- - Anh Triệu A Nhì, người Dao ở Quảng Ninh, đã thành công với mô hình nuôi gà và dê kết hợp trồng cây, thu nhập đạt khoảng 600 triệu đồng/năm. Sau khi thất bại với nhiều nghề trước đó, anh quyết định khởi nghiệp bằng chăn nuôi và dần mở rộng trang trại. Mô hình của anh không chỉ đem lại thu nhập ổn định mà còn tạo động lực cho thanh niên địa phương.
- - Chị Bùi Thị Hằng từ Hòa Bình, dù xuất phát điểm nghèo, đã vươn lên thành công với mô hình chăn nuôi gà, ngan, và lợn. Sau khi tham gia lớp tập huấn và nhận vốn hỗ trợ, chị mở rộng mô hình và đạt thu nhập trên 488 triệu đồng/năm, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ cộng đồng.
- - Anh Nguyễn Văn Thìn ở Thái Nguyên đã phát triển thành công mô hình chăn nuôi gà, từ quy mô nhỏ lên lớn, đạt thu nhập trên 800 triệu đồng/năm. Anh kết hợp chăn nuôi truyền thống và hiện đại, mở rộng quy mô và mong muốn xây dựng thương hiệu cho sản phẩm gà của mình., Anh Lữ Viết Hùng ở xã Tam Văn là gương sản xuất giỏi với mô hình nuôi lợn nái sinh sản, cho thu nhập 150 triệu đồng/năm. Anh kết hợp chăn nuôi gà, vịt và cá, đầu tư chuồng trại kiên cố, phân khu hợp lý. Anh chăm sóc sức khỏe lợn cẩn thận và tích cực tham gia hoạt động nông dân, chia sẻ kinh nghiệm cho người khác. Anh giúp đỡ nhiều hộ nghèo trong xã bằng giống lợn và kinh nghiệm, đóng góp lớn cho phát triển kinh tế địa phương., Thức ăn cho thỏ đơn giản, có thể tận dụng phụ phẩm nông nghiệp như rau, củ, quả, và thức ăn hỗn hợp. Thỏ con sau 30 ngày phải tách mẹ và cần đảm bảo thức ăn sạch, phòng bệnh đường ruột và nấm. Chuồng trại phải sạch sẽ, thoáng mát mùa hè và ấm mùa đông. Chị Đào Thị Bích, hội viên phụ nữ chi hội thôn Xuân Đài, là gương mẫu trong chăn nuôi, tích cực chia sẻ kỹ thuật, và có mô hình nuôi thỏ thành công, được công nhận là gia đình văn hóa và sản xuất giỏi cấp tỉnh.
Dám nghĩ, dám làm, anh Triệu A Nhì (1997) người Dao, thôn Nà Bắp, xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) đã quyết tâm gây dựng mô hình nuôi gà, dê kết hợp trồng cây giống đem lại nguồn thu nhập khoảng 600 triệu đồng/năm. Anh không chỉ là một điển hình làm kinh tế giỏi mà còn là thanh niên trẻ tâm huyết, năng nổ với phong trào đoàn của địa phương.
Trước khi về quê hương khởi nghiệp, anh Triệu A Nhì đã từng đi làm ăn xa, lăn lộn mưu sinh qua nhiều nghề (lái xe, buôn bán bất động sản, đầu bếp...), nhưng cuộc sống vẫn còn bấp bênh, chưa ổn định. Thế rồi, như một cơ duyên, trong một lần đi tìm nguyên liệu cho bếp ăn, anh gặp một trang trại nuôi gà quy mô lớn, lợi nhuận kinh tế cao. Khi đem so sánh với tiềm năng, thế mạnh của quê hương mình, anh nung nấu quyết tâm theo nghề chăn nuôi.
