1. Mâm trầu cau
Đây là mâm lễ vật không thể thiếu trong đám hỏi của người Việt Nam. 'Miếng trầu là đầu câu chuyện' – mâm quả trầu cau xuất hiện thay cho lời thưa gửi, mở chuyện của nhà trai chính thức với nhà gái trong lễ ăn hỏi.
Quả cau tròn trịa cùng với lá trầu xanh tượng trưng cho tình yêu lâu bền và son sắt. Theo quan niệm thời xưa, trầu cau không chỉ là 'đầu câu chuyện' mà còn thể hiện sự thủy chung, sự gắn bó và ước mong một cuộc sống hạnh phúc lâu dài. Dù gặp bất kỳ sóng gió, khó khăn nào, đôi bạn trẻ vẫn luôn sát cánh cùng nhau không rời. Mâm quả trầu cau là hình ảnh thay cho lời chúc phúc của ông bà, cha mẹ dành cho cô dâu và chú rể trong cuộc sống hôn nhân sắp tới.
Mâm lễ cần có một buồng cau từ 60 – 100 quả chẵn, một bó lá trầu và ba cành vỏ cây chay. Hiện nay, mâm trầu cau thường được trang trí thêm lá vạn tuế, hoa tươi, chữ hỷ hoặc điêu khắc rồng phượng để tô điểm thêm vẻ đẹp.
2. Mâm trái cây
Mâm trái cây trong ngày tân hôn là một trong những món không thể thiếu bên cạnh mâm trầu cau, bánh hỏi, rượu trà và heo quay, thể hiện mong ước cho một cuộc hôn nhân bền vững và may mắn, sự hòa thuận của vợ chồng, cũng như sự tôn nghiêm của gia chủ đối với ông bà và gia tiên. Mâm quả trái cây ở hai miền Nam Bắc có chút khác biệt về phong tục. Khi chọn quả vào mâm quả tùy theo mỗi gia đình và vùng miền, sẽ có các tiêu chuẩn khác nhau. Tuy nhiên, nên hạn chế đưa các quả có vị đắng, chát vào mâm lễ. Thông thường, các loại quả được chọn là những quả chín, mọng và căng tròn, có mùi thơm và vị ngọt, gồm 5 (ngũ) hoặc 9 (cửu) loại quả như: xoài, táo, nho, na, bưởi, thanh long. Mâm hoa quả có thể được trang trí đan xen với một số loại hoa đẹp mắt như hoa ly, lan trắng hoặc hoa hồng. Ở một số địa phương, người ta còn kiêng chọn những loại quả có vị cay, chát, đắng như lê, cam, quýt...
3. Mâm bánh trái
Khi nhắc đến lễ ăn hỏi, không thể thiếu mâm bánh lễ. Các loại bánh truyền thống thường được sử dụng như bánh cốm, bánh phu thê, bánh kem, bánh pía,... thể hiện sự cân bằng âm dương, biểu trưng cho sự hài hòa của trời đất. Trong đó, bánh phu thê được chọn nhiều nhất vì gắn liền với câu chuyện ý nghĩa về tình cảm vợ chồng mặn nồng, bền chặt.
Số lượng bánh thường là số chẵn (80 – 100) và loại bánh có thể thay đổi theo từng vùng miền. Miền Bắc thường dùng bánh cốm xanh, miền Nam sử dụng bánh phu thê và miền Tây Nam Bộ thì chọn bánh pía. Bánh trong mâm lễ thường được xếp thành hình tháp, gắn nơ đỏ hay chữ hỷ để tăng vẻ trang trọng.
4. Xôi gấc và thịt gà luộc
Ngày cưới là một ngày lễ trọng đại nhất của mỗi chúng ta. Và một lễ cưới không thể thiếu những sính lễ, lễ vật đặc trưng của truyền thống Việt Nam. Đặc biệt, mâm xôi gà cưới là một lễ vật quan trọng nhất trong ngày lễ ăn hỏi.
Một mâm xôi gà xin dâu gồm có 2 phần: gà trống luộc nguyên con và xôi gấc đậu xanh. Mỗi phần đều được thiết kế tỉ mỉ, chỉn chu, hài hòa với ngày cưới. Đặc biệt, mâm xôi gà cưới còn mang đến những ý nghĩa tượng trưng khác nhau.
Phần xôi gấc có màu đỏ cam nhưng cũng được coi như màu đỏ son, đây là màu sắc mang đến những điều tốt đẹp, điều lạnh, tượng trưng cho sự may mắn và hạnh phúc. Vì vậy, khi chọn xôi gấc đậu xanh mang ý nghĩa cầu phúc cho cặp đôi mới cưới, thể hiện sự thủy chung, son sắt, tình chồng nghĩa vợ. Phần gà trống luộc nguyên con vàng ươm tượng trưng cho người chồng bản lĩnh, mạnh mẽ, một bờ vai vững chắc cho cả gia đình, xây dựng tổ ấm.
5. Rượu, trà và thuốc lá
Tráp rượu thuốc chính là một trong những tráp ăn hỏi không thể thiếu trong mâm lễ ăn hỏi truyền thống của người Việt. Mâm lễ này thể hiện cho lời xin phép của cháu con gửi tới ông bà, gia tiên với ước mong được phù hộ, chứng giám cho lòng thành kính, và hiếu thảo. Từ đó, tổ tiên cũng sẽ phù hộ cho đám cưới diễn ra thuận lợi, vui vẻ. Đồng thời, vị cay nồng của rượu cùng vị thơm đắng của trà cũng sẽ góp thêm những hương vị cho cuộc sống thêm ấm áp và nồng nàn.
