1. Cây Rhizanthella Gardneri
Cây Rhizanthella Gardneri là một loài cây thuộc họ Lan được phát hiện bởi Jack Trott vào năm 1928. Chúng sống và nở hoa dưới lòng đất ở phía Tây Australia. Hoa của loài cây này có gam màu từ trắng sữa đến đỏ, mang mùi thơm nồng và thường nở hoa vào tháng 5, tháng 6. Kích thước của hoa dao động từ 2,5-3 cm. Do sống dưới lòng đất mà không cần ánh sáng Mặt Trời, cây kết hợp với loại nấm có tên là Thanatephorus Gardneri để phát triển. Chỉ còn khoảng 50 cá thể trên toàn thế giới. Loại phong lan đặc biệt này thường dành toàn bộ cuộc đời dưới lòng đất và thậm chí nở hoa trong đó. Vào cuối tháng 5 đến đầu tháng 6, mỗi cây nở hơn 100 bông hoa với màu từ kem đến đỏ và tỏa mùi thơm mạnh mẽ.
Nó chỉ sống ký sinh trên những bụi cây. Thiếu chất diệp lục khiến cây không thể tổng hợp năng lượng từ ánh sáng Mặt Trời như các thực vật khác. Thay vào đó, nó hút chất dinh dưỡng từ rễ của cây bụi bằng cách liên kết với các loài nấm ký sinh. Rhizanthella gardenneri sinh sản thực vật nhờ đó có thể tạo ra ba cây con. Ba trong số các quần thể Rhizanthella gardenneri đã biết được bảo vệ trong khu bảo tồn thiên nhiên và một sáng kiến phối hợp đã được đưa ra để bảo vệ loài cây này cho các thế hệ tương lai.
2. Cây Anogramma ascensionis
Cây Anogramma ascensionis, còn được biết đến là Dương xỉ đảo Ascension, sống tại đảo Ascension, ở phía Nam Đại Tây Dương dưới điều kiện khô hanh và khắc nghiệt trên những vách đá chênh vênh. Năm 2003, các nhà khoa học tuyên bố chúng đã tuyệt chủng, nhưng lại được phát hiện lại vào năm 2009. Hiện chỉ còn khoảng 40 cá thể tồn tại tự nhiên. Cây dương xỉ nhỏ có những lá màu vàng xanh tinh tế giống như những nhánh nhỏ của rau mùi tây. Loài cây này được ghi chép lần đầu tiên vào năm 1842 bởi Tiến sĩ AB Curror, một nhà thực vật học nghiệp dư, và sau đó được Joseph Dalton Hooker mô tả và đặt tên chính thức sau chuyến thăm đảo vào năm 1843.
Đây là loài động vật đặc hữu của sườn dốc Núi xanh trên đảo. Một mẫu vật khác được ghi nhận vào năm 1889, và có một số báo cáo ít hoặc không có báo cáo về mẫu vật cho đến năm 1958, khi một nhà khoa học Anh thu thập mẫu ở sườn phía bắc của ngọn núi. Các nỗ lực tìm kiếm tiếp theo vào năm 1976, 1986 và 1995 đều thất bại, và năm 2003, loài cây này đã bị tuyên bố tuyệt chủng. Nó là một trong tám loài đặt tên trong chi Anogramma. Ban đầu được cho là đã tuyệt chủng do mất môi trường sống, nhưng sau đó bốn loài thực vật khác được tìm thấy trên đảo vào năm 2010. Kể từ đó, hơn 60 mẫu vật đã được nuôi cấy thành công tại Royal Botanic Gardens, Kew và trên đảo Ascension. Hiện nay, loài cây này được xếp vào danh mục Cực kỳ Nguy cấp.
