“Nghiên cứu khoa học” là một hoạt động quen thuộc với sinh viên. Đó là quá trình tìm kiếm, xem xét, điều tra hoặc thử nghiệm, dựa trên các số liệu và kiến thức thu được từ các thí nghiệm để khám phá những điều mới về bản chất sự vật, thế giới tự nhiên và xã hội, và sáng tạo ra các phương pháp và công cụ kỹ thuật tiên tiến hơn. Việc đầu tiên trong nghiên cứu khoa học là tìm kiếm và tham khảo các nguồn thông tin để xây dựng cấu trúc dàn bài nghiên cứu một cách dễ dàng. Đây là những trang web hỗ trợ các bạn trong hành trình nghiên cứu khoa học.
1. Google Scholar
Google Scholar là một dịch vụ tìm kiếm miễn phí, giúp tìm kiếm thông tin tài liệu học thuật từ nhiều ngành nghề với các nguồn trích dẫn cụ thể.
Trang này chứa các bài viết độc lập, luận án của chuyên gia, bài nghiên cứu của giảng viên đại học, nhà nghiên cứu độc lập,... Google Scholar cung cấp nhiều tài liệu có giá trị học thuật từ các trường đại học, thư viện và tổ chức trên thế giới.
Website: https://scholar.google.com/
2. Thư viện Quốc gia Việt Nam
Thư viện Quốc gia Việt Nam, được quản lý bởi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, là nguồn tài liệu nghiên cứu khoa học chính xác mà bạn không nên bỏ lỡ.
Thư viện Quốc gia lưu trữ dữ liệu về nhiều lĩnh vực, phục vụ mọi đối tượng bạn đọc. Với hệ thống thư viện truyền thống ở Hà Nội và thư viện điện tử, thông tin trở nên dễ dàng tiếp cận và hiệu quả hơn.
Trang web: https://nlv.gov.vn/
3. Research Gate
Trang web: https://www.researchgate.net/
4. Studocu
Bạn đang tham gia khóa học đại học và cần ứng dụng giảm tải tài liệu giáo dục mang theo? Bạn muốn tổ chức việc học tốt hơn qua ứng dụng di động và máy tính bảng nhưng chưa biết chọn gì? Hãy thử StuDocu, công cụ hữu ích cho sinh viên, cung cấp tài liệu học tập, bài tập, lời giải, tài liệu tham khảo, đồ án... StuDocu ra đời năm 2013 bởi bốn sinh viên với mục tiêu trao đổi tài liệu và hỗ trợ học tập, giúp sinh viên đạt điểm cao hơn.
Trang web: https://www.studocu.com/vn
5. Tạp chí khoa học Việt Nam Trực tuyến
Tạp chí khoa học Việt Nam Trực tuyến do Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia (Bộ Khoa học và Công nghệ) quản lý và phát triển, gồm các tạp chí khoa học đã xuất bản ở Việt Nam trên nhiều lĩnh vực.
Trang web VJOL được Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia (Bộ Khoa học và Công nghệ) quản lý và phát triển nhằm nâng cao sự hiện diện và tầm ảnh hưởng của tạp chí khoa học Việt Nam, đồng thời thúc đẩy chuyển đổi số cho các tạp chí thông qua nền tảng VJOL.
Đây là một cơ sở dữ liệu uy tín giúp người đọc tiếp cận những kiến thức bổ ích, nâng cao hiểu biết, hỗ trợ quá trình học tập, giảng dạy, và nghiên cứu khoa học. Hiện nay, website VJOL đã có 127 tạp chí tham gia đăng tải tài liệu, giúp người đọc dễ dàng tìm kiếm nguồn tài liệu cần thiết.
Trang web: https://vjol.info.vn/
6.
RefSeek
Mặc dù mới ra mắt, RefSeek đã trở thành một lựa chọn tin cậy để tìm kiếm thông tin nghiên cứu. Công cụ này tập trung vào các trang web liên quan và đáng tin cậy trong mọi lĩnh vực nghiên cứu. Nhìn chung, RefSeek là công cụ tuyệt vời để tổng hợp nhiều bài viết và thông tin liên quan đến một chủ đề cụ thể. Ví dụ, nếu bạn muốn tìm hiểu về bộ xử lý máy tính, công cụ này sẽ cung cấp nhiều bài viết hữu ích cùng một lúc.
Trang web: www.RefSeek.com