Chùa Ông Quận 5 từ lâu đã trở thành điểm đến nổi tiếng để người Hoa tìm kiếm sự may mắn trong tình duyên và tài lộc.
Khi nhắc đến du lịch Sài Gòn, không thể không nhắc đến chùa Ông Quận 5. Tại đây, bạn có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính của ngôi chùa gần 300 năm tuổi và cầu nguyện cho sự thịnh vượng của mình.
- Khám phá chùa Bà Thiên Hậu: Biểu tượng ĐẸP trong văn hóa tâm linh Sài Gòn
- Chùa Ngọc Hoàng - Nơi gửi gắm hy vọng, cầu duyên phồn thịnh nhất Sài Gòn
- Danh sách 10 ngôi chùa ở Sài Gòn nổi tiếng LINH THIÊNG - ĐẸP quyến rũ lòng người
1. Vị trí chùa Ông Quận 5 nằm ở đâu?
Chùa Ông Quận 5, còn được biết đến với tên gọi Miếu Quan Đế hoặc Nghĩa An Hội Quán, không chỉ là nơi tôn kính của người Hoa gốc Triều Châu tại Sài Gòn mà còn được coi là một công trình kiến trúc độc đáo từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. Được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia vào ngày 7 tháng 11 năm 1993.
- Địa chỉ: 676 đường Nguyễn Trãi, Phường 11, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh.
2. Chùa Ông Quận 5 mở cửa vào thời gian nào?
Hầu hết các ngôi chùa đều không có quy định về giờ mở cửa. Chùa Ông Quận 5 cũng tương tự như vậy. Tuy nhiên, bạn nên tránh ghé thăm sau 10 giờ tối để đảm bảo sự nghỉ ngơi cho sư thầy và những người trông nom chùa.
3. Lịch sử của chùa Ông ở Quận 5
Chùa Ông đã được xây dựng từ gần 300 năm trước. Ban đầu, chùa được biết đến với tên gọi là Nghĩa An Hội Quán vì nó là nơi tụ họp của người Hoa gốc Tiều Châu từ vùng Nghĩa An, Quảng Đông, Trung Quốc.
Ngoài ra, chùa còn được biết đến với tên Miếu Quan Đế do trong đó thờ Quan Công. Vì vậy, dù được gọi là Miếu Quan Đế, Nghĩa An Hội Quán hay chùa Ông thì đều đúng.
Tính từ khi được xây dựng, chùa Ông đã trải qua nhiều lần tu sửa vào các năm 1866, 1901, 1969, 1983 và gần đây nhất là năm 2010. Mặc dù vậy, chùa vẫn giữ được những đặc điểm cổ kính đặc trưng của kiến trúc xưa.
4. Chùa Ông Quận 5 thờ ai?
Chùa Ông Quận 5 thờ ba vị thần chính là: Quan Công (Quan Đế), Thiên Hậu Nguyên Quân (Thiên Hậu Thánh Mẫu), và Tài Bạch Tinh Quân (Thần Tài).
- Quan Công: Đây là một nhân vật tài đức vẹn toàn trong thời kỳ Tam Quốc, được người Hoa tôn vinh. Rất nhiều câu đối viết bằng chữ Hán ca ngợi ông như: “Thiên cổ nhất nhân” (Xưa nay có một), “Vạn cổ tinh huy” (Sao sáng muôn đời)...
- Thiên Hậu Nguyên Quân: Tượng Bà Thiên Hậu được chế tác từ gỗ với chiều cao 60cm, tượng Bà đang ngồi trên ghế chạm. Theo truyền thống, Bà có 2 thị nữ và 2 vị Thiên Lý Nhãn, Thuận Phong Nhĩ.
- Tài Bạch Tinh Quân: Tượng Thần Tài cũng được chế tác từ gỗ, cao 60m và ngồi trên ghế chạm đầu rồng, hai bên có hai Chiêu Tài Đồng Tử đứng hầu.
- Chùa Ông Cần Thơ - Khám phá kiến trúc độc đáo của người Hoa
- Ghé thăm Hội quán Ôn Lăng - Kiến trúc Trung Hoa giữa lòng Sài Gòn
- Khám phá kiến trúc độc đáo của Hội quán Nghĩa An giữa lòng Sài Gòn
5. Những đặc điểm nổi bật khi tham quan chùa Ông Nguyễn Trãi Quận 5
Sài Gòn không chỉ có những tòa nhà cao tầng, những khu vui chơi sầm uất hay các địa điểm ẩm thực sôi động. Ghé thăm chùa Ông Nguyễn Trãi, bạn sẽ trải nghiệm được không gian yên bình, tĩnh lặng giữa cuộc sống hối hả. Vì thế, chùa Ông Quận 5 là một trong những điểm đến hot nhất ở Sài Gòn, thu hút nhiều du khách đến tham quan, chiêm ngưỡng.
