát thật mỏng. Điều này giúp miếng giò ngon, không quá cứng nên dễ cắn.
- Nấm mèo ngâm với nước ấm cho nhanh nở, cắt chân, bóp rửa thật sạch rồi thái sợi nhuyễn.
- Nấu nước mắm với đường trên lửa nhỏ cho bay bớt mùi nước mắm.
- Phơi lá chuối dưới trời nắng to khoảng 20 – 30 phút cho lá héo, rọc ra, dùng khăn khô lau sạch. Để nhanh hơn, bạn cũng có thể trụng lá chuối với nước sôi, vớt ra để ráo, dùng khăn khô lau sạch.
- Khuôn ép giò rửa sạch, lau khô.
- Hành tím bóc vỏ, rửa sạch, đập giập.
- Cách làm chả thủ ngon: Ướp hỗn hợp tai, mũi, lưỡi: Cho tai, mũi, lưỡi heo vào thố lớn, ướp với chút nước mắm, hạt nêm, đường, bột ngọt, tiêu. Lưu ý, chỉ ướp một lượng gia vị vừa phải để tránh món giò thủ bị mặn, khi xào giò sẽ nêm thêm nếu chưa vừa miệng. Bạn đảo thật kỹ để hỗn hợp thấm đều gia vị và ướp khoảng 20 – 30 phút cho ngấm đều.
- Xào giò đúng cách để làm giò thủ ngon: Bắc chảo lên bếp, chảo nóng cho dầu ăn vào phi với ít hành, tỏi băm để dậy mùi thơm. Trút nấm mèo vào xào nhanh tay với ít muối, tiêu. Sau đó, trút nấm mèo ra đĩa để riêng. Thêm dầu ăn và hành tỏi vào phi đến khi dậy mùi thơm, cho hỗn hợp tai, mũi, lưỡi vào xào. Xào trên lửa vừa và đảo đều tay liên tục để không bị cháy. Nêm nếm lần nữa cho hỗn hợp thấm gia vị. Khi hỗn hợp tai, mũi, lưỡi săn lại và tươm mỡ, cho nấm mèo vào đảo nhanh tay, tắt bếp. Không nên xào quá chín vì giò sẽ bị khô, mất đi độ béo cần thiết của món giò thủ.
- Cách 1: Gói giò bằng lá chuối: Trải dây buộc giò lên một mặt phẳng (bàn hoặc mâm), xếp nhiều lớp lá chuối chồng lên nhau. Đổ hỗn hợp đã xào vào chính giữa rồi gấp hai mép lá lại với nhau, gấp xuống, bẻ gấp thêm lần nữa (gói lại như gói bánh tét), kéo dây cột sơ lại. Tiếp theo, bẻ một đầu cây giò lại, cho tựa xuống bàn, ấn từ từ sao cho phần giò xào nén chặt lại và tròn đều, rồi bẻ gốc gấp lại, buộc dây cho chắc, sau đó quay đầu còn lại và làm tương tự như đầu kia sao cho cây giò tròn đều. Cuối cùng, dùng dây buộc đều trên thân cây giò thật chặt. Kẹp cây giò thủ vào giữa 2 thanh gỗ dẹp có bề ngang khoảng 3 – 5cm và dùng dây buộc chặt để ép giò. Lưu ý là bạn nên dùng tô hoặc đĩa sâu lòng để hứng mỡ chảy ra từ cây giò.
- Cách 2: Gói giò bằng khuôn ép: Bạn đổ phần nguyên liệu làm giò thủ đã xào vào khuôn. Bạn nén giò xuống thật chặt, nhớ dùng đĩa sâu lòng hoặc tô hứng phần mỡ chảy ra từ giò. Việc ép giò bằng khuôn sẽ giúp giò chắc tay và có thể bảo quản được lâu. Đợi hỗn hợp nguội, bạn cho cây giò vào ngăn mát tủ lạnh trong khoảng 6 – 8 giờ để thịt đông kết lại với nhau, miếng giò được chắc. Sau đó, tháo cây giò ra khỏi khuôn, cất trong hộp kín hoặc dùng nilông, màng bọc thực phẩm bọc lại để bảo quản.
