.png)
Chiến lược định giá - Pricing strategy là một trong những chiến lược cấp cao, quan trọng nhất trong Marketing. Mục tiêu của doanh nghiệp là nhằm xác định một mức giá hấp dẫn, tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm/dịch vụ của họ trên thị trường. Định giá là một trong 4 thành tố quan trọng nhất của Marketing Mix 4P: Product (sản phẩm), Price (Giá cả), Place (địa điểm) và Promotion (Quảng bá). Định giá sản phẩm không đơn giản, nó là cả một quá trình phân tích, nghiên cứu khách hàng, thị trường, đối thủ để đưa ra một mức giá phù hợp. Chiến lược định giá của một sản phẩm ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng, khả năng thu hồi vốn của một doanh nghiệp. Chính vì vậy, để hiểu rõ hơn về chiến lược định giá thì sau đây mình xin đưa ra 5 chiến lược phổ biến trong Marketing.
1. Chiến lược định giá hớt váng - Market- Skimming pricing

Doanh nghiệp định giá cao ngay từ đầu, sau khi lượng tiêu thụ chậm lại thì mới hạ giá để lôi kéo khách hàng kế. Mục đích nhằm thu lợi nhuận lớn trong thời gian ngắn thay vì tập trung vào doanh số hay số lượng. Chiến lược định giá này yêu cầu sản phẩm của bạn phải có chất lượng đủ tốt, phân khúc thị trường rộng và đối thủ cạnh tranh ít có khả năng đưa ra giá rẻ. Ví dụ như hãng điện thoại Iphone, các thương hiệu thời trang lớn như Nike, Louis Vuitton...
2. Chiến lược định giá thâm nhập thị trường - Market-penetration pricing
.png)
Là một chiến lược định giá được sử dụng để nhanh chóng giành được thị phần bằng cách đặt một mức giá ban đầu thấp (hoặc thậm chí là miễn phí) để lôi kéo khách hàng mua hàng. Ví dụ như là K+ là một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam. Để khuyến khích người dùng sử dụng dịch vụ lần đầu, hãng thường có chính sách miễn phí (hoặc giảm giá) đầu thu và khuyến mãi 2 – 6 tháng dịch vụ cho thuê bao lắp mới.
3. Chiến lược giá mắc cỡ - Bait and hook pricing
Sản phẩm được bán với giá thấp, nhưng sản phẩm đi kèm hoặc phụ tùng thay thế lại được bán với giá cao. Có thể nói mua dao cạo râu sẽ bắt buộc kèm theo dao cạo râu nè. Hoặc là chiến lược giá mắc của Netflix – họ đưa ra ba kế hoạch chính. Đắt nhất, chúng ta có Premium (gói chất lượng cao nhất) và rẻ nhất, chúng ta có gói Basic (gói chất lượng thấp nhất), do đó, hầu hết người tiêu dùng phải lựa chọn gói tiêu chuẩn ở giữa.

4. Chiến lược giá cho danh sách sản phẩm (Product mix)
Là định giá cho những sản phẩm cùng loại nhưng khác biệt về kiểu dáng, chất lượng, mẫu mã.
Định giá theo dòng sản phẩm (Product line pricing):

Định giá sản phẩm đi kèm tùy chọn (Optional-product pricing):

Chiến lược giá sản phẩm kèm theo (Captive product pricing):

Chiến lược giá gói combo (Product bundle pricing/Combo pricing):

5. Chiến lược điều chỉnh giá

Giảm giá và Chiết khấu:
+ Chiết khấu: Phổ biến trong hầu hết các hoạt động kinh doanh. Giảm giá một sản phẩm/ dịch vụ với tỷ lệ phần trăm nhất định, tạo áp lực mua hàng giá rẻ. Ví dụ: Chiết khấu 10% cho đơn hàng trên 5 triệu đồng; chiết khấu 15% cho hóa đơn từ 50 sản phẩm trở lên; Chiết khấu 5% khi thanh toán bằng ZaloPay, Momo... Loại chiết khấu: thanh toán, số lượng, chức năng, theo mùa và phụ cấp.
+Giảm giá: Giảm giá khi khách hàng đạt yêu cầu như mua số lượng lớn, thanh toán nhanh, đổi hàng cũ... để thúc đẩy mua sắm và giảm chi phí thu hồi tiền.
- Định giá linh hoạt: Doanh nghiệp điều chỉnh giá cơ bản để phù hợp với điều kiện khác biệt của khách hàng, sản phẩm hoặc các yếu tố khác mà không chỉ là chi phí. Khi áp dụng định giá linh hoạt, doanh nghiệp có thể bán cùng một sản phẩm cho các nhóm khách hàng khác nhau với mức giá khác nhau. Có nhiều hình thức phổ biến như: định giá theo nhóm khách hàng, theo địa điểm, theo hình ảnh và định giá theo thời gian cao điểm hoặc thấp điểm.
- Định giá tâm lý: Tạo ra cảm giác giá 'ảo' khiến khách hàng cảm thấy giá cả 'mềm mại hơn' so với thực tế bằng cách điều chỉnh các con số, từ đó tăng nhu cầu mua sắm. Định giá tâm lý thường áp dụng cho các nhà bán lẻ hướng tới lợi nhuận ngắn hạn. Một số nhà bán lẻ phát triển mạnh nhờ bán hàng một lần và sẽ sử dụng mọi biện pháp để chốt giao dịch nhanh chóng, điều này làm cho chiến lược định giá tâm lý trở nên hiệu quả hơn.