3. Cây Mammillaria herrerae
Cây Mammillaria herrerae là một loài xương rồng sinh sống tại các vùng núi, được phát hiện vào năm 1931 bởi Wedermann. Chúng có hoa màu hồng, thân màu trắng và hình dạng giống như quả bóng golf, nên còn được gọi là xương rồng 'bóng golf'. Hiện chỉ còn 5% số lượng cây còn tồn tại trong vòng 20 năm qua. Loài cây này đang đối diện với nguy cơ tuyệt chủng do môi trường tự nhiên bị phá hủy nặng nề, nhưng may mắn là nhiều vườn ươm trên thế giới đã thành công trong việc nhân giống và bảo tồn.
Cây Mammillaria herrerae xuất phát từ thung lũng Tehuacan, phía tây Oaxaco, Mexico. Thung lũng này chứa hơn 30 loài đặc chủng khác nhau như (Ferocactus ingens, Ferocactus recurvus, F. robustus, Coryphantha pallida, M. pectinifera và M. napina vv.), đang được bảo tồn. Thung lũng Tehuacan thuộc lưu vực thấp nhiệt đới sa mạc, cây sống dạn bụi, trên đất kiềm, thân chứa nước cao. Nó phát triển trong điều kiện khí hậu khô nóng, chịu đựng chênh lệch nhiệt độ lớn, và mùa hè có ít mưa. Loại xương rồng này phát triển chậm và dễ nhân giống khi cấy trên rễ của chúng. Tuy nhiên, để thúc đẩy tăng trưởng nhanh chóng, có thể ghép vào loại xương rồng khác.
4. Cây Tahina spectabilis
Cây Tahina spectabilis, hay còn được gọi là cây cọ tự tử, được phát hiện bởi Xavier Metz và gia đình vào năm 2007 và công bố chính thức năm 2008. Hiện chỉ còn dưới 100 cá thể tồn tại. Loài cây này có nguồn gốc từ tây bắc Madagascar, với thân cây có thể cao đến 18 m (59 ft) và lá xòe rộng đến 5 m (16 ft). Chu kỳ sống của chúng từ 30 đến 50 năm, chỉ nở hoa một lần rồi chết. Cọ tự tử hay Tahina spectabilis là một loài cọ khổng lồ chỉ sống tập trung trong khu vực 4km2 ở Analalava, Madagascar. Phân tích ADN cho thấy chúng có liên quan đến một số loài cọ ở châu Á như Afghanistan, Thái Lan và Trung Quốc. Môi trường sống của loài cây này đang giảm sút nhanh chóng do cháy rừng và phá rừng để làm nông nghiệp. Hạt giống đã được gửi đến hơn 10 viện nghiên cứu trên 5 châu lục để thử nghiệm, với hy vọng gia tăng số lượng cá thể của loài đặc biệt này.
Đây là loài cọ lớn nhất trên đảo Madagascar, có kích thước lớn đến nỗi có thể nhìn thấy trên Google Earth. Xavier Metz, một nhân viên người Pháp, phát hiện loài cây này khi dã ngoại ở miền bắc Madagascar. Metz chụp hình và đưa đến Vườn thực vật Hoàng gia KEW (Anh). Hình ảnh ngay lập tức thu hút sự chú ý của các nhà sinh vật học, trong đó có TS John Dransfield. Theo TS John Dransfield, điểm đặc biệt của loài cọ này là sau 30-50 năm sống, cây nở hoa lần đầu tiên với hàng trăm bông trên mỗi nhánh, hàng triệu bông trên cả cây. Điều trớ trêu là đó cũng là lần duy nhất cây nở hoa, bởi sau vài tháng, cây suy giảm và chết do phải cung cấp chất dinh dưỡng cho quá nhiều bông hoa, khiến cây kiệt sức và không thể sống tiếp.
5. Cây Nepenthes attenboroughii
Cây Nepenthes attenboroughii, hay còn được biết đến là cây nắp ấm Attenborough, được phát hiện tại núi Victoria, tỉnh Palawan, Philippines bởi nhà tự nhiên học người Anh David Attenborough vào năm 2007. Loài cây này ít có và đang được bảo tồn. Là một loài cây ăn thịt, nó có hình dạng nắp ấm cao 30 cm để thu hút và tiêu thụ con mồi. Cây nắp ấm thực sự là một nhóm các loài cây có hình dạng nắp ấm đặc biệt. Chúng đa dạng về kích thước và tính chất, một số thậm chí có 'khẩu vị' riêng. Cấu trúc chung của chúng bao gồm những chiếc 'ấm' được đậy kín bằng cái 'nắp'.