4. Giò bì
Giò bì cũng là một trong những loại giò được chế biến từ thịt lợn và là món ăn ngon phổ biến ngày Tết. Tuy nhiên không phải ai cũng biết làm món ăn này. Cùng Mytour vào bếp chế biến ngay nhé.
Nguyên liệu:
- Giò sống: 300g
- Bì lợn (da heo): 200g
- Bột mì: 80g
- Dầu điều: 5 muỗng cà phê
- Đường: ½ muỗng cà phê
- Hạt nêm: ½ muỗng cà phê
- Bột ngọt: ½ muỗng cà phê
- Tiêu xay: ½ muỗng cà phê
- Hành tím: 3 củ
- Hành lá: vài cọng
- Ngò rí: vài cọng
Cách làm:
- Bước 1. Sơ chế nguyên liệu: Ngò rí, hành lá thái nhỏ. Hành tím bào mỏng, phi thơm vàng xong vớt ra để ráo dầu tạo thành hành phi. Bì lợn cạo sạch lông, rửa sạch, luộc qua nước sôi cho săn lại. Chuẩn bị sẵn tô nước đá lạnh, cho bì lợn vào ngâm để tạo độ giòn cho món ăn. Ngâm bì lợn xong, lấy ra rửa lại nước sạch lần nữa, cho vào rổ để ráo. Thái bì lợn thành sợi dày khoảng 0,5cm.
- Bước 2. Trộn giò bì: Cho giò sống, bì lợn, ngò rí, hành lá, hành phi, 2 muỗng canh bột mì, ½ muỗng cà phê đường, ½ muỗng cà phê hạt nêm, ½ muỗng cà phê bột ngọt, ½ muỗng cà phê tiêu xay vào tô, trộn đều. Dùng màng bọc thực phẩm bọc giò bì lại, ướp 30 phút.
- Bước 3. Gói giò bì: Lá chuối rửa sạch, đem phơi nắng 2 giờ cho hơi héo. Hoặc nấu nồi nước sôi và cho lá chuối vào trụng 2-3 phút cho lá chuối được dai, mềm khi gói không bị rách. Nếu không có lá chuối bạn thay thế bằng giấy bạc. Trải một lớp màng bọc thực phẩm lên mặt phẳng (cái dĩa lớn hoặc tắm thớt), đặt lá chuối lên trên. Cho giò bì vào giữa, gói lại theo hình trụ hoặc hình vuông tùy ý. Dùng dây buộc chặt. Gói lại thật chặt
- Bước 4. Hấp giò bì lợn: Bắc xửng lên bếp, cho giò bì lợn vào hấp chín trong khoảng 30 phút. Hấp chín giò bì chả. Giò bì lợn chín, bạn lấy ra để nguội rồi bóc bỏ lớp vỏ. Lăn giò bì lợn qua bột mì, quét một lớp dầu điều xung quanh. Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào lưng chảo, làm nóng. Cho giò bì lợn vào chiên vàng các mặt rồi lấy ra để ráo dầu. Tiến hành chiên giò bì lợn. Chiên săn vàng các mặt.
- Bảo quản: Giò bì lợn ăn không hết hãy cho vào ngăn đá tủ lạnh nếu cần giữ thật lâu, khi ăn thì đem ra hấp hoặc chiên lại. Nếu bạn chỉ cần bảo quản thời gian ngắn, hãy cho giò bì lợn vào ngăn mát tủ lạnh, khi ăn thì lấy ra, muốn ăn nóng thì chiên hoặc hấp lại. Cách làm giò bì lợn như vậy là hoàn thành rồi đấy. Khi ăn bạn thái giò bì thành miếng, chuẩn bị thêm muối tiêu chanh ớt, dưa món nữa thì thật tuyệt vời. Chúc bạn thành công với cách làm giò bì lợn!