Mâm lễ này gồm: 3 chai rượu vang, 3 cây thuốc lá và 0,5kg trà thượng hạng. Trong đó, các loại rượu thường được chọn là Chile, Vodka hoặc Chivas; thuốc lá Vina, 555 hoặc Thăng Long và trà Thái Nguyên cao cấp.
6. Mứt sen, trà
Mứt sen trần là một trong những món mứt được chế biến kỳ công bậc nhất, bởi thế nó được coi như loại thực phẩm cao quý trong mỗi dịp lễ tết, cưới hỏi đặc biệt trên mâm cỗ cúng gia tiên của gia đình. Mứt sen trần vị ngon, ngọt sắc, tròn tròn nhỏ xíu xinh xắn, mang màu vàng óng, bọc quanh một lớp đường mía ngấm đượm. Đưa hạt mứt sen vào miệng, cắn nhẹ thôi nhân sen đã bở tung ra, quyện với vị ngọt của đường tạo nên một hương vị khó quên. Nhâm nhi từng ngụm nước chè mạn hoặc quý hơn nữa là chè sen hảo hạng, thưởng thức cùng đĩa mứt sen trần, ai ai cũng đều cảm nhận được vị ngon ngọt đang hòa tan trong miệng, giản dị mà rất đỗi khó quên.
Khác với hai miền còn lại, miền Bắc lại mang mâm mứt – trà vào đám hỏi thay vì heo quay. Với người bắc, vị chát đắng của trà đi kèm với mứt sen ngọt ngào sẽ có được sự cân bằng, hài hòa. Điều này thể hiện cho mong ước về một cặp vợ chồng hòa hợp và bổ trợ cho nhau để tạo nên một cuộc sống mới êm ấm, hạnh phúc.
Mâm lễ thường được chuẩn bị khoảng 80 – 100 hộp chè mứt được gói ghém cẩn thận và sắp xếp xen kẽ thành hình tháp có nơ đỏ trên đỉnh. Trong đó, loại chè thường được lựa chọn là chè Tân Cương, trà ô long hay trà hoa nhài và mứt sen là mứt 9 hạt, 11 hạt hoặc 13 hạt sen.
7. Heo quay
Theo truyền thống của người Việt, heo quay được tính là một sính lễ trong các nghi thức cưới hỏi. Mâm lễ này thường có trong đám hỏi miền Trung và Nam. Theo quan niệm dân gian, vị ngọt ngào của trái cây cần phải có thêm vị mặn của thịt nên heo sữa quay là mâm lễ cần thiết trong đám hỏi. Heo quay đám hỏi, đám cưới thường mang ý nghĩa chúc cho đôi bạn trẻ phát tài phát lộc, đồng thời mau chóng có quý tử, con đàn cháu đống.
Bạn nên chọn một con heo sữa 10 – 15kg được quay vàng ruộm và đặt trên khay sắt, sau đó trang trí bằng khăn lụa đỏ, chữ hỷ và hoa giấy thể hiện sự dư dả tài lộc. Ngoài ra, mâm lễ cũng có thể trang trí thêm cà rốt, hành hoa hay khoai tây để trông đầy đặn hơn.
8. Mâm lễ đen
Lễ đen (hay còn gọi là lễ nạp tài, lễ dẫn cưới và lễ nát) là khoản tiền nhà trai cần chuẩn bị cùng sính lễ ăn hỏi để xin cưới cô gái. Khoản tiền này thường được hai gia đình bàn bạc và thống nhất trước từ ngày dạm ngõ.
Mâm lễ này chứa tiền mặt bên trong, tượng trưng cho việc thách cưới của nhà gái đối với nhà trai. Đây cũng được xem như một lời cảm ơn, một món quà ý nghĩa để nhà trai gửi gắm tới nhà gái đã có công sinh thành và nuôi dạy cô dâu. Sau khi nhà gái nhận lễ đen, họ có thể tùy ý sử dụng để chuẩn bị cho lễ vu quy, mua trang sức hồi môn cho cô dâu hoặc làm quà tặng cho cô dâu chú rể làm vốn liếng sau này.
Ví dụ, lễ đen trong ăn hỏi miền Bắc thường là số lẻ ( 5, 7 hoặc 9 triệu đồng) do ở đây quan niệm số lẻ tượng trưng cho người sống. Trái lại, lễ đen trong ăn hỏi miền Nam thường là số chẵn (6, 8 hoặc 10 triệu đồng) do quan niệm lộc, phát trong hôn nhân.
9. Bia và nước ngọt
Thể hiện đắng cay ngọt bùi trong tình yêu, bia và nước ngọt thường được chuẩn bị 50 – 60 lon, sắp xếp xen kẽ thành hình tháp và trang trí nơ đỏ hoặc hoa tươi. Trong đó, Heineken hoặc 333 là các loại bia thường được lựa chọn cùng với nước ngọt Coca Cola, nước ngọt Pepsi.
Được sắp xếp theo hình khối là hình tháp, tráp lon bia để thêm vào giống như tình nghĩa tràn đầy, hợp tình, hợp ý giữa vợ chồng – con cái luôn được hòa thuận, đoàn kết. Ngoài ra nó còn mang ý nghĩa vật chất nhiều, có của dư thừa làm vốn.