1. Tinh dầu bạc hà
Bạc hà không chỉ là một loại rau thơm mà còn có công dụng lớn trong chữa bệnh. Lá bạc hà chứa nhiều tinh dầu giúp kháng khuẩn, chống viêm. Tinh dầu bạc hà giúp giảm ngứa cổ họng, ức chế co bóp gây ho, trị cảm lạnh, hen suyễn, viêm xoang, viêm phế quản...
- Nhỏ mũi trực tiếp bằng tinh dầu bạc hà.
- Xông hơi.
- Hít thở: Nhỏ tinh dầu lên miếng bông hoặc vải sạch rồi hít; hoặc nhỏ khoảng 5 giọt vào cây đèn đốt tinh dầu để khuếch tán.
- Bôi ngoài da: pha vài giọt tinh dầu với nước rồi thoa lên ngực và gáy. Nếu da nhạy cảm, pha loãng với dầu dừa hoặc dầu jojoba trước khi thoa.
2. Tinh dầu khuynh diệp
Theo Đông y, dầu khuynh diệp có hương cay, tính ấm nên có tác dụng tốt trong việc lưu thông khí quản, giảm các triệu chứng và làm sạch các tác nhân gây viêm xoang, viêm mũi dị ứng. Nghiên cứu chứng minh rằng, trong dầu khuynh diệp có chứa Citronellal có tác dụng long đờm, giảm đau và chống viêm, cải thiện sức đề kháng của đường hô hấp.
Cách dùng:
- Hít thở: làm tương tự như đối với 2 loại tinh dầu trên; hoặc chỉ cần nhỏ vài giọt tinh dầu vào trong một chiếc lọ nhỏ và thỉnh thoảng mở nắp ra rồi hít thật sâu vài lần sẽ thấy dễ chịu tức thì.
- Bôi ngoài: pha 2 - 3 giọt tinh dầu với nước rồi thoa lên ngực và cổ.
- Xông hơi: lấy 1 chậu nước ấm, nhỏ 1 - 2 giọt tinh dầu vào đó; nhúng khăn mặt sạch vào rồi vắt nhẹ cho hơi ráo nước. Sau đó phủ chiếc khăn đó lên mặt rồi hít thở sâu trong vòng 5 - 10 phút cho mũi được thông thoáng, làm loãng chất nhầy bên trong và cải thiện luồng không khí.
3. Tinh dầu húng quế
Tinh dầu từ cây húng quế hỗ trợ cơ thể đối phó với các tác nhân gây bệnh và kích thích hoạt động của tuyến thượng thận, đóng góp vào quá trình sản xuất hơn 50 hormone phục vụ cho cơ thể. Theo nghiên cứu, các thành phần trong cây húng quế có khả năng kháng khuẩn, tiêu diệt nấm men và nấm mốc, giảm triệu chứng hen suyễn và bảo vệ đường hô hấp.
Cách sử dụng:
- Hít thở: Nhỏ tinh dầu lên miếng bông hoặc miếng vải sạch rồi thở vào hoặc nhỏ khoảng 5 giọt vào đèn đốt tinh dầu để khuếch tán.
- Dùng uống trực tiếp: Thêm 1 giọt tinh dầu vào bất kỳ món ăn nào bạn ưa thích.
- Bôi ngoài da: Pha loãng 2 - 3 giọt với dầu dừa, sau đó thoa lên ngực, sau cổ và thái dương để hỗ trợ hệ thống hô hấp.
4. Tinh dầu trà
Tinh dầu trà có thể được xem xét như một chất khử trùng và chống viêm mạnh mẽ. Dầu từ cây trà có hoạt tính kháng khuẩn chống lại các mầm bệnh trong không khí, đặc biệt là những tác nhân gây dị ứng như nấm mốc, vi khuẩn và nấm men.
Cách sử dụng:
- Hít thở: Thực hiện tương tự như với các loại tinh dầu khác đã nêu trên.
- Bôi ngoài da: Thêm 2 - 3 giọt tinh dầu trà vào một miếng bông sạch và nhẹ nhàng lau vùng da bị phát ban, ngứa. Đối với làn da nhạy cảm, bạn cần pha loãng với dầu dừa hoặc dầu jojoba trước khi áp dụng trực tiếp lên da.