Cái 'nắp' giúp ngăn nước mưa rơi vào trong lòng 'ấm', giữ cho dịch vị được cây tiết ra không bị pha loãng. Chiếc 'ấm' được tạo ra từ lá quây lại thành túi tròn đặc biệt. Mặt bên ngoài của lá bình thường, được trang trí với hoa văn và màu sắc sặc sỡ để thu hút côn trùng. Tuy nhiên, mặt bên trong lại là nơi gần như không có khả năng thoát ra của 'kẻ bướm hoa' một khi đã rơi vào đó. Khám phá này đã khởi đầu một làn sóng nghiên cứu mới về loài nắp ấm, đặt ra câu hỏi liệu chúng có thể ăn thịt các loài thú hay không.
6. Cây Acacia anegadensis
Cây Acacia anegadensis còn được gọi là cây Poke-me-boy, sinh sống tại quần đảo Virgin, Anh. Loài cây này đang bị đe dọa vì mất môi trường sống. Để bảo tồn cho chúng các chuyên gia đã trồng 22 cây con tại vườn thảo mộc JR O'Neal Botanic Garden ở Road Town, Quần đảo Virgin thuộc Anh. Số lượng cây còn tồn tại ngoài thiên nhiên hiện chưa được xác định. Vì đây là vùng đất thấp nên mỗi khi thủy triều lên, cây Poke-me-boy thường bị ngập sâu trong nước. Chúng có hình dạng rất giống với những cây me chua tại Việt Nam chúng ta, đặc biệt là phần lá. Hiện nay, các chuyên gia sinh vật học vẫn chưa thể xác định được số lượng loài cũng như khu vực phân bố, chỉ biết được rằng chúng chỉ xuất hiện trong một khu vực có diện tích 10 km2.
Vachellia anegadensis (pokemeboy) là một loài cây thuộc họ đậu trong họ Fabaceae. Môi trường sống tự nhiên của nó là rừng khô nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới, cây bụi cận nhiệt đới hoặc khô nhiệt đới, bờ cát và các khu vườn nông thôn. Bảo vệ môi trường sống của loài này cũng là góp phần bảo tồn rừng khô Caribe, một điểm nóng đa dạng sinh học và là một trong những sinh cảnh bị đe dọa nghiêm trọng nhất trên Trái đất. Vườn Bách thảo Hoàng gia (RBG), Kew đang làm việc cùng với National Parks Trust in BVI để hiểu và bảo tồn loài này cũng như môi trường sống độc đáo của nó.
7. Cây Encephalartos hirsutus
Cây Encephalartos hirsutus hay còn được gọi là Vạn tuế Venda cycad, được tìm thấy bởi P.JH Hurter năm 1996 tại Limpopo, Nam Phi. Chúng phát triển ở độ cao từ 800 đến 1.000 m trên mực nước biển, có tuổi thọ lên đến 70 năm. Số lượng ước tính ban đầu khi được tìm thấy khoảng 400-500 cây nhưng đang giảm mạnh do con người khai thác dùng để trang trí. Nó là một cycad arborescent, với một thân cây thẳng đứng, trở nên rủ xuống trong các mẫu vật cũ, cao tới 4 m và có đường kính 35cm. Các lá, được trang trí công phu, xếp thành một vương miện ở đỉnh của thân, dài 1,1-1,4 m, được hỗ trợ bởi cuống lá dài khoảng 13 cm, và bao gồm nhiều cặp lá chét hình elip và vành dài với toàn bộ rìa và đỉnh gai, cố định trên các rachis với góc khoảng 40°, giảm xuống gai về phía gốc cuống lá.