Đầu năm 2022, bỏ công việc đầu bếp ở thành phố, anh trở về quê xây dựng trang trại nuôi gà diện tích gần 2.000m2. Nhớ lại những ngày đầu khởi nghiệp, anh Nhì cho biết, bản thân phải đối mặt với vô vàn khó khăn do chưa có kiến thức và kinh nghiệm. Anh quyết tâm nghiên cứu các tài liệu về kỹ thuật nuôi gà, rồi học hỏi qua các chuyến đi thực tế đến các trang trại chăn nuôi lớn, từ đó áp dụng vào đàn gà nhà mình, đồng thời mạnh dạn tạo dựng mô hình kinh tế mới phù hợp với đặc thù địa phương…
Nhờ vào sự nỗ lực, cố gắng, cuối cùng ông trời cũng không phụ lòng người, trang trại của anh dần được mở rộng. Từ một trang trại quy mô nhỏ, đến nay gia đình anh nuôi hơn 1.200 con gà thương phẩm, mỗi năm anh xuất chuồng 3 lứa, thu nhập gần 400 triệu đồng. Anh còn kết hợp nuôi dê và trồng gần 3 ha các loại cây giống keo, quế, trà hoa vàng, sâm cau... mang lại nguồn thu nhập gần 200 triệu đồng mỗi năm.
“Tôi cũng như nhiều thanh niên người Dao ở quê hương giờ muốn tự mình làm chủ cuộc sống chứ không muốn phụ thuộc vào thiên nhiên, vào sự hỗ trợ của chính quyền nữa. Mảnh đất của mình rất thích hợp để phát triển trồng cây rừng và chăn nuôi, chẳng tội gì không tận dụng ưu thế ấy”, anh Nhì chia sẻ.
Nhắc đến anh Nhì, Phó Bí thư Huyện Đoàn Ba Chẽ Tô Hồng Lai thông tin thêm: “Anh Triệu A Nhì đã trở thành gương sáng để bà con trong bản cùng học, cùng làm. Từ mô hình của anh Nhì, nhiều thanh niên trên địa bàn huyện đã được chia sẻ kinh nghiệm để phát triển kinh tế, làm giàu trên mảnh đất quê hương”.
Anh Triệu A NhìMô Hình Nuôi Gà Trang Trại của Anh Triệu A NhìHưởng ứng phong trào thi đua 'Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” do T.Ư Hội LHPN Việt Nam phát động, Hội LHPN xã Tân Lập (Lạc Sơn) đã có nhiều việc làm, hoạt động thiết thực. Qua đó xuất hiện nhiều tấm gương sáng, tiêu biểu như chị Bùi Thị Hằng, hội viên xóm Trại Sào, xã Tân Lập, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình.
Chị Hằng chia sẻ: 'Khởi nghiệp với rất nhiều khó khăn khi gia đình là hộ nghèo của xã. Năm 2016, tôi tham gia lớp tập huấn chuyển giao KHKT do Hội LHPN tổ chức. Quyết tâm thoát nghèo, tôi bàn với gia đình và mạnh dạn đầu tư mua con giống phát triển chăn nuôi, với 50 con gà, 30 con ngan, 2 con lợn giống. Tuy nhiên, do chưa có kinh nghiệm nên việc chăn nuôi cho hiệu quả kinh tế thấp. Không nản chí, tôi học hỏi kiến thức chăn nuôi, phát triển kinh tế qua mạng, tài liệu tham khảo, sách, báo, tivi, mạnh dạn đến học hỏi tại các mô hình phát triển kinh tế hiệu quả. Năm 2018, được tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp của Hội phụ nữ, tôi đầu tư sửa chữa chuồng trại, mua con giống, thức ăn để phát triển kinh tế với mô hình nuôi gà thả vườn, nuôi ngan kết hợp nuôi lợn. Đến nay, mô hình phát triển mạnh, mỗi năm nuôi 1.300 con ngan, 5.000 con gà, 120 con lợn thịt. Sản phẩm chăn nuôi đảm bảo chất lượng, tiêu thụ nhanh. Tổng thu nhập đạt trên 488 triệu đồng/năm.'
Nhận thấy mô hình hiệu quả của gia đình chị Hằng, để nhân ra diện rộng nhằm giúp hội viên khó khăn giảm nghèo, vươn lên, Hội LHPN xã tổ chức cho hội viên đến thăm quan, học tập. Chị Hằng không ngần ngại chia sẻ kinh nghiệm, cách làm đem lại hiệu quả trong sản xuất. Nhiều chị em làm theo, áp dụng vào chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất đạt hiệu quả tốt. Sau khi học tập mô hình của gia đình chị, 115 hộ phụ nữ trong xã và vùng lân cận đã đăng ký giống, cám, chị sẵn sàng giúp đỡ các hộ chưa có vốn, giống để cùng chăn nuôi. Từ nhu cầu thực tế, chị mua ô tô đến công ty thức ăn chăn nuôi lấy cám về phục vụ chăn nuôi cho gia đình và các hộ với giá thành rẻ hơn.