5. Tinh dầu chanh
Dầu chanh chứa chất ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn, loại bỏ chúng và các chất gây ô nhiễm, dị ứng trong không khí. Giúp khắc phục vấn đề hô hấp, kích thích gan thải độc, tăng cường sản xuất tế bào bạch cầu và hệ thống miễn dịch.
Cách sử dụng:
- Hít thở: như cách sử dụng các loại tinh dầu khác.
- Khử trùng: thêm dầu chanh vào bột giặt hoặc phun lên các bề mặt để lau rửa, khử trùng.
6. Dầu đinh hương
Dầu đinh hương là một lựa chọn nổi tiếng với nồng độ chất chống oxy hóa cao, hỗ trợ tăng cường hệ thống miễn dịch. Hệ thống miễn dịch mạnh mẽ giúp giải quyết phản ứng dị ứng một cách hiệu quả hơn. Đồng thời, các đặc tính giảm đau và chống viêm của dầu đinh hương giúp giảm khó chịu do phản ứng dị ứng.
Cách sử dụng:
- Khuếch tán vào không khí: Sử dụng xịt, máy khuếch tán hoặc đèn xông.
- Thoa lên da: Pha loãng một vài giọt dầu đinh hương trong dầu dừa và bôi lên vùng bị viêm. Điều này giúp ức chế kích thích và giảm đau cho khu vực bị ảnh hưởng.
7. Tinh dầu sả
Tinh dầu sả là một trong những loại tinh dầu phổ biến được ưa chuộng. Chiết xuất từ thân và lá cây sả, nó được sử dụng rộng rãi tại Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Tinh dầu sả không chỉ đuổi muỗi mà còn có tác dụng sát khuẩn, hỗ trợ chống viêm và làm sạch nhà cửa. Nó cũng giúp tiêu diệt ký sinh trùng đường ruột và được sử dụng trong chăm sóc da, điều trị nấm da, làm sạch da đầu.
Cách sử dụng:
- Hít thở: Sử dụng đèn xông hoặc máy khuếch tán để khuếch tán vào không khí.
- Pha vào nước tắm, dầu gội.
- Bôi ngoài: Sử dụng trực tiếp lên da hoặc pha loãng với dầu dừa.
8. Tinh dầu trầm hương
Một nghiên cứu đã sử dụng hỗn hợp gỗ đàn hương, trầm hương và dầu quất để điều trị viêm mũi dị ứng lâu năm. Kết quả cho thấy những người tham gia nghiên cứu đã cải thiện triệu chứng tắc đường mũi, sổ mũi, ngứa và hắt hơi. Điều này đồng nghĩa rằng hỗn hợp tinh dầu trên có thể giúp giảm các triệu chứng liên quan đến dị ứng, cải thiện giấc ngủ. Tinh dầu trầm hương được đánh giá có lợi cho những người mắc bệnh hen suyễn, nhờ vào công dụng giảm hoạt động viêm trong cơ thể, hạn chế gây viêm đường hô hấp và nhiễm trùng xoang.
Cách dùng:
- Hít thở: Khuếch tán trầm hương trong không khí, hoặc nhỏ một vài giọt vào khăn tay và hít thở, rất có lợi cho hệ hô hấp.
- Bôi ngoài: Nhỏ 1-2 giọt vào miếng bông sạch thoai rực tiếp vào chỗ bị ứng
9. Tinh dầu hoa oải hương
Tinh dầu hoa oải hương có công dụng làm dịu triệu chứng viêm, tăng tốc độ chữa lành, ức chế sự lo lắng, khuyến khích một giấc ngủ sâu. Tất cả đều có lợi cho người bị dị ứng. Hơn nữa hoa oải hương là một lựa chọn rất tốt cho người dị ứng da vì nó nhẹ nhàng, ít gây kích ứng.
Cách dùng:
- Bôi ngoài: Tinh dầu hoa oải hương có thể được áp dụng trực tiếp lên da hoặc thêm vào trong bồn tắm.
- Hít thở: Khuếch tán vào không khí bằng đèn xông hoặc máy