1. Đường vòng cung 2 từ Ngã Tư Sở đến Cầu Giấy (đường Láng) - chi phí 21.000 tỷ đồng
Vị trí đầu tiên thuộc về đường vòng cung 2 từ Ngã Tư Sở đến Cầu Giấy (đường Láng). Dự án đầu tư cải tạo, mở rộng vành đai 2 trên cao và dưới thấp đoạn từ Ngã Tư Sở đến Cầu Giấy dự kiến có tổng đầu tư trên 21.000 tỷ đồng, trong đó đoạn dưới thấp hơn 17.000 tỷ đồng và đoạn trên cao gần 3.900 tỷ đồng.
Từ chiều rộng mỗi bên 10,5 m hiện nay, khi cải tạo xong đường Láng sẽ rộng 53,5m, vận tốc thiết kế 80 km/h và là trục chính đô thị. Việc thực hiện dự án nằm trong kế hoạch khép kín các vành đai nội đô, giảm tải áp lực giao thông cho nút giao Ngã Tư Sở, phát huy hiệu quả vành đai 2 trên cao đoạn Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở đã hoàn thành.
2. Đường Vành đai 2,5 (đoạn Nguyễn Trãi - Đầm Hồng)- chi phí 2.570 tỷ đồng
Xếp thứ 3 là đường Vành đai 2,5 (đoạn Nguyễn Trãi-Đầm Hồng). Đường có tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 2.569,9 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách thành phố và sẽ do UBND quận Thanh Xuân làm chủ đầu tư. Vành đai 2,5 đoạn Nguyễn Trãi - Đầm Hồng có điểm đầu ở nút giao đường Nguyễn Trãi - Khương Đình.
Dự án này có chiều dài khoảng 1,6km, quy mô mặt cắt ngang nền đường khoảng 40m, bề rộng mặt đường 22,5m, bề rộng vỉa hè khoảng 14,5m, bề rộng dải phân cách giữa khoảng 3m. Đường vành đai 2,5 Hà Nội là tuyến giao thông đường bộ phụ trợ tuyến đường vành đai 2 và đường vành đai 3 của Hà Nội, đi qua các quận Tây Hồ, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai.
3. Tuyến đường vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục (giai đoạn 1) - chi phí 7.200 tỷ đồng
Vị trí thứ 2 thuộc về tuyến đường vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục (giai đoạn 1). Dự án tuyến đường vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục (giai đoạn 1) có chiều dài hơn 2,2 km với tổng kinh phí hơn 7.200 tỷ đồng. Đây được xem là tuyến đường 'đắt kỷ lục' do chi phí giải phóng mặt bằng chiếm hơn 5.800 tỷ đồng, trong khi chi phí xây dựng chỉ 628 tỷ đồng.
Chi phí đầu tư được bố trí từ nguồn ngân sách thành phố. Thời gian thực hiện dự án là từ năm 2018 – 2020. Điểm đầu giao với đường Cát Linh – La Thành – Yên Lãng tại Hoàng Cầu, điểm cuối tại nút giao thông Voi Phục.
4. Đường Vành đai 2,5 (đoạn Đầm Hồng - Quốc lộ 1A) - chi phí 1.300 tỷ đồng
Xếp thứ 5 trong danh sách là Đường Vành đai 2,5 (đoạn Đầm Hồng - Quốc lộ 1A). Đường Vành đai 2,5 (đoạn Đầm Hồng - Quốc lộ 1A) là dự án được UBND TP Hà Nội phê duyệt vào năm 2002. Do vướng giải phóng mặt bằng, đến nay đã hơn 10 năm nhưng công trình vẫn còn dang dở khi mới chỉ đạt gần 90% khối lượng.
Dự án xây dựng đường Vành đai 2,5, đoạn từ Đầm Hồng - Quốc lộ 1A có chiều dài 2,06km, rộng 40m với tổng mức đầu tư hơn 1.300 tỷ đồng. Dự án có một cây cầu bắc qua sông Lừ đoạn qua phường Định Công. Hơn 7 năm qua, cây cầu này được hoàn thiện phần chân đế, nhưng không có mặt bằng để kết nối.
5. Tuyến đường Trường Chinh - chi phí 2.560 tỷ đồng
Đứng thứ 4 trong danh sách là đường Trường Chinh. Đường Trường Chinh có chiều dài 2,2km, được khởi công mở rộng tháng 10/2013 với tổng mức đầu tư 2.560 tỷ đồng (khoảng 1,5 tỷ đồng/m). Tuyến đường thuộc hệ thống vành đai 2 của Thủ đô. Hà Nội vừa khởi công dự án mở rộng vành đai 2 đoạn Trường Chinh với tổng đầu tư 2.560 tỷ đồng, trong đó chi phí cho giải phóng mặt bằng chiếm 2.022 tỷ đồng.
