Tiếp tục khám phá danh sách những bộ phim chuyển thể từ game được xem là thảm họa nổi tiếng trên toàn thế giới, đã đóng góp vào việc làm cho thể loại này trở nên thất bại
BloodRayne (2005)
Dường như đạo diễn Uwe Boll không ngừng đóng góp vào danh sách những bộ phim chuyển thể từ game kinh khủng của mình. Sau hai thảm họa House of the Dead và Alone in the Dark, ông tiếp tục cho ra mắt BloodRayne cũng vào năm 2005 với sự tham gia của những tên tuổi lớn như Ben Kingsley và Michael Madsen. Nhưng tất cả những nỗ lực đó cũng không đủ để kéo bộ phim lên, khi chỉ thu về tổng doanh thu khoảng 3,5 triệu đô so với kinh phí sản xuất lên đến 25 triệu đô. Thậm chí, phim còn gặp rắc rối khi bị rút khỏi hơn 1600 rạp chiếu vì vấn đề pháp lý.
Postal (2007)
Nếu có bất kỳ bộ phim nào do Uwe Boll làm đạo diễn mà đủ sức tranh giải phim chuyển thể từ game tệ nhất với Alone in the Dark, thì đó chính là
Max Payne (2008)
Thương hiệu Max Payne là một trong những loạt game ấn tượng nhất thập niên 2000, với phần game đầu tiên ra mắt năm 2001 đã để lại nhiều ấn tượng trong cộng đồng game thủ. Bảy năm sau đó, dự án điện ảnh Max Payne do đạo diễn John Moore ra mắt. Những tưởng với tài năng của Mark Wahlberg và sự kết hợp giữa những màn đấu súng đầy phong cách của The Matrix với thị giác nhạy cảm của Sin City sẽ cho ra đời một siêu phẩm hành động. Nhưng kịch bản cồng kềnh và phần diễn xuất tệ hại đã biến nó thành một bộ phim chuyển thể không phát huy được hết tiềm năng thật sự.
Street Fighter: The Legend of Chun-Li (2009)
Bộ phim Street Fighter năm 1994 mặc dù không thể gọi là tác phẩm hay, nhưng nó vẫn có những nét ấn tượng riêng. Tiếc rằng điều đó đã không thể lặp lại trong Street Fighter: The Legend of Chun-Li. Với những màn chiến đấu được thực hiện kém cỏi và thiếu đi màu sắc đặc trưng của dòng game, gần như không có bất kì chi tiết nào về bản chuyển thể này chứng tỏ được đặc trưng 'Street Fighter'.
Silent Hill: Revelation (2012)
Năm 2006, đạo diễn Christophe Gans quyết định thực hiện phim chuyển thể từ thương hiệu game kinh dị Silent Hill. Mặc dù không phải là một bộ phim hay, nó vẫn được xem là nỗ lực đáng ghi nhận, và có doanh thu không hề tệ khi mang về tổng cộng 120 triệu đô-la toàn cầu. Thế nhưng 6 năm sau đó, phần tiếp theo với tên gọi Revelation lại gần như đánh mất đi tất cả mọi thứ đã khiến cho người tiền nhiệm trở nên nổi bật. Thay vì truyền tải một cảm giác kinh hoàng, Revelation gần như sụp đổ bởi sức nặng của những cảnh hành động hào nhoáng.
Hitman: Agent 47 (2015)
Bộ phim Hitman năm 2007 hoàn toàn có khả năng trở thành phim chuyển thể từ game tệ nhất, nhưng 'may mắn' cho nó là một ứng viên khác đã xuất hiện vài năm sau đó với tên gọi Hitman: Agent 47. Mang trong mình tham vọng tái khởi động thương hiệu Hitman đình đám, để trở thành bộ phim hành động đỉnh cao, nhưng cốt truyện nhạt nhẽo và đơn điệu đã khiến cho nó không tạo được bất kì ấn tượng kéo dài nào.