1. Cách Đặt Tiêu Đề Cho CV
2. Không Kiểm Tra Đường Link Kèm Theo CV
Một Mẫu CV Xin Việc Luôn Cần Có Thông Tin Cá Nhân Như Họ Tên, Địa Chỉ, SĐT, Email, Facebook… Có Liên Kết Đi Kèm. Vì Vậy, Bạn Cần Chú Ý Đảm Bảo Các Liên Kết Này Phải Chính Xác Để Nhà Tuyển Dụng Dễ Dàng Liên Hệ Với Bạn. Chỉ Nên Để Những Địa Chỉ Email, Website Hoặc Facebook Bạn Thường Xuyên Cập Nhật Và Phù Hợp Với Công Việc Bạn Đang Ứng Tuyển.
3. Không Sử Dụng Từ Khóa Trong CV Xin Việc
Từ Khóa Ở Đây Là Những Phần Được Chọn Lọc Từ Mô Tả Công Việc Trong Phần Tổng Quan Nghề Nghiệp. Việc Sử Dụng Đúng Từ Khóa Là Rất Quan Trọng Vì Hiện Nay Nhà Tuyển Dụng Sẽ Tìm Kiếm Bạn Qua Những Từ Khóa Này. Hãy Viết CV Với Các Từ Khóa Mà Bạn Chọn Lọc Từ Mô Tả Công Việc.
Phần kinh nghiệm làm việc là phần được nhà tuyển dụng chú ý nhất, vì vậy hãy trình bày thật hấp dẫn, lôi cuốn và rõ ràng. Thông thường nhà tuyển dụng sẽ đọc nhanh CV nên hãy viết CV với những công việc quan trọng, kinh nghiệm tốt nhất ở phần đầu để tạo ấn tượng.
4. Đặt Quá Nhiều Công Việc Trong Thời Gian Ngắn
5. Thừa Thông Tin Khi Viết CV Xin Việc
Một Mẫu CV Xin Việc Tốt Chỉ Nên Sử Dụng Một Mặt Giấy A4, Các Thông Tin Cần Ngắn Gọn, Súc Tích Và Hấp Dẫn Nhất. Phần Thông Tin Cá Nhân Trong CV Ứng Tuyển Bạn Chỉ Cần Liệt Kê Họ Tên, Năm Sinh, Địa Chỉ Liên Hệ, Ngoài Ra Nên Loại Bỏ Những Thông Tin Như Quê Quán, Dân Tộc, Tôn Giáo… Đó Là Những Thông Tin Sẽ Có Trong Sơ Yếu Lý Lịch. Phần Kỹ Năng Cá Nhân Nên Liệt Kê Những Kỹ Năng Bạn Có Và Phải Phù Hợp Với Công Việc Bạn Đang Ứng Tuyển, Không Nên Khoanh Vùng Quá Nhiều Và Thừa Thãi.
6. Đánh Giá Thấp Các Công Việc Khác
Ngoài Kinh Nghiệm Làm Việc Bạn Nên Thêm Các Kinh Nghiệm Khác Như Các Hoạt Động Tình Nguyện, Tham Gia Các CLB Chuyên Môn Cùng Với Các Kỹ Năng, Thành Tựu Mà Bạn Đạt Được Thông Qua Các Hoạt Động Đó. Rất Nhiều Nhà Tuyển Dụng Ưa Thích Một Nhân Viên Năng Động, Không Chỉ Làm Tốt Công Việc Chuyên Môn Mà Còn Có Những Năng Khiếu, Kỹ Năng Hoạt Động Xã Hội Đa Dạng. Đừng Quên Viết CV Ứng Tuyển Với Những Thành Tựu Này Nhé! Ví Dụ Bạn Có Từng Tham Gia Công Tác Tình Nguyện, Bạn Học Ở Đó Kỹ Năng Làm Việc Nhóm, Quản Lí Thời Gian. Hoặc Nếu Bạn Từng Chủ Nhiệm CLB Hay Trưởng Nhóm Hãy Viết Vào CV. Những Sinh Viên Mới Ra Trường Chưa Có Kinh Nghiệm Làm Việc Thì Việc Tham Gia Các CLB Hay Hoạt Động Xã Hội Sẽ Là Một Cứu Cánh Hiệu Quả Cho CV Của Bạn Thêm Ấn Tượng Với Nhà Tuyển Dụng.
7. Thêm Quan Điểm Cá Nhân Vào CV
Không Nên Đưa Ra Nhận Xét Hay Quan Điểm Cá Nhân Loại: Trong Công Việc Tôi Luôn Là Người Thẳng Thắn, Ghét Cạnh Tranh Hay Thậm Chí: Khi Làm Việc Tôi Không Gây Mâu Thuẫn Với Đồng Nghiệp… Các Yếu Tố Tình Cảm, Nhận Xét Cá Nhân Sẽ Làm Cho CV Của Bạn Trở Nên Thiếu Chuyên Nghiệp.
8. Chọn Sai Mẫu CV
Thường Thì, Các Bạn Thường Sử Dụng Một Mẫu CV Chuẩn Để Viết Lại Theo Mẫu Đó Nhưng Lại Chọn Không Đúng Mẫu Phù Hợp. Lưu Ý Rằng Có Một Số Nhà Tuyển Dụng Yêu Cầu Bạn Phải Thể Hiện Đúng Định Dạng Mẫu CV Như Họ Đã Quy Định, Format Và Màu Sắc Phải Phù Hợp Với Môi Trường Của Doanh Nghiệp. Vì Thế Hãy Lựa Chọn Mẫu CV Phù Hợp Nhất Cho Công Việc Của Bạn Gửi Tới Nhà Tuyển Dụng Để Tăng Cơ Hội Nhận Được Phỏng Vấn.
9. Sắp Xếp Thông Tin Sai Thứ Tự
Các Nhà Tuyển Dụng Chủ Yếu Tập Trung Đầu Tiên Vào Các Thông Tin Quan Trọng Nhất. Thông Thường Chúng Ta Sắp Xếp Nội Dung Của Từng Phần Theo Thứ Tự Ngược Lại Về Mặt Thời Gian. Và Trang Đầu Tiên Nên Dành Cho Những Thông Tin Quan Trọng Nhất.
10. Thêm Những Thông Tin Không Cần Thiết Hoặc Mang Tính Tiêu Cực
Ví Dụ: Lý Do Nghỉ Việc, Mức Lương, Sở Thích Không Liên Quan Như Đọc Sách, Âm Nhạc, Sự Thích Nghi Với Xã Hội, Chính Trị, Tôn Giáo, Thể Thao Cũng Như Các Thông Tin Cá Nhân Như Giới Tính, Tình Trạng Hôn Nhân Gia Đình Hoặc Tuổi Tác. Các Yếu Tố Đó Không Có Liên Quan Gì Tới Khả Năng Làm Việc Của Bạn.
11. Không Đề Cập Đến Kỹ Năng Công Nghệ Thông Tin
Công Nghệ Thông Tin Là Kỹ Năng Phổ Biến Ở Hầu Hết Các Ngành Công Nghiệp Và Các Nhà Tuyển Dụng Cũng Đánh Giá Cao Khả Năng Sử Dụng Máy Tính Thành Thạo Của Bạn. Nếu Bạn Thực Sự Sống Và Làm Việc Trong Lĩnh Vực Công Nghệ Thông Tin, Hãy Đặt Những Kỹ Năng Đó Ở Trang Đầu Tiên Nhé.