Đồng chí Bùi Thị Thùy, Chủ tịch Hội LHPN xã Tân Lập cho biết: 'Bên cạnh phát triển kinh tế giỏi, chị Hằng tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ của chi hội phụ nữ xóm và Hội LHPN xã; gương mẫu trong các phong trào ở địa phương; gia đình chị liên tục được công nhận gia đình văn hóa. Chị Hằng cũng là một ủy viên BCH chi hội phụ nữ nhiệt tình với công tác Hội, tham gia hiệu quả phong trào 'Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” ở cơ sở. Ngoài ra, trong đợt dịch Covid-19 bùng phát, để hỗ trợ một phần khó khăn cho công dân về cách ly tại xã, gia đình chị đã ủng hộ Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 xã 2 đợt với 5 triệu đồng và 50 hộp khẩu trang; ủng hộ xóm trong Ngày hội đại đoàn kết 1 triệu đồng, thường xuyên ủng hộ các hoạt động từ thiện, nhân đạo do xã, xóm vận động.'
Với cách làm kinh tế của chị Hằng không những làm giàu cho gia đình mà còn là tấm gương sáng để phụ nữ trên địa bàn học và làm theo, dần tạo thành phong trào thi đua sản xuất giỏi, xây dựng gia đình hạnh phúc, gia đình văn hóa. Cá nhân chị Hằng được nhận giấy khen của Chủ tịch UBND xã về mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình giai đoạn 2015 - 2020; giấy khen của BCH Đảng bộ xã đã có thành tích xuất sắc trong 5 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW; giấy khen của Hội LHPN xã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong thực hiện phong trào, hoạt động công tác Hội năm 2021…
Bùi Thị Hằng Đầu Tư Mua Con Giống Phát Triển Chăn NuôiBùi Thị Hằng Đầu Tư Mua Con Giống Phát Triển Chăn NuôiNhờ chăn nuôi gia cầm hiệu quả,
anh Nguyễn Văn Thìn, xóm Làng Trò, xã Phấn Mễ (Phú Lương), Thái Nguyên không chỉ thoát nghèo mà còn trở thành hộ làm kinh tế giỏi của địa phương. Anh Thìn chia sẻ: 'Ở quê có nhiều lao động tìm đến các khu công nghiệp làm công nhân, hoặc về thành phố làm thuê, nhưng tôi quyết định ở lại lập nghiệp bằng việc chăn nuôi gia cầm.'
Mới 36 tuổi, anh Thìn đã sở hữu cơ ngơi bạc tỷ. Từ nhiều năm nay gia đình anh có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Tất cả có được nhờ chăn nuôi gà. Anh Thìn cho biết: Năm 2016, tôi vay mượn thêm tiền của người thân, cùng tiền tích lũy của gia đình để đầu tư xây dựng chuồng trại chăn nuôi gà. Ban đầu, tôi nuôi 2.000 con gà giống lai chọi và gà ta theo phương pháp bán chăn thả. Gà lớn nhanh, “cơ bắp săn chắc”, nên chỉ 4 tháng sau tôi đã có gà xuất bán. Thương lái trong vùng đến tận nhà bao tiêu toàn bộ sản phẩm và hẹn đặt mua tiếp các lứa gà sau đó.
Thành công đến ngay ở lứa gà đầu tiên đã khích lệ anh Thìn đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi. Anh tự tin, thấy công việc chăn nuôi gia cầm phù hợp với sở trường của mình. Anh hơn nhiều nông dân khác trong vùng là biết kết hợp kinh nghiệm chăn nuôi truyền thống với khoa học kỹ thuật chăn nuôi hiện đại, nên luôn cầm chắc phần thắng. Anh cũng nhận thấy việc chăn nuôi gia cầm cho đồng vốn quay vòng nhanh, có thể nhìn thấy tiền lãi từng ngày. Bởi vậy, sau mỗi lứa gia cầm được xuất bán, anh đầu tư lại một phần cho mở rộng quy mô chăn nuôi.
