Nỗi lo ngại lớn nhất của Toyota về mặt hình ảnh là sự liên quan không mong muốn của họ đến các tổ chức khủng bố như Taliban.
Toyota đã phải đối mặt với một nhóm 'khách hàng không mong muốn' suốt nhiều năm, đó là... các nhóm khủng bố. Khi Taliban tái chiếm Kabul, Afghanistan vào ngày 15/8 vừa qua, nhiều chiếc xe Toyota cũ và mới đã xuất hiện.
Toyota hiểu rằng các mẫu xe của họ đã bị lạm dụng bởi các nhóm khủng bố. Hành động kiểm soát nghiêm ngặt việc mua Toyota Land Cruiser mới trong tháng 7 là minh chứng rõ ràng cho điều này.
Ưu điểm như giá cả phải chăng, độ bền và dễ bảo trì của các mẫu xe Toyota đã khiến chúng trở thành lựa chọn ưa thích của các tổ chức khủng bố từ Trung Đông.
Mỗi khi xuất hiện trong video của Taliban hay Al-Qaeda, đặc biệt là khi Taliban tiếp quản Kabul năm 1996, các xe Toyota như Land Cruiser hoặc Hilux thường được nhận diện ngay.
Người phát ngôn của Toyota, khi nhận xét về việc hình ảnh của Osama bin Laden xuất hiện bên cạnh các chiếc Land Cruiser, thừa nhận rằng đó 'không phải là hình ảnh mà họ muốn quảng bá', nhưng nhấn mạnh rằng 'điều đó cho thấy Taliban đánh giá cao các giá trị của xe Toyota như độ bền và ổn định như bất kỳ khách hàng nào trên thế giới'.
Có cách nào để Toyota cắt đứt mối quan hệ với nhóm khách hàng không mong muốn này không? Câu trả lời, 99,99%, là không. Trước vụ khủng bố 11/9, Toyota chỉ bán một chiếc xe 'chính ngạch' sang Afghanistan trong suốt 5 năm trước đó. Họ không có kênh phân phối chính thức tại đây và không xuất khẩu xe đến nay.
Tuy nhiên, nếu nhìn vào đường phố Afghanistan, bạn sẽ thấy xe Toyota thịnh hành. Người dân thường lái Corolla, trong khi quân đội sử dụng Hilux hay Land Cruiser.
Theo NY Times, hầu hết, nếu không nói là tất cả các xe Toyota tại Afghanistan đều được buôn lậu từ Pakistan qua một 'đường dây tỉ USD' bắt đầu từ Dubai và Kuwait. Xe được vận chuyển vào khu vực này sau đó 'biến mất bí ẩn' hoặc 'rơi từ trên thuyền' và... vào tay khủng bố.