Bạn phải hiểu rằng thu nhập càng thấp thì càng cần quản lý tài chính để cuộc sống của bạn dễ thở hơn, không phải chật vật xoay sở với các vấn đề tiền bạc hàng ngày. Nhờ những phương pháp quản lý tài chính cá nhân khoa học, bạn thậm chí có thể để dành được một khoản tiết kiệm. Tuy nhiên, để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả không phải là việc đơn giản, bạn không thể thành công chỉ sau một đêm. Bắt đầu quản lý tài chính cá nhân có thể khá khó khăn vì bạn quen với lối sống tự do, chi tiêu không suy nghĩ. Vì vậy, bạn cần thực hiện việc quản lý tài chính mỗi ngày để dần dần tạo thành một thói quen tốt và có ích cho bạn. Nếu bạn đang tìm một phương pháp giúp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, hãy tham khảo một số gợi ý dưới đây.
Bước 1: Xác định ngân sách
Bạn cần quản lý bằng cách liệt kê các nguồn tiền đầu vào (lương, thu nhập ngoài...) theo tháng hoặc khoảng thời gian bạn xác định.
Bước 2: Xác định quy tắc phân bổ cho 3 nhóm chính:
- Nhóm 1: Chi tiêu thiết yếu cố định (hóa đơn điện, nước, tiền xăng xe, tiền học của con cái, tiền thuê nhà…). Hãy xem lại các hóa đơn và lịch sử chi tiêu để xác định con số mong muốn trong tương lai.
- Nhóm 2: Chi phí dự phòng (Tiết kiệm, quỹ khẩn cấp). Tiết kiệm bao nhiêu là đủ? Rủi ro nào có thể xảy ra? Hãy trả lời các câu hỏi này: Những rủi ro nào là khẩn cấp? Chi phí trung bình cho rủi ro đó là bao nhiêu? Cộng các khoản này lại và đảm bảo tối giản hóa các trường hợp, không nên ép mình tiết kiệm quá nhiều, hãy để bản thân có thời gian thích nghi. Chi phí dự phòng nên dao động từ 10% đến 15%, sau 2-3 tháng nếu thấy phù hợp, có thể tăng dần.
- Nhóm 3: Chi phí tùy ý (mua sắm, giải trí...). Bạn có thể cắt giảm các hóa đơn trong nhóm này vì đây không phải là các chi tiêu thiết yếu, thường chỉ mua vì thích ở một thời điểm nhất định. Hãy mạnh dạn đặt ra con số thấp hơn hiện tại.
Bước 3: Tính toán dự chi cho hiện tại
Hãy liệt kê các khoản chi trong từng nhóm, sau đó nhân với số chi dự kiến để tính tổng dự chi của mỗi nhóm.
Bước 4: Kiểm tra sự chênh lệch giữa dự chi ở bước 3 và kế hoạch ở bước 2
- So sánh giữa dự chi ở bước 3 và kế hoạch ở bước 2. Nếu dự chi lớn hơn kế hoạch, hãy xem lại các khoản chi. Bất kỳ chi tiêu nào bạn đắn đo nên bỏ hay giữ, hãy cắt bỏ ngay.
- Cố gắng giảm chi tiêu tùy ý vì chúng không cần thiết như bạn nghĩ.
Bước 5: Giảm lệ thuộc vào thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng có nhiều tiện ích hấp dẫn nhưng dễ đưa chúng ta vào bẫy chi tiêu khó kiểm soát. Sử dụng thẻ tín dụng có thể dẫn đến chi phí phát sinh và nợ quá mức. Hãy cố gắng sử dụng thẻ ít nhất có thể và ưu tiên dùng tiền mặt.
Bước 6: Để tiền của bạn sinh lời
Chi phí dự phòng là khoản ít khi dùng đến. Ngoài việc tiết kiệm, hãy đầu tư để tiền sinh lời và bù đắp lạm phát. Tuy nhiên, đảm bảo rằng tiền có thể rút ra khi cần thiết.
Bước 7: Điều hành với sự tuân thủ, linh hoạt và không nên vội vã
- Tuân thủ theo quy tắc và giữ cho bản thân linh hoạt sẽ giúp bạn tiến xa hơn trong kế hoạch quản lý này.
- Hãy thử nghiệm và không nên nóng vội về kết quả. Hãy dành thời gian cho bản thân để thích nghi. Nếu kế hoạch đang gây khó khăn, hãy xem xét và điều chỉnh mà không cần phải vội vã. Có nhiều cách để bạn tìm hiểu qua các nguồn thông tin như sách báo, bạn bè. Hãy áp dụng chúng một cách phù hợp với bản thân với tinh thần tự chủ. Cuộc sống sẽ trở nên dễ dàng hơn và bạn sẽ có thêm thời gian bên gia đình, bạn bè để tận hưởng cuộc sống mà không lo lắng về vấn đề tài chính.
Có nhiều cách để bạn tìm hiểu qua các nguồn thông tin như sách báo, bạn bè. Hãy áp dụng chúng một cách phù hợp với bản thân với tinh thần tự chủ. Cuộc sống sẽ trở nên dễ dàng hơn và bạn sẽ có thêm thời gian bên gia đình, bạn bè để tận hưởng cuộc sống mà không lo lắng về vấn đề tài chính.