Từ 1.000m2 chuồng trại (năm 2016), anh Thìn đã mở rộng lên thành 5.000m2 (năm 2000); từ 2.000 con gia cầm/lứa (năm 2016) lên 10.000 con gà, gần 5.000 con vịt/lứa (năm 2022); sản lượng gia cầm cũng tăng từ 80 tấn (năm 2020) lên 90 tấn (năm 2021). Theo đó, lợi nhuận hằng năm tăng từ 300 triệu đồng lên 700 triệu đồng (năm 2021). Năm 2022, sản lượng gia cầm của gia đình anh Thìn đạt hơn 100 tấn, lợi nhuận thu được hơn 800 triệu đồng.
Anh Thìn cho hay: 'Chăn nuôi trang trại đã làm thay đổi cuộc sống của gia đình tôi. Chỉ tiếc là mất một thời gian dài tôi cùng các thành viên trong gia đình luôn băn khoăn, tự ti, sợ nuôi nhiều... không ăn hết. Bây giờ, tôi đã vượt được qua chính mình, tư duy chăn nuôi với số lượng lớn là để đàn vật mình nuôi trở thành hàng hóa. Tôi mong trong vùng có nhiều gia đình cùng tham gia chăn nuôi trang trại, từ đó, tạo cơ sở hình thành vùng hàng hóa tập trung, hướng đến xây dựng thương hiệu cho sản phẩm gà Làng Trò.'
Anh Nguyễn Văn Thìn Phát Triển Chăn Nuôi GàAnh Nguyễn Văn Thìn phát triển chăn nuôi gàAnh Lữ Viết Hùng bản Cú Tá xã Tam Văn là một tấm gương sản xuất giỏi của địa phương với mô hình nuôi lợn nái sinh sản, cung cấp con giống chất lượng cho bà con với mức thu nhập 150 triệu đồng một năm.
Đến thăm mô hình nuôi lợn nái sinh sản của anh Lữ Viết Hùng, mới thấy hết sự chăm chỉ, chịu khó của anh, trên mảnh đất vườn gần 1.000m2 của gia đình, ngoài chăn nuôi thường xuyên 10 con lợn nái, anh chị còn kết hợp nuôi thêm gà, vịt, và một ao cá rộng trên 300m2, được thiết kế bên dưới các chuồng nuôi lợn, đảm bảo nguồn nước cho việc phun, rửa chuồng trại sạch sẽ.
Đối với người chăn nuôi thì điều mà ai cũng quan tâm nhất đó là đầu ra cho sản phẩm trên thị trường, song theo anh nếu cứ chăm sóc tốt, đảm bảo con giống phát triển khỏe mạnh, thì không lo đầu ra cho vật nuôi, bởi không chỉ có các thương lái tìm đến mua buôn, mà những người dân trong vùng sẽ tự mách nhau, chính vì thế mà lợn giống của gia đình không đủ cung cấp cho thị trường. Để việc chăn nuôi của gia đình phát triển theo hướng công nghiệp, hiện đại. Đến nay chuồng trại đã được đầu tư xây dựng kiên cố với quy mô rộng rãi, thông thoáng, được chia làm từng khu vực, khu nuôi lợn nái sinh sản, khu nuôi lợn con sau khi tách mẹ, khu nuôi gia súc và khu nuôi gia cầm.
Anh Hùng cho biết, việc phân khu như vậy vừa đảm bảo cho đàn nuôi được phát triển đồng đều, lại vừa thuận tiện trong việc cho ăn, dọn vệ sinh. Trong quá trình nuôi lợn nái sinh sản, gia đình anh luôn chú trọng phòng chống dịch bệnh cho lợn như dịch tai xanh, dịch tả, thương hàn, tụ huyết trùng, Ecoli…Quan trọng nhất là khâu khử trùng, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ và giữ nhiệt độ phù hợp, bên cạnh đó còn phải đặc biệt quan tâm đến chế độ ăn của lợn mẹ và lợn con lúc mới sinh.
