Tổ tiên của chúng ta đã phải đối mặt với một thời kỳ khốc liệt khi Trái Đất bất ngờ không được bảo vệ bởi nhật quyển.
Theo Sci-News, một nghiên cứu mới cho thấy một đám mây lạnh giữa các vì sao từng tấn công hệ Mặt Trời và đẩy Trái Đất khỏi vòng tay bảo vệ của ngôi sao mẹ.
Điều này đã xảy ra khoảng 2-3 triệu năm trước, theo tính toán của các nhà khoa học từ Đại học Boston (Anh), Đại học Harvard và Đại học Johns Hopkins (Mỹ).
Trái Đất đã từng trở thành 'kẻ cô độc', không còn được sao mẹ bảo vệ? - Ảnh AI: Anh Thư
Gần đây, một số tàu vũ trụ của NASA đã đạt được thành công trong việc thoát khỏi hệ Mặt Trời và tiến vào không gian của các vì sao.
Nhật quyển là một cấu trúc khổng lồ bao bọc Mặt Trời và các hành tinh của nó, cũng như một số cấu trúc bên ngoài như Sao Diêm Vương và các vật thể ngoài quỹ đạo Sao Hải Vương.
Nhật quyển được hình thành từ plasma và từ trường Mặt Trời, tạo ra một lớp vật chắn cho mọi vật thể bên trong nhận được sự bảo vệ của ngôi sao mẹ trước các bức xạ vũ trụ khắc nghiệt từ bên ngoài.
Sự bảo vệ này kết hợp với từ quyển tự nhiên của Trái Đất, là một yếu tố quan trọng giúp sự sống phát triển và các quá trình tiến hóa hành tinh diễn ra ổn định, an toàn suốt hàng triệu năm qua.
Nhưng cách đây 2 triệu năm, trong cuộc tấn công của đám mây lạnh mà các nhà khoa học Anh - Mỹ vừa xác định, Trái Đất đã mất đi sự bảo vệ từ nhật quyển.
Theo bài viết trên Nature Astronomy, nhóm tác giả đã sử dụng mô hình máy tính phức tạp để mô phỏng vị trí của Mặt Trời cách đây 2 triệu năm, tình trạng của nhật quyển và các yếu tố khác.
Họ cũng đã tạo ra bản đồ cho hệ thống Dải mây lạnh cục bộ, một chuỗi các đám mây lớn, dày đặc, rất lạnh, chủ yếu được tạo thành từ các nguyên tử hydro, di chuyển giữa các vì sao.
Mô phỏng của họ cho thấy một trong những đám mây ở gần cuối của Dải mây lạnh, được gọi là Đám mây lạnh Local Lynx, có thể đã va chạm với nhật quyển.
Cú va chạm này làm nhật quyển bị nén lại, thay vì bao bọc rộng lớn bên ngoài quỹ đạo Sao Diêm Vương, nó chỉ còn là một chiếc bong bóng nhỏ bao phủ khu vực trung tâm.
Đáng tiếc, Trái Đất đã nằm ngoài vùng bảo vệ của nhật quyển nhỏ này.
Kết quả này tương thích với bằng chứng địa chất cho thấy sự tăng đồng vị sắt-60 và plutonium-244 trong đại dương, trên Mặt Trăng, tuyết ở Nam Cực và lõi băng trong thời gian đó.
Các đồng vị này chỉ ra rằng Trái Đất đã phải đối mặt với bức xạ cực kỳ khắc nghiệt từ không gian liên sao, có thể đã trải qua một kỷ băng hà nghiêm trọng trước khi đám mây rời đi và nhật quyển một lần nữa bao bọc toàn bộ hành tinh.
'Local Lynx có thể đã không ngừng cản trở nhật quyển trong vài trăm năm đến một triệu năm, tùy thuộc vào kích thước của đám mây” - GS Avi Loeb từ Đại học Havard, một thành viên của nhóm nghiên cứu, cho biết.
Chắc chắn, cuộc sống trên Trái Đất đã gặp khó khăn vào thời điểm đó, bao gồm cả tổ tiên của chúng ta. Nhưng khó khăn này cũng có thể đã thúc đẩy quá trình tiến hóa.
Hai triệu năm trước là lúc loài Homo erectus, hay còn được biết đến là 'người đứng thẳng', xuất hiện, là loài đầu tiên biết đi bộ thẳng và sử dụng công cụ, và có tổ chức xã hội.
GS Loeb cũng dự đoán rằng sự kiện 'rơi' khỏi nhật quyển có thể lặp lại khoảng 1 triệu năm tới.