1. Long tuyền cổ miếu
Di tích kiến trúc nghệ thuật đình Bình Thủy hay Long Tuyền cổ miếu là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống. Đây là ngôi đình được xây dựng từ năm 1844, với kiến trúc độc đáo và được phong sắc bởi vua Tự Đức vào năm 1952. Ngôi đình có nhiều khu vực quan trọng như khu đình chính, khu 'lục ấp', và nơi thờ các vị thần linh, các danh nhân có công với đất nước. Mỗi năm, có hai kỳ lễ hội lớn diễn ra tại đình Long Tuyền, thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia.
Địa chỉ: đường Lê Hồng Phong, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy (dưới dốc cầu Bình Thủy).


2. Nhà cổ Bình Thủy
Nhà cổ Bình Thủy là một di tích kiến trúc nghệ thuật độc đáo được xây dựng vào năm 1870, thể hiện sự giao thoa văn hóa Đông - Tây tinh tế.


3. Khu tưởng niệm thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa
Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa - nhà văn, nhà thơ, và nhà giáo xuất sắc của quận Bình Thủy, Cần Thơ, với những đóng góp văn hóa và tri thức lớn lao cho xã hội.


4. Chùa Nam Nhã Đường
Chùa Nam Nhã Đường - Một di tích lịch sử và văn hóa quan trọng của Bình Thủy, nổi bật với khuôn viên xanh mát bên bờ sông Bình Thủy và kiến trúc cổ kính đặc sắc.


5. Hội Linh cổ tự
5. Hội Linh cổ tự


6. Chùa Long Quang


7. Đặc Ủy Hậu Giang
Đặc ủy Hậu Giang là một tổ chức Đảng ở xứ Nam kỳ trong những năm kháng chiến chống Pháp. Vào tháng 9/1929, đồng chí Châu Văn Liêm đã chủ trì cuộc họp thành lập tổ chức Đặc ủy An Nam Cộng sản Đảng Hậu Giang gồm có đồng chí Ung Văn Khiêm, Ngô Gia Tự, Hà Huy Giáp,... do đồng chí Ung Văn Khiêm làm Bí thư, lãnh đạo phong trào cách mạng và xây dựng các tổ chức Đảng trong toàn miền Hậu Giang.
Cơ quan Đặc ủy nằm trong dãy nhà phố gồm có 6 căn, ngôi nhà lợp ngói âm dương, xây theo kiểu phố trệt cho thuê nên kiến trúc đơn giản không có gì đặc biệt. Năm 1995, Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ cùng với nhân dân phường Bình Thủy đã xây dựng công trình bia tưởng niệm Đặc ủy An Nam Cộng sản Đảng Hậu Giang. Hiện nay tuy kiến trúc không thay đổi gì so với trước kia nhưng căn nhà đã không còn giữ bất kì hiện vật nào.
Địa chỉ: 34/7 đường Bùi Hữu Nghĩa, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy.

8. Căn cứ Vườn Mận
Căn cứ Vườn Mận là di tích lịch sử - văn hóa căn cứ Ban Chỉ huy tổng tấn công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 ở Cần Thơ.
Đến vườn mận không thể quên gia đình ông Lê Văn Tiểu đã dành trọn căn nhà và mảnh vườn của mình cho Ban Chỉ huy tổng tấn công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 ở Cần Thơ và đội biệt động thành phố và các tỉnh lân cận làm căn cứ. Với nhiều hầm bí mật và công sự chiến đấu được xây dựng chắc chắn làm từ thân dừa kết hợp với đất, ván, trấu...tất cả các hầm đều có 2 cửa thoát ra ngoài và được che khuất bởi những cây mận hồng đào. Dọc theo mé vườn là những công sự chiến đấu hình chữ Z, chữ L...Vườn Mận là một trong những căn cứ lõm của lực lượng cách mạng suốt thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước trên tuyến lộ Vòng Cung dày đặc đồn bót giặc, được xem là vành đai bảo vệ nội ô Cần Thơ. Tại đây Ban chỉ huy đã chỉ đạo bất ngờ tấn công vào cơ quan đầu não của địch tại vùng IV chiến thuật, góp phần to lớn vào thắng lợi chung của cả nước.
Ngày 19/5/2011 công trình di tích lịch sử - văn hóa căn cứ Vườn Mận được khởi công xây dựng gồm nhiều hạng mục: nhà đa chức năng, bia di tích, các hầm bí mật, mô hình nhà mẹ Việt Nam anh hùng Tạ Thị Phi,...Việc đầu tư xây dựng khu di tích nhằm lưu giữ, tôn vinh quá khứ hào hùng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và là sự tri ân đền ơn đáp nghĩa với những người đã cống hiến, hi sinh với quê hương đất nước.
Địa chỉ: khu vực Bình Thường B, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy.
