
Laptop 2 màn hình sau nhiều năm có thực sự hữu ích không?

Đây là câu hỏi lớn nhất của tôi khi trải nghiệm Zenbook Pro 14 Duo và tôi tin rằng không chỉ riêng tôi mà còn nhiều người khác cũng sẽ có câu hỏi tương tự như vậy.

Với phần lớn người dùng, màn hình phụ ở dưới có thể được sử dụng để chứa các công cụ hỗ trợ cho ứng dụng chính: ví dụ như ProArt Creator Hub có thể tối ưu với Photoshop, Lightroom Classic và Premiere Pro, người dùng sẽ có các công cụ ở dưới và màn hình xem trước ở trên.

Cách đây 2-3 năm, những chiếc laptop 2 màn hình là một điều gì đó rất mới mẻ trong thế giới laptop thời điểm đó, dù trông bề ngoài thì thú vị nhưng trải nghiệm thực tế lại không thực sự tiện lợi. ASUS đã phải tạo ra phần mềm để tối ưu với các phần mềm sáng tạo của bên thứ ba, để làm cho màn hình phụ của máy không trở nên vô ích, đây là một nỗ lực đáng khen ngợi của ASUS.
Bây giờ, sau 2-3 năm thì những thứ lạ lẫm đó trở nên bình thường hơn khi có sự xuất hiện của laptop màn hình gập như Zenbook 17 Fold OLED, vậy màn hình phụ có trở nên hữu ích hơn sau 3 năm phát triển? Câu trả lời đáng tiếc là chưa.

Các ứng dụng sáng tạo mà tôi đã đề cập vẫn chưa được tối ưu hóa cho việc sử dụng trên một chiếc laptop có đến 2 màn hình. May mắn thay, chúng ta có những phần mềm được phát triển bởi ASUS và nếu không có ProArt Creator Hub, sự tối ưu hóa gần như là không có.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng qua mỗi năm, ASUS đã không ngừng cải tiến chiếc laptop này để nó trở nên thực tiễn hơn, đáng sử dụng hơn. Sự cải tiến lớn nhất đó là về chất lượng và kích thước của màn hình. Với trọng lượng chỉ 1,7kg và độ mỏng chỉ 17.9mm khi gấp lại, nó trông như thế này, bạn sẽ không thể biết đó là một chiếc laptop có 2 màn hình. Vật liệu hoàn thiện của ASUS với Zenbook vẫn là cao cấp, với khung nhôm toàn bộ máy và được cắt vát tỉ mỉ, bo tròn hơn thay vì vát mỏng ở các cạnh như các thế hệ trước đó.

Dù Zenbook 14 Pro Duo có vẻ ngoài đẹp và hoàn hảo, nhưng không, nó vẫn còn những điểm yếu về thiết kế, như bản lề mảnh mai, khung nhôm vẫn khá mỏng và độ nâng của màn hình thứ hai chưa thực sự tốt (12 độ vẫn còn hơi thấp và khi sử dụng phải cúi người hơi nhiều).

ASUS đã tập trung các cổng kết nối quan trọng về phía bên phải và phía sau máy, bao gồm 2 cổng USB-C Thunderbolt, USB-A 3.2 gen 2, HDMI 2.1, microSD và cổng nguồn DC.

Nói chung về thiết kế và tính thực tế của Zenbook 14 Pro Duo, nó vẫn còn chưa có sự cải thiện đáng kể, vẫn còn nhiều vấn đề mà ASUS cần giải quyết để làm cho nó thực sự trở nên thực tế hơn.
Màn hình

Điểm mà mình ấn tượng nhất về Zenbook 14 Pro Duo năm nay là sự nâng cấp về màn hình. Cả hai màn hình đều có độ phân giải cao và tấm nền 14.5' phía trên là tấm nền OLED 2.8K 120Hz. Tấm nền dưới cũng có độ phân giải 2.8K và tỉ lệ màn hình siêu dài 32:10 với tốc độ làm tươi 120Hz trên kích thước 12.7'.

Cả hai đều đạt độ sáng 500 nits và độ bao phủ màu cao, sRGB 100% và DCI-P3 xấp xỉ 95%. Đây là một nâng cấp toàn diện so với thế hệ trước, và ASUS xứng đáng nhận 10 điểm cho phần này.
Tỉ lệ màn hình trên thân máy cũng đạt 93%, tạo ra một trải nghiệm hình ảnh tuyệt vời. Nếu bạn xem phim trên màn hình này, trải nghiệm sẽ không kém phần tuyệt vời với công nghệ Dolby Vision, tuy nhiên cần phải có nguồn phim hỗ trợ.

Màn hình cảm ứng còn cho phép sử dụng bút stylus của ASUS để vẽ và ghi chú. Mở khoá máy qua Windows Hello cũng được hỗ trợ, giúp mở máy nhanh chóng chỉ với một cái nhìn.
Bàn phím & touchpad
Về cảm giác gõ, bàn phím của Zenbook Pro 14 Duo rất nảy và phản hồi nhanh, chính xác, hành trình khá sâu. Điều này là điều tốt nhất về bàn phím của máy. Tuy nhiên, cảm giác thoải mái và quen thuộc bị đánh đổi khi bàn phím phải nhường chỗ cho màn hình thứ 2.

Touchpad cũng là một điểm đánh đổi, và thực sự, mình không thể sử dụng chiếc touchpad này quá 15 phút. Kích thước nhỏ và vị trí không hợp lý khiến việc sử dụng khá không thoải mái.
Tóm lại, đây là những sự đánh đổi mà không còn cách nào khác.
Hiệu suất

Zenbook 14 Pro Duo có một cấu hình không quá mạnh mẽ nhưng cũng không phải là một chiếc laptop gaming. Nó được thiết kế để phục vụ người dùng sáng tạo, vì vậy một cấu hình vừa phải sẽ giúp nó cân bằng giữa hiệu suất và tản nhiệt.

Phiên bản mà tôi đang sử dụng được trang bị CPU Intel


Zenbook 14 Pro Duo được trang bị bộ vi xử lý ®️️️️️️ Core™️ i7-12700H 14 nhân 20 luồng, RAM 16GB LPDDR5, GPU Nvidia RTX 3050Ti với driver Studio và SSD 1TB PCIe 4.0.
Rõ ràng ASUS đã dành sự chú ý đặc biệt vào đối tượng người dùng mục tiêu: những nhà sáng tạo nội dung di động. Với cấu hình này, Zenbook Pro 14 Duo đảm bảo hiệu suất ổn định và tản nhiệt hiệu quả.
Pin
Zenbook Pro 14 Duo trang bị viên pin dung lượng 76Wh và ASUS công bố thời lượng sử dụng lên đến 9,5 tiếng. Tuy nhiên, thực tế sử dụng có thể thay đổi tùy thuộc vào cách sử dụng của người dùng.