5. Giò ngựa
Giò ngựa - đặc sản của núi rừng Tây Bắc chính món quà biếu rất sang trọng, đặc biệt vào dịp Tết mà những người sành ăn vô cùng yêu thích. Giò ngựa quý không chỉ bởi giá trị dinh dưỡng cao mà còn là vị thuốc tự nhiên có lợi cho sức khỏe. Thịt ngựa nạc và ngọt, không dai như thịt bò nên món giò ngựa vì thế mà có độ mềm, thơm ngon, bổ dưỡng hơn, thuyết phục cả những thực khách khó tính nhất.
Nguyên liệu:
- Thịt ngựa chọn phần thịt nạc thăn hoặc nạc mông: 1 kg
- Thịt lợn nạc tươi ngon: 500gr
- Mỡ lợn: 300gr
- Gia vị: hạt tiêu, tỏi, thì là, nước mắm, muối, mì chính
- Lá chuối, lạt
Cách làm:
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu làm giò ngựa: Thịt ngựa và thịt nạc lợn rửa sạch, lọc bỏ gân. Thái thịt thành miếng mỏng để xay cho dễ. Mỡ lợn rửa sạch cho vào ngăn đá tủ lạnh cho cứng lại rồi chặt thành từng miếng nhỏ bỏ vào máy xay cùng với thịt. Tỏi bóc vỏ rửa sạch, băm nhỏ. Lá chuối dùng giẻ ẩm lau sạch
- Bước 2: Xay giò ngựa: Cho thịt ngựa thái nhỏ vào máy xay, bạn nhớ cho mỡ lợn và gia vị, tiêu hạt vào xay dụng cho thơn. Bước xay giò rất quan trọng vì nó quyết định đến độ ngon của giò. Do đó, khi xay giò bạn thật chú ý xay đến khi giò mịn và đạt đến độ chảy thì dừng lại nhé.
- Bước 3: Bó giò: Cách bó giò ngựa tương tự như bó các loại giò lụa là dùng đến lá chuối. Bạn có thể dùng 1 lớp nilon mỏng bọc giò lại rồi gói bên ngoài bằng lá chuối cho đỡ dính. Khi bó giò, bạn nhớ gói cho kín để thịt không hở ra ngoài, tránh để nước thấm vào giò trong quá trình luộc vì như thế giò sẽ không ngon. Bí quyết để giò tròn hơn là bạn dùng nẹp tre nẹp xung quanh cây giò.
- Bước 4: Luộc giò: Sau khi bó giò xong, bạn cho vào nồi luộc khoảng 1 tiếng. Khi luộc bạn có thể dùng vật gì nặng chèn lên để giò không nổi lên trên và chín đều. Khi giò chín, bạn vớt giò ra, để nguội mới thưởng thức nhé. Bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh sẽ được lâu mà không hỏng đấy.
Như vậy, các bước của cách làm giò ngựa cũng đơn giản và giống như làm giò bò nhưng ăn thơm hơn giò bò rất nhiều. Nếu bạn nào đã biết cách làm giò bò rồi, đảm bảo sẽ làm giò ngựa rất ngon.
6. Giò đà điểu
Ngoài những món giò truyền thống như giò bò, giò lụa, giò bê… thì món giò đà điểu là lựa chọn hấp dẫn cho bữa cơm lý tưởng của gia đình bạn. Cùng tìm hiểu cách làm món giò đà điểu hấp dẫn, đơn giản tại nhà ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Nguyên liệu:
- Giò đà điểu được làm từ 90 % – 95% là thịt đà điểu
- Bì lợn
- Nước mắm, hạt tiêu, mì chính.
Cách làm:
- Thịt đà điểu được thái ra thành từng miếng không quá to cũng không quá nhỏ, khoảng tầm bao diêm.
- Thịt bao gồm cả da và sụn sau đó cho mắm muối, gia vị, mì chính, bì ,… trộn vào nhau, để ướp khoảng nửa tiếng rồi hấp cách thủy..
