
.
Một trong những sai lầm phổ biến nhất về ngôn ngữ cơ thể là giấu tay. Hành động che giấu tay vô tình thể hiện trạng thái không tự tin trong thuyết trình. Động tác như ôm cánh tay sau lưng, giấu tay trong túi quá lâu, hoặc nắm tay lại đều biểu hiện sự lo lắng và lúng túng. Điều này khiến người nghe cảm thấy bạn không chắc chắn. Hãy nhớ, nếu bạn không tự tin vào bản thân, người khác cũng sẽ không tin bạn.

Thay vào đó, hãy cố gắng giữ tay ở phía trước một cách tự nhiên. Sử dụng tay để minh họa cho quan điểm của bạn một cách rõ ràng và súc tích.
Giống như tay, chân cũng là một phần ngôn ngữ cơ thể khó kiểm soát và dễ mắc lỗi. Trong khi thuyết trình, nếu chân bạn liên tục di chuyển, khán giả sẽ cảm nhận được bạn đang không thoải mái và bồn chồn. Tuy nhiên, bạn cũng không nên đứng yên tại chỗ quá lâu vì điều đó sẽ khiến bài thuyết trình trở nên nhàm chán và thiếu hấp dẫn.
Để tránh lỗi này, hãy di chuyển mỗi khi bạn nêu ra một vấn đề mới. Ví dụ, bạn có thể bước tới vài bước khi muốn nhấn mạnh một thông điệp. Hoặc bạn có thể chọn 3 điểm di chuyển trên sân khấu và luân phiên di chuyển đến các điểm này khi trình bày từng vấn đề.
3. Quên Cười
Khi căng thẳng, khuôn mặt chúng ta thường thể hiện sự lo lắng và quá nghiêm túc, tạo ấn tượng không tốt với khán giả. Trừ khi buổi thuyết trình của bạn liên quan đến tin tức xấu, hãy nhớ luôn tươi cười. Nụ cười giúp khán giả cảm thấy thoải mái và dễ dàng tiếp nhận thông điệp của bạn hơn. Cố gắng mỉm cười khi thuyết trình, đặc biệt khi bạn muốn làm cho khán giả cười. Tương tác là chìa khóa của một bài thuyết trình thành công.

4. Tránh Giao Tiếp Bằng Mắt
Việc tránh giao tiếp mắt với khán giả và nhìn vào đồng hồ, dưới chân, hoặc liên tục nhìn vào màn hình bài thuyết trình sẽ khiến bạn trông kém chuyên nghiệp và buồn cười.
Thay vào đó, hãy cố gắng giao tiếp mắt với khán giả. Ngay cả khi chỉ trong thời gian ngắn, hãy giữ ánh mắt chân thành. Di chuyển đầu khi thuyết trình sẽ cho thấy bạn đang quan tâm đến người nghe.

5. Khoanh Tay
Trong ngôn ngữ cơ thể, cử chỉ khoanh tay được xem là tư thế phòng thủ. Cử chỉ này cho thấy bạn đang kháng cự và phòng thủ, khiến khán giả cảm thấy bạn không nhiệt tình hoặc đang trình bày một điều gì đó không hoàn toàn chính xác.

Thay vì sử dụng cử chỉ gây hiểu lầm này, bạn nên giữ tay mở rộng, cách xa cơ thể một chút. Điều này giúp khán giả cảm thấy bạn dễ gần, cởi mở và sẵn sàng đón nhận mọi câu hỏi, thắc mắc.
Để thuyết trình một cách chuyên nghiệp, ngoài việc tránh những lỗi phi ngôn ngữ trên, bạn cũng cần luyện tập và thực hành thường xuyên. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những lỗi ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình cần tránh. Chúc bạn thành công!