Không chỉ giỏi chăn nuôi, mà anh Lữ Viết Hùng còn là hội viên nông dân rất tích cực của xã Tam Văn. Anh thường xuyên tham gia các phong trào thi đua, sinh hoạt hội, để vừa có dịp học hỏi vừa có dịp chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi cho những hội viên khác. Bản thân anh cũng rất tích cực tham gia các lớp tập huấn chuyển giao KHKT do xã tổ chức, đồng thời chủ động tham khảo tài liệu trên báo đài và các phương tiện truyền thông, nhằm bổ sung thêm kiến thức cho công việc chăn nuôi của gia đình.
Không chỉ làm giàu cho bản thân và gia đình, Tấm gương nông dân Lữ Viết Hùng bản Cú Tá còn có nhiều đóng góp trong việc xây dựng phong trào nuôi lợn nái sinh sản đạt hiệu quả cao tại địa phương. Anh đã giúp đỡ cho nhiều gia đình hội viên nông dân của xã trong diện khó khăn có điều kiện vươn lên trong cuộc sống bằng lợn giống và kinh nghiệm chăn nuôi, để cùng nhau phát triển kinh tế gia đình, làm giàu cho quê hương.
Anh Lữ Viết Hùng đang chăm sóc đàn lợn nái sinh sảnAnh Lữ Viết Hùng phát triển chăn nuôi lợn gặt hái nhiều thành côngÔng Mương Xuân Chính, người thuộc dân tộc Tày, sống tại thôn Bản Đéc, xã Tùng Bá, huyện Vị Xuyên (Hà Giang), là biểu tượng của sự vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên đất địa phương khó khăn.
Trước đây, gia đình ông Chính là hộ nghèo, thường xuyên phải đối mặt với cảnh đói nghèo. Để vượt qua tình cảnh khó khăn, ông Chính đã quyết định phát triển chăn nuôi tổng hợp, chủ yếu là chăn nuôi lợn theo hướng kinh doanh. Mặc dù gia đình thiếu vốn, nhưng ông Chính không từ bỏ quyết tâm. Vào đầu năm 2018, ông nhờ Hội Nông dân xã bảo lãnh để vay ngân hàng xã hội huyện Vị Xuyên 80 triệu đồng. Số tiền này ông Chính sử dụng để mua giống lợn và chuồng trại, cũng như làm vốn để kinh doanh thức ăn gia súc.
Ông Chính không chỉ phát triển chăn nuôi mà còn tích lũy kiến thức kỹ thuật qua sách báo và các buổi tập huấn. Ông còn tìm hiểu kinh nghiệm chăn nuôi lợn từ các hộ chăn nuôi thành công khác.
Với phương pháp nuôi lợn theo kiểu gối lứa, gia đình ông Chính thu được thu nhập ổn định. Mỗi năm, họ bán được 20-25 con lợn, mang lại thu nhập khoảng 400-430 triệu đồng. Sau khi trừ các chi phí, gia đình vẫn có lãi khoảng 250 triệu đồng.
Ngoài chăn nuôi lợn, gia đình ông Chính còn phát triển chăn nuôi gà và cá, mang về thu nhập thêm 130 triệu đồng mỗi năm từ việc kinh doanh thả cá và 80 triệu đồng từ đại lý thức ăn.
Ông Mương Xuân ChínhÔng Mương Xuân Chính phát triển chăn nuôiSau thời gian gắn bó với quân ngũ, anh Nông Văn Quang (SN 1990), cư dân xã Tân Tiến, huyện Bù Đốp, đã mạnh dạn bước vào con đường phát triển kinh tế gia đình. Anh khởi đầu với 6 ha đất trồng tiêu, 10 con dê bách thảo và 20 con heo. Nhờ sự chăm chỉ, sáng tạo, và ứng dụng kỹ thuật hiện đại, đàn dê và heo của anh không chỉ khỏe mạnh mà còn phát triển mạnh mẽ về số lượng và chất lượng.
Hiện nay, thu nhập hàng năm của gia đình anh Quang đã vượt qua con số 600 triệu đồng, đồng thời tạo việc làm thời vụ cho 15 thanh niên trong xã. Anh Quang còn được vinh danh bằng giải thưởng Lương Định Của từ Trung ương Đoàn năm 2016, đánh dấu những đóng góp xuất sắc của anh trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, bảo vệ môi trường và xây dựng nông thôn mới.