- Khi gói, người làm sẽ ép và cuộn chặt từng miếng thịt gói thành gói giò sao cho đẹp nhất. Sau đó bỏ vào nồi hấp trong vòng 12 tiếng đồng hồ chứ không say nhuyễn như giò lụa hay chả bò. Do vậy, miếng giò gần như 100% là thịt đà điểu, không những mềm mà còn giòn và ngọt.
Giò đà điểu có thể dùng ăn hàng ngày, dùng làm quà biếu, đặc biệt trong dịp lễ tết, món giò đà điểu mới lạ sẽ đem lại hương vị tuyệt vời cho bạn và gia đình.
7. Giò me
Giò me Nghệ An (me là từ địa phương nghĩa là con bê) hay gọi là giò bê được làm từ thịt bê nguyên tảng và bì bê được xay nhuyễn đem cuộn lại bởi một lớp trứng gà tráng mỏng và hấp cách thủy. Và quan trọng giò me chuẩn vị theo truyền thống sẽ được làm từ nguyên liệu tự nhiên, không có chất phụ gia độc hại.
Nguyên liệu:
- Thịt me tươi: 1kg
- Bì me: 300gr
- Nước mắm: 2 thìa
- Trứng gà: 2 quảHạt tiêu, thảo quả
- Gia vị nấu: Muối, hạt nêm…
Cách làm:
- Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu: Rửa sạch thịt me, thái miếng to và đem đi ướp với các gia vị như muối, hạt tiêu, hạt nêm, nước mắm, thảo quả đã xay nhuyễn, tiếp đến trộn đều hỗn hợp lại với nhau. Sau đó để ướp trong khoảng 1 – 2 tiếng để ngấm gia vị. Rửa sạch và đem đi xay nhỏ phần bì. Trứng gà rán mỏng, không quá dày và không nêm gia vị khi chiên và không được chiên quá vàng.
- Bước 2: Gói giò: Sau khi các nguyên liệu đã sơ chế xong thì tiến hành gói giò me. Giò me ngon phải đảm bảo có 3 lớp. Lớp ngoài cùng là lớp trứng gà mỏng, lớp tiếp theo là bì me và lớp trong cùng là thịt me. Cách làm giò me đơn giản nhưng đòi hỏi bạn cần phải tỉ mỉ và khéo léo. Trước tiên bạn cho trứng gà rán mỏng. Sau khi rán cho trứng lên một lá chuối. Tiếp đến cho một lớp bì me xay lên trên lớp trứng gà mỏng đó. Cuối cùng là cho thịt me lên rồi gói lại tạo hình giò me. Nếu bạn không thể tạo hình khi gói tay thì có thể dùng khuôn gói. Khi gói giò me đòi hỏi phải gói chặt tay để đảm bảo giò me chắc thịt và đẹp mắt. Khi giò me đã gói xong thì tiến hành đem giò me đi hấp chín.
- Bước 3: Hấp giò me: Cho giò me vào nồi hấp và hấp cách thủy trong khoảng thời gian 6 – 7 tiếng đảm bảo rằng thịt me dày bên trong đã chín, mềm, ngấm gia vị. Hấp giò me trong khoảng thời gian trên là tốt nhất, không nên hấp quá nhanh hoặc quá lâu bởi không giò me dễ bị sống hoặc quá chín làm mất đi độ ngon của món ăn. Sau khi giò me đã chín, bạn lấy giò me ra để nguội sau đó cho vào tủ lạnh để làm lạnh khoảng 1 đêmsau đó mới lấy ra sử dụng, như vậy mới đảm bảo giò me thơm ngon nhất.
- Thành phẩm giò me Nghệ An: Sau khi hoàn thành, giò me dậy mùi thơm của thịt me, có mùi béo của trứng, vị giòn ngọt của da me, vị cay cay, thơm thơm đặc trưng của hạt tiêu và thảo điều.