Quảng cáo là một hình thức truyền thông có trả phí do một tổ chức thực hiện thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng để thuyết phục một (hay nhiều) đối tượng về sản phẩm, dịch vụ hoặc ý tưởng. Là truyền thông trả phí, chiến dịch quảng cáo đòi hỏi nghiên cứu kỹ lưỡng về đối tượng khán giả để lên kế hoạch thông điệp, phương tiện và tần suất phù hợp với ngân sách và đạt hiệu quả. Cùng với Truyền thông – Quan hệ công chúng, quảng cáo là công cụ trong marketing giúp tổ chức xây dựng thương hiệu và lan tỏa sản phẩm/dịch vụ tới người tiêu dùng.
Đây là nhiệm vụ của account executive. Người này giữ vai trò cầu nối giữa khách hàng và đội ngũ thực hiện chiến dịch. Ở nhiều công ty, account executive còn kiêm luôn vai trò quản lý dự án (project manager) để đảm bảo các công việc diễn ra đúng tiến độ.
2. Nghiên cứu và lập Creative Brief
Công việc này thường dành cho account planner. Sau khi nhận thông tin từ account executive, account planner sẽ nghiên cứu thị trường, sản phẩm và đối tượng khách hàng để tìm ra những insight quan trọng. Từ đó, account planner đề xuất “big idea” là chủ đề cho cả chiến dịch. Các phòng ban khác sẽ dựa trên creative brief này để triển khai chiến dịch.
Bên cạnh account planner, bộ phận Chiến lược (Strategy) có nhiệm vụ lập kế hoạch chi tiết cho chiến dịch quảng cáo, bao gồm phương thức triển khai, chi phí và các kênh lan tỏa. Tùy theo cơ cấu tổ chức của từng agency, bộ phận chiến lược cũng có thể đảm nhiệm việc đàm phán booking quảng cáo trên các phương tiện truyền thông (media planning và media buying).
Đây là mảng công việc đòi hỏi sự sáng tạo cao, bởi những nội dung mới mẻ và thú vị sẽ thu hút và tạo ấn tượng mạnh với người xem. Công việc sáng tạo nội dung có thể ở dạng chữ (copywriter) hoặc video (video content creator). Nhiệm vụ của họ là biến creative brief thành thông điệp và nội dung phù hợp với đối tượng của chiến dịch.
Bộ phận này yêu cầu những người có kỹ năng cao trong thiết kế đồ họa, quay dựng, âm thanh,… để tạo ra những ấn phẩm và sản phẩm truyền thông. Thường thì những agency lớn sẽ có bộ phận sản xuất riêng. Đối với các bộ phận marketing hoặc agency nhỏ, công việc sản xuất/thiết kế này thường được thuê ngoài (outsource) để tối ưu chi phí.
Đây là lĩnh vực phát triển nhanh nhất trong ngành quảng cáo. Các công việc bao gồm (nhưng không giới hạn): chạy quảng cáo Google và Facebook, tối ưu hóa SEO (tối ưu công cụ tìm kiếm), nhắm mục tiêu theo địa lý (quảng cáo dựa trên vị trí), tiếp thị qua email,… Đây cũng là lĩnh vực dễ làm việc tự do nhất nếu bạn có kỹ năng và kinh nghiệm.