Những năm gần đây ở Châu Âu đã dùng lá non của Vạn tuế gia công thành lá khô có màu sắc tươi đẹp dùng để cắm hoa rất được ưa chuộng. Vạn tuế phân cây đực, cây cái riêng rẽ, lá của cây cái dài và to hơn lá cây đực, thỉnh thoảng có ra hoa kết quả, song nhân giống Vạn tuế chủ yếu vẫn là nhân giống vô tính. Giống như xương rồng 'bóng golf', số lượng loài cây này giảm mạnh khi con người có xu hướng sử dụng chúng cho các mục đích trang trí. Theo BBC, các báo cáo chưa được xác nhận cho hay cây vạn tuế Venda cycad đã tuyệt chủng trong tự nhiên.
8. Cây Platanthera praeclara
Cây Platanthera praeclara hay cây lan tua trắng, được phát hiện vào năm 1986 bởi Sheviak và M.L. Bowles. Loài cây này sinh sống ở thảo nguyên Tallgrass phía Tây của sông Mississippi, Canada (Manitoba); Hoa Kỳ (Iowa, Kansas, Minnesota, Missouri, Nebraska, North Dakota). Chúng phát triển từ 38-85 cm, hoa tua màu trắng, bị đe dọa do mất môi trường sống, số lượng cá thể còn tồn tại rất ít và đang được bảo tồn. Hoa cò trắng, có tên khoa học là Habenaria radiata và sở hữu hình dáng rất giống một con cò trắng đang sải cánh. Ở nước ta, hoa cò trắng Habenaria radiata còn được biết đến với những tên gọi khác là lan bạch hạc hay diệc bạch.
Hoa cò trắng Habenaria radiata là loài hoa đặc hữu của Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc. Cây hoa cò trắng Habenaria radiata có nhiều lá dọc theo thân cây, cánh hoa màu trắng có những tua nhỏ. Hoa cò trắng Habenaria radiata ra hoa vào mùa hè. Loài hoa này thích hợp với vùng khí hậu ôn hòa và những nơi có nhiều nước. Khi chớm nở, hoa cò trắng Habenaria radiata mang hình hài một chú chim đang đậu. Còn khi hoa nở, hoa có hình dáng như một chú chim đang tung cánh. Do sở hữu hình dáng hệt như một chú cò trắng mà hoa Habenaria radiata thường hay bị nhầm lẫn với hoa tua trắng (Platanthera praeclara) – một giống phong lan quý hiếm ở vùng Bắc Mỹ.
9. Cây Medusagyne oppositifolia
Cây Medusagyne oppositifolia hay cây sứa, loài này đã từng được coi là tuyệt chủng cho tới khi một vài cây được phát hiện lại trong thập niên 1970 bởi J. Procter. Chúng sinh sống ở đảo Mahé của Seychelles, hiện số lượng cá thể ngoài thiên nhiên còn rất ít và không được bảo vệ. Cây sứa (danh pháp khoa học: Medusagyne oppositifolia), loài duy nhất của chi Medusagyne và họ Medusagynaceae, một loài cây gỗ cực kỳ nguy cấp và bất thường, đặc hữu trên đảo Mahé của Seychelles. Loài này đã từng được coi là tuyệt chủng cho tới khi một vài cây được phát hiện lại trong thập niên 1970.
Bộ nhụy của hoa loài cây này trông giống như các xúc tu của sứa, vì thế mà có tên gọi thông thường trong một số ngôn ngữ (như tiếng Anh) cũng như trong tên gọi khoa học của nó. Loài cây này thể hiện sự thích nghi với khí hậu khô, một điều kỳ lạ trên một quần đảo ẩm ướt. Nó có thể chịu được khô hạn, và hạt phát tán nhờ gió. Điều này gợi ý rằng nó có nguồn gốc Gondwana. Chi Medusagyne thường được gộp trong họ Ochnaceae nghĩa rộng, chẳng hạn trong phân loại gần đây của Angiosperm Phylogeny Group. Họ nhỏ Quiinaceae ở vùng nhiệt đới châu Mỹ cũng được gộp trong họ Ochnaceae nghĩa rộng.