Có một cách suy nghĩ khiến bạn đôi khi trở nên rất mệt mỏi khi phải lo lắng về quá nhiều điều trong cuộc sống này. Nó khiến bạn phải suy nghĩ mọi vấn đề ngay cả những vấn đề tích cực lẫn tiêu cực đó được gọi là suy nghĩ quá mức. Để hiểu rõ hơn về suy nghĩ quá mức, ta có khái niệm như sau.
Suy nghĩ quá mức, hay còn được gọi là hành động suy nghĩ quá mức, là tình trạng mà não bộ suy nghĩ quá nhiều, vượt quá giới hạn cho phép. Não bộ liên tục phân tích, đánh giá và không cảm thấy hài lòng, cảm thấy đau khổ với những suy nghĩ mà bạn có. Những vấn đề mà bạn suy nghĩ nhiều, lặp đi lặp lại, xoay quanh trong tâm trí bạn, hậu quả của việc đó là chúng gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hàng ngày của bạn.
Tác hại của suy nghĩ quá mức
Người có xu hướng suy nghĩ quá mức và tiêu cực hóa vấn đề đang gặp phải sẽ có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm hoặc tự kỷ với tỉ lệ rất cao. Nguyên nhân chính dẫn đến hội chứng tự kỷ hoặc trầm cảm là sự ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ đến hệ thần kinh, não bộ khi chúng ta liên tục suy nghĩ quá mức theo hướng tiêu cực.
Dưới đây là 5 cách giúp bạn giảm bớt tình trạng suy nghĩ quá mức hiệu quả nhé!
1. Tập thể dục và chăm sóc sức khỏe hàng ngày
Rèn luyện sức khỏe là điều cần thiết không chỉ cho những người suy nghĩ quá mức mà còn cho mọi người ở mọi độ tuổi. Sự cân đối trong việc ăn uống và tập thể dục hàng ngày sẽ giúp bạn có tinh thần sảng khoái và đầy năng lượng, cũng giảm bớt suy nghĩ tiêu cực. Tập thể dục hàng ngày còn giúp cải thiện giấc ngủ và tạo ra endorphin, giúp cải thiện tâm trạng và giảm stress.
2. Nghe nhạc
Khi chúng ta suy nghĩ quá mức về nhiều vấn đề, chúng ta dễ rơi vào cảm xúc tiêu cực. Nghe nhạc có thể giúp xua tan những suy nghĩ này. Đặc biệt, người yêu thích âm nhạc thường cảm thấy tâm trạng cải thiện khi nghe nhạc yêu thích, giúp giảm bớt suy nghĩ quá mức.
3. Ghi Nhật Ký
Thay vì để suy nghĩ quá nhiều trong đầu, hãy viết chúng ra nhật ký. Việc này giúp giải tỏa áp lực và căng thẳng, xả bỏ những suy nghĩ quá tải và tổ chức tư duy. Bạn cũng có thể ghi những mục tiêu và kế hoạch vào nhật ký để nhìn lại và phấn đấu hơn.
4. Bận Rộn
Khi bạn rảnh rỗi, bạn dễ bị suy nghĩ quá mức. Hãy tìm kiếm những công việc yêu thích để bận rộn hơn, tham gia hoạt động tình nguyện, đi chơi với bạn bè hoặc thực hiện những dự án mà bạn đặt ra. Đừng chỉ suy nghĩ mà hãy tạo ra giá trị cho bản thân.
5. Tìm Người Tin Tưởng
Một người bạn tin tưởng có thể làm giảm bớt suy nghĩ quá mức. Hãy tìm kiếm người hiểu bạn và lắng nghe tâm sự của bạn. Chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của bạn và lắng nghe những lời khuyên từ họ. Có ai đó lắng nghe và hiểu bạn có thể giúp bạn nhìn nhận vấn đề từ một góc độ khác và giảm bớt suy nghĩ quá mức.