Để học hiệu quả và ghi nhớ sâu các kiến thức quan trọng, bạn cần phương pháp học phù hợp với năng lực của mình. Sau đây là vài phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả cao mà bạn nên biết.
1. Phương pháp Pomodoro
Đây là phương pháp học ngắt quãng, kết hợp giữa thời gian học và nghỉ. Phương pháp này phổ biến trong học tập và làm việc.
Năm 1980, Francesco Cirillo đã sáng lập và phát triển phương pháp Pomodoro. Ông nghiên cứu việc nghỉ ngơi 5-10 phút giúp não bộ hoạt động tốt hơn thay vì tập trung làm việc hàng giờ. Điều này cho thấy cơ thể cần thư giãn để phục hồi tâm trí và sức lực sau những giờ làm việc liên tục.
Pomodoro thường gồm 3-4 set kéo dài khoảng 25 phút. Bạn có thể nghỉ giữa các set 5-15 phút và chọn thời gian nghỉ dài ở các set cuối cùng khi gần hoàn thành công việc. Ngoài ra, bạn cũng có thể tự tạo phương pháp Pomodoro phù hợp với mình nhưng phải sắp xếp thời gian hợp lý.
Khoảng thời gian nghỉ nên giới hạn từ 5-15 phút để tránh xao nhãng. Trong lúc nghỉ, không nên dùng thiết bị kết nối Internet vì chúng dễ gây nghiện và làm bạn mất tập trung. Thay vào đó, hãy thư giãn bằng cách đọc sách, nghe nhạc và uống nước để giúp khởi động lại tâm trí.
Khi áp dụng Pomodoro, hãy tập trung hoàn toàn vào một công việc duy nhất. Bạn có thể tự đặt thời gian hoặc tìm các video trên YouTube để tăng động lực. Phương pháp này khá phổ biến nên bạn có thể dễ dàng tìm kiếm các set thời gian yêu thích trên YouTube để bắt đầu học và làm việc ngay.
2. Active Recall - Chủ động Ghi Nhớ
Active Recall là chủ động ghi nhớ kiến thức bằng cách tự nghiên cứu và lục lọi thông tin từ não bộ. “Chủ động” nghĩa là bạn sẽ kích thích não để lưu trữ kiến thức vào một “ngăn kéo” giúp bạn nhớ lâu hơn.
Thay vì đọc lại kiến thức nhiều lần, hãy đọc chậm và cố gắng ghi nhớ. Sau đó, đặt câu hỏi cho não liên quan đến kiến thức cần nhớ. Khi giải đáp các câu hỏi này, bạn sẽ hiểu sâu hơn và sắp xếp thông tin một cách có hệ thống, giúp ghi nhớ lâu hơn. Active Recall cũng giúp giảm triệu chứng quên và củng cố thông tin cần thiết cho học tập và làm việc.
Bạn có thể áp dụng Active Recall mọi lúc mọi nơi với flashcard, tự tạo câu hỏi hoặc viết ra giấy. Não bộ sẽ phát triển nếu bạn vận dụng kiến thức đúng cách và hạn chế quá tải cho cơ thể.
Phương pháp này phù hợp với mọi đối tượng nhờ tính linh hoạt và ứng dụng cao trong học tập và làm việc. Bạn có thể áp dụng phương pháp này hàng ngày để nâng cao khả năng ghi nhớ và chọn lọc thông tin quan trọng. Não bộ của bạn là một công cụ mạnh mẽ mà chỉ có bạn mới khai thác và vận hành hiệu quả, mang lại thành công cho bản thân.
3. Phương pháp Feynman
Feynman là một nhà khoa học và giáo dục người Mỹ gốc Do Thái, có những đóng góp lớn cho xã hội. Ông nổi tiếng với nghiên cứu và thử nghiệm, đã phát triển công thức học tập hiệu quả mang tên “Kỹ thuật Feynman”. Phương pháp này bao gồm phân tích, giải mã và truyền đạt lại kiến thức, giúp thông tin thấm sâu vào não bộ.
Phương pháp Feynman gồm bốn bước cơ bản:
Chọn và đọc lại các chủ đề ban đầu
Giải thích lại bằng khái niệm và định nghĩa
Tìm kiếm lỗ hổng và sai sót trong kiến thức
Tổ chức và đơn giản hóa thông tin
Phương pháp này có quy trình rõ ràng, giúp bạn ghi nhớ kiến thức một cách có hệ thống và xác định nguồn thông tin quan trọng. Kiến thức không chỉ được ghi nhớ mà còn hiểu và ứng dụng vào thực tế. Bạn có thể áp dụng phương pháp này trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong học tập và công việc. Ngoài ra, phương pháp còn tăng khả năng phản xạ và ứng biến trong học tập và thi cử.
Phương pháp này đòi hỏi nhiều thời gian và sự kiên nhẫn để thực hành. Bạn không cần phải cứng nhắc tuân theo 4 bước trên mà có thể linh hoạt theo khả năng của mình. Mỗi người tiếp thu kiến thức theo cách riêng, do đó, đừng ép bản thân, hãy thoải mái vận dụng tư duy. Bắt đầu ngay từ bước 1 của “Kỹ thuật Feynman” ngay bây giờ!