
Bạn có tự hỏi tại sao một số người có thể nhớ mãi những gì họ học, trong khi bạn lại quên nhanh chóng?
Hoặc bạn luôn cảm thấy trí nhớ của mình kém, bởi sau khi học ngay hôm sau bạn lại quên đi một cách nhanh chóng, mặc dù bạn có nhớ rõ bạn đã học từ hôm trước.
Kỹ Thuật SPACED REPETITION: Phương Pháp Giúp Ghi Nhớ Lâu Dài Những Gì Đã Học
Kỹ Thuật Lặp Lại Ngắt Quãng (Spaced Repetition)
Hermann Ebbinghaus
hiệu ứng tâm lý ngắt quãng
(hiệu ứng spacing)
Gợi nhớ Hoạt Động
Lặp Lại Ngắt Quãng
mẹo
I) Đặt Câu Hỏi
Khi ôn thi, hãy đặt mình vào vị trí của người ra đề, nghĩ xem nếu bạn là người ra đề, bạn sẽ hỏi thí sinh những gì? Thay vì chỉ đơn thuần học thuộc lòng, bạn nên tích cực đặt ra các câu hỏi và ghi phần trả lời kèm theo.
Sau khi bạn có bộ câu hỏi và câu trả lời, tiếp tục áp dụng Phương Pháp Lặp Lại Ngắt Quãng bằng cách ôn tập theo cách quãng, che đi phần đáp án và tự trả lời theo câu hỏi bạn đã đặt ra.
II) Nói Ra Thành Lời
Khi ôn thi, thay vì ôn thầm trong đầu, bạn nên nói ra thành lời vì khi nhẩm thành lời như vậy, bạn phải diễn đạt kiến thức một cách rõ ràng, logic, thay vì chỉ lướt qua trong đầu. Đây là cách rất tốt để thực hành Gợi Nhớ Hoạt Động.
III) Sử Dụng Flashcard
Một trong những cách phổ biến nhất để áp dụng hai phương pháp trên là sử dụng flashcard. Khi ôn bài, hãy ghi lại những phần kiến thức quan trọng hoặc khó ghi nhớ trên flashcard. Một mặt ghi khái niệm/vấn đề, mặt còn lại ghi đáp án hoặc giải thích. Sau đó, bạn có thể áp dụng Phương Pháp Lặp Lại Ngắt Quãng bằng cách ôn tập theo cách quãng, như mỗi ngày, mỗi ba ngày, mỗi năm.
IV) Sơ đồ tư duy
Cách này thật sự hiệu quả để ghi nhớ những kiến thức phức tạp và có mối liên hệ chéo với nhau. Việc vẽ sơ đồ tư duy giúp việc hình dung mọi thứ trở nên dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, điều quan trọng khi ôn thi là không mở tài liệu để vẽ sơ đồ tư duy như khi học mới mà nên đóng tài liệu lại và thử vẽ xem mình có nhớ được bao nhiêu. Đây là cách áp dụng Gợi nhớ tích cực để rèn não bộ cách ghi nhớ và hệ thống kiến thức.
Bộ nhớ của con người được chia thành 2 loại: sức mạnh lưu trữ - sức mạnh truy xuất
Sức mạnh lưu trữ: không phai nhạt đi theo thời gian. Khi thông tin đã được thu nhận và não bộ cho rằng nó đã đáp ứng một số ngưỡng quan trọng, nó sẽ được lưu trữ. Sức mạnh lưu trữ chỉ có thể tăng lên thông qua việc lặp lại và sử dụng nhiều lần.
Sức mạnh truy xuất - khả năng “truy cập” bộ nhớ – có phai nhạt. Nó luôn thay đổi, không vững mạnh như sức mạnh lưu trữ, và cần phải “bảo trì” thường xuyên.
Và kỹ thuật LẶP LẠI ĐỀU ĐẶN là cách biến sức mạnh truy xuất thành sức mạnh lưu trữ, theo phương pháp lặp lại kiến thức cần nhớ theo khoảng thời gian nhất định, có cơ sở khoa học.
Các lần lặp lại theo thứ tự của não:
Lặp lại lần thứ nhất: sau 1 ngày
Lặp lại lần thứ hai: sau 7 ngày
Lặp lại lần thứ ba: sau 16 ngày
Lặp lại lần thứ tư: sau 35 ngàyNguồn Tham Khảo 1, Tại đây