Anh Quang tự tin chia sẻ: “Sau khi rời quân ngũ, tôi đã quyết định phát triển kinh tế từ đất địa phương. Bắt đầu với trồng tiêu, nuôi dê và heo, tôi luôn nhấn mạnh việc học hỏi, cập nhật kiến thức để áp dụng vào chăm sóc cây trồng và vật nuôi, giúp chúng phát triển tốt”.
Chị Đàm Thị Hoài, Phó Bí thư Đoàn xã Tân Tiến, tâm sự: Bù Đốp có nguồn thức ăn cho gia súc từ vườn tiêu, và anh Quang đã truyền đạt kinh nghiệm chăn nuôi hiệu quả cho thanh niên trong xã. Mô hình nuôi dê của anh đã thành công, tạo thu nhập cho thanh niên và là nguồn động viên phát triển kinh tế nông thôn.
Anh Nông Văn Quang phát triển chăn nuôiAnh Chu Khắc Thành và chị Phạm Thị Minh Thảo phát triển mô hình kinh tế7. Anh Chu Khắc Thành và chị Phạm Thị Minh Thảo
Trong xã Gia Phong, những tấm gương hội viên nông dân vươn lên làm kinh tế giỏi đã làm nổi bật tên tuổi của anh Chu Khắc Thành (sinh năm 1988) và chị Phạm Thị Minh Thảo (sinh năm 1989) ở thôn 4, Lỗi Sơn. Họ là minh chứng cho sự chăm chỉ, sáng tạo và quyết tâm vươn lên làm giàu từ chính mảnh đất quê hương.
Khi mới lập gia đình, anh chị không có nhiều điều kiện, chỉ làm ruộng, nuôi gà và lợn để duy trì cuộc sống. Nhưng với nghị lực và sự chăm chỉ, họ đã tích luỹ kinh nghiệm, quyết tâm phát triển kinh tế gia đình trên đất quê.
Năm 2019, sau khảo sát kỹ lưỡng, họ đã chuyển đổi ruộng sâu trũng thành mô hình VAC tổng hợp với ao cá, chăn nuôi lợn thương phẩm, nuôi ba ba, gia cầm và trồng cây ăn quả. Mô hình này không chỉ đem lại thu nhập cao mà còn tạo việc làm cho đồng bào trong xã.
Trải qua những khó khăn, đặc biệt là dịch bệnh tả lợn Châu Phi, anh chị đã vượt qua nhờ sự sáng tạo và học hỏi. Mỗi năm, họ thu nhập khoảng 500 triệu đồng từ việc nuôi cá, lợn, gia cầm, và kinh doanh thức ăn chăn nuôi.
Với thành công của mình, anh chị không chỉ là nguồn động viên cho cộng đồng mà còn được khen thưởng bởi Hội Nông dân huyện. Mô hình của họ không chỉ là nguồn thu nhập ổn định mà còn là động lực cho nhiều hộ nông dân khác vươn lên làm giàu.
Chị Đào Thị BíchChị Đào Thị BíchChị Đào Thị Bích trước khi đến với nuôi thỏ, gia đình chị làm đủ nghề kết hợp với làm ruộng đời sống gặp không ít khó khăn; qua tìm hiểu thấy nuôi thỏ mang lại hiệu quả kinh tế cao, có thể áp dụng cho gia đình và địa phương mình, nên gia đình chị quyết chí làm theo mô hình này với mong ước làm giàu.