Đường Trường Chinh có quy mô 5 làn xe mỗi chiều, cùng với đường trên cao dành riêng cho ô tô. Để mở rộng tuyến đường này, Hà Nội thu hồi hơn 116.000 m2 đất, bao gồm 618 hộ dân và 34 cơ quan thuộc các quận Đống Đa, Thanh Xuân.
6. Tuyến đường Nguyễn Văn Huyên (Cầu Giấy, Hà Nội) - chi phí 969 tỷ đồng
Vị trí thứ 7 thuộc về tuyến đường Nguyễn Văn Huyên (Cầu Giấy, Hà Nội). Tuyến đường này có tổng mức đầu tư 969 tỷ đồng. Đường Nguyễn Văn Huyên được thông xe kỹ thuật năm 2015, tổng mức đầu tư hơn 969 tỷ đồng. Trong đó chi phí đền bù giải phóng mặt bằng hơn 680 tỷ đồng, xây lắp hơn 79 tỷ đồng. Chiều dài toàn tuyến là 566m.
Điểm đầu tuyến là ngã tư giao cắt đường Nguyễn Văn Huyên - Nguyễn Khánh Toàn. Điểm cuối tuyến giao với đường Cầu Giấy. Vỉa hè hai bên rộng 8m. Trong ảnh là đoạn đường giao với đường Cầu Giấy.
7. Đường Trần Khát Chân (Hai Bà Trưng, Hà Nội) - chi phí 1.139 tỷ đồng
Đường Trần Khát Chân, đoạn từ Ô Đống Mác đến Nguyễn Khoái đứng thứ 6. Với chiều dài chỉ dài 570m, được khánh thành tháng 7/2016 nhưng có tổng mức đầu tư lên tới 1.139 tỷ đồng (gần 2 tỷ đồng/m). Đường Trần Khát Chân (đoạn Ô Đống Mác - Nguyễn Khoái) được cho là đắt nhất Thủ đô thời điểm mới khánh thành.
Đường nằm trong hệ thống vành đai 1 của Thủ đô. Mặt đường rộng 50m, mỗi bên đường 3 làn. Dải phân cách giữa rộng khoảng 2m được trồng cây xanh và cột đèn chiếu sáng. Khi đi vào hoạt động giúp giải phóng áp lực giao thông nút giao Trần Khát Chân và Lò Đúc.
8. Đường Kim Liên - Xã Đàn (Đống Đa, Hà Nội) - chi phí 773 tỷ đồng
Đứng thứ 9 là tuyến đường Kim Liên - Xã Đàn. Tuyến đường vành đai 1 đoạn Kim Liên - Xã Đàn chính thức được thông xe vào tháng 2/2008. Tuyến đường có chiều dài 550m, tổng mức đầu tư 773 tỷ đồng. Tuyến đường Kim Liên - Xã Đàn từng được mệnh danh là 'đường đắt nhất hành tinh' với chi phí trung bình 1,41 tỷ đồng/m.
Tuyến đường Kim Liên - Xã Đàn rộng 45m, mỗi bên có 4 làn xe chạy. Sau khi đưa vào hoạt động, tuyến đường đã góp phần giải quyết tình trạng ùn tắc khu vực nút giao Xã Đàn - Ô Chợ Dừa và giảm áp lực giao thông trên các tuyến La Thành, Hoàng Cầu.
9. Tuyến đường Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu (Đống Đa, Hà Nội) - chi phí 800 tỷ đồng
Tuyến đường Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu (Đống Đa, Hà Nội) xếp thứ 8 trong danh sách. Tuyến đường này có tổng mức đầu tư lên tới 800 tỷ đồng. Chi phí tăng lên khoảng 1,5 tỷ đồng/m. Tuyến đường dài hơn 500m nhưng có mức đầu tư hơn 800 tỷ đồng, trong đó 2/3 số tiền dùng để bồi thường giải phóng mặt bằng.
Hoàn thiện năm 2014, tuyến đường Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu cũng từng được mệnh danh là đường “đắt nhất hành tinh” ở Hà Nội. Hiện nay, tuyến đường Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu là nơi tập trung nhiều hoạt động kinh doanh bán lẻ như cửa hàng thời trang, ăn uống…