Trước năm 2018 chị đã mạnh dạn bàn với gia đình xây dựng chuồng trại 2 tầng với 120 m2đầu tư 60 triệu đồng xây dựng trang trại, mua con giống tổ chức chăn nuôi thử nghiệm 50 con bố mẹ, mỗi tháng trừ chi phí lãi hơn 10 triệu đồng. Thấy hiệu quả của mô hình nuôi thỏ, sau những trăn trở và tìm hiểu qua nhiều nguồn thông tin kết hợp đi thăm quan một số mô hình nuôi thỏ quy mô lớn tại huyện Quỳnh Phụ, Hưng Hà tỉnh Thái Bình và ở tỉnh Bắc Giang. Đầu năm 2019 chị đã mượn 400 m2 đất ruộng của anh em trong gia đình và quyết định mở rộng chăn nuôi với số lượng lớn. Hiện nay gia đình chị phát triển 10 dãy nuôi thỏ, trung bình gia đình chị nuôi 2.000 con thỏ các loại, có thời điểm cao nhất gia đình chị nuôi 4.000 con theo hình thức gối lứa. Mỗi năm gia đình chị nuôi 3 lứa, khi xuất thỏ trọng lượng mỗi con khoảng 2,5 đến 3kg/con. Khi có nguồn vốn gia đình chị xây dựng bể nuôi lươn và thả 1 vạn con cá trê. Bên cạnh đó gia đình chị còn tận dụng phân thỏ để nuôi giun quế bán cho các hộ nuôi lươn đồng thời tạo môi trường sạch cho thỏ phát triển. Năm 2022 gia đình chị Bích có doanh thu 500 triệu đồng. Chị Bích cho biết: Để nuôi thỏ đạt hiệu quả thì gia đình tự tìm nguồn giống, lai tạo tốt. Để nó khỏi mùi hôi chúng tôi còn nuôi giun quế để nó giảm mùi hôi, chuồng rất sạch, tận dụng chúng tôi còn nuôi cá, nuôi lươn và còn bán để kiếm thêm thu nhập. Nuôi thỏ rất dễ nuôi, hiệu quả cao, nên là chúng tôi chọn nuôi thỏ. Một năm thu nhập khoảng 300 triệu để cho kinh tế ổn định.
Mô hình của gia đình chị Bích đã trở thành điạ chỉ tin cậy để các hộ chăn nuôi trao đổi, học tập kỹ thuật, kinh nghiệm nuôi thỏ. Chia sẻ về kỹ thuật nuôi thỏ chị Bích cho biết thêm thỏ dễ nuôi và ít bị bệnh nhưng một khi đã bệnh thì chết rất nhanh. Thức ăn cho thỏ cũng rất đơn giản, nên các hộ gia đình nuôi có thể tận dụng phụ phẩm nông nghiệp như rau, củ, quả, ngoài các loại rau xanh, còn có tinh bột, thức ăn hỗn hợp sản xuất cho thỏ. Thỏ con sau sinh 30 ngày sẽ được tách mẹ, đó là thời điểm thỏ con dễ mắc bệnh đường ruột nên người chăn nuôi phải chú ý đảm bảo thức ăn thật sạch sẽ và liều lượng phải vừa đủ. Đặc biệt là chú ý quan sát quá trình sinh trưởng của thỏ để tiêm vắc-xin phòng các bệnh đường ruột, nấm, ghẻ. Ngoài ra, chuồng trại cần phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Nói về người hội viên của mình chị Phạm Thị Hồng - Chủ tịch Hội phụ nữ xã Đông Động cho biết: Chị Đào Thị Bích là hội viên phụ nữ chi hội thôn Xuân Đài, bản thân chị là người phụ nữ dám nghĩ dám làm, dám đầu tư, đến nay mô hình của gia đình chị đã và đang cho thu nhập ổn định. Bên cạnh đó chị còn tích cực tham gia các hoạt động của chi hội, chị thường xuyên chia sẻ kỹ thuật chăn nuôi cho hội viên để cùng phát triển. Chị là tấm gương để hội chúng tôi nhân ra diện rộng.
Bằng sự nỗ lực, ý chí quyết tâm làm giàu của bản thân và gia đình đã giúp chị Bích thành công trong con đường lập nghiệp trên chính mảnh ruộng quê hương. Không chỉ làm kinh tế giỏi, gia đình chị Bích còn gương mẫu thực hiện tốt chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước, luôn tích cực, đi đầu trong thực hiện các phong trào ở địa phương. Gia đình chị Bích nhiều năm liên tục được công nhận là gia đình văn hóa, được bình xét là hộ phụ nữ sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh.
Chị Đào Thị BíchChị Đào Thị BíchNội dung được phát triển bởi đội ngũ Mytour với mục đích chăm sóc khách hàng và chỉ dành cho khích lệ tinh thần trải nghiệm du lịch, chúng tôi không chịu trách nhiệm và không đưa ra lời khuyên cho mục đích khác.
Nếu bạn thấy bài viết này không phù hợp hoặc sai sót xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email [email protected]