5.1. Kiến trúc mang đậm phong cách của người Hoa gốc Triều Châu
Tương tự như các ngôi chùa Trung Hoa tại Sài Gòn, chùa Ông cũng mang nét kiến trúc cổ kính. Chùa bao gồm nhiều dãy nhà hình vuông hoặc chữ “Quốc” hoặc chữ “Khẩu”. Cấu trúc tổng thể bao gồm: tiền sảnh, sân thiền, chính điện, văn phòng hội quán nằm dọc hai bên của chính điện.
Trong chính điện có tượng thờ, cột gỗ treo câu đối, bao lì xì, hoành phi và bức tượng thờ được chạm khắc tinh xảo. Ngoài ra, màu đỏ là màu chủ đạo thể hiện phong cách Triều Châu của ngôi chùa.
Ngày nay, chùa Ông Quận 5 là một địa điểm tâm linh nổi tiếng, có ảnh hưởng lớn đến đời sống và văn hóa của cộng đồng địa phương.
5.2. Trải nghiệm tham quan chùa Ông Quận 5
Bước vào ngôi chùa, du khách có thể cảm nhận được không khí trang nghiêm của nơi này. Từ cổng chính đến cửa chùa có 5 cặp kỳ lân lớn nhỏ. Ở phía trên là bức hoành phi khắc chữ “Nghĩa An Hội Quán”, với hình ảnh “Lục Quốc phong tướng” được chạm trổ nổi bật.
Sân miếu của chùa Ông rộng khoảng 2.000m2 và chiếm hơn một nửa diện tích khuôn viên. Phần còn lại bao gồm: tiền điện, sân thiền tỉnh, chính điện và văn phòng hội quán.
Từ ngoài sân bước vào là tiền điện, ở giữa có đặt một hương án bằng đồng được làm vào năm 1825. Bên trái tiền điện là bàn thờ Phúc Đức Chính Thần. Bên phải là tượng Mã Đầu tướng quân đứng bên ngựa Xích Thố (người giữ ngựa cho Quan Công).
Trong chính điện được thiết kế trang nghiêm với bao lam, hoành phi, khám thờ, câu đối… Ngay chính giữa là gian thờ Quan Thánh Đế Quân với bao lam “Lưỡng long tranh châu”. Tượng được chế tác từ thạch cao, cao 3m, mặc áo gấm màu xanh và ngồi trên ngai vàng. Đứng hầu 2 bên là bàn thờ tượng Quan Bình và Châu Xương cao gần 2m.
Hai bên tả hữu của gian thờ là tượng Bà Thiên Hậu và Thần Tài được chế tác từ gỗ, cao 60cm và được điêu khắc tinh xảo. Bên gian của Bà Thiên Hậu có 2 thị nữ và 2 vị Thiên Lý Nhãn, Thuận Phong Nhĩ. Bên gian của Thần Tài có 2 Chiêu Tài Đồng Tử đứng hầu. Cách bày trí của 2 gian thờ này tương tự nhau với khám thờ và bao lam chạm hình chim phượng hoàng.
Sát hai bên góc tường được đặt 2 bộ chuông trống đối xứng nhau do Tân Trường châu dâng cúng. Chuông bên trái được đúc từ gang ở Phật Trấn (Quảng Đông, Trung Quốc) vào năm Canh Tuất. Chuông bên phải được đúc từ hợp kim, có chạm nổi dòng chữ “Gia Định tỉnh, Minh Hương xã, Tân Trường châu, Nghĩa An Hội Quán”.
- Khám phá ngôi Miếu Nổi Gò Vấp lưng chừng giữa dòng sông Sài Gòn
- Chùa Bửu Long - Một góc 'chùa Thái Lan' giữa trung tâm Sài Thành
- Thăm Mariamman – ngôi chùa Ấn Độ thiêng liêng ở lòng Sài Gòn
5.3. Các sự kiện văn hóa tại chùa Ông TP.HCM
Chùa Ông Quận 5 thu hút rất nhiều du khách từ trong và ngoài nước đến tham quan, chiêm bái, đặc biệt là vào dịp Tết Nguyên Tiêu và ngày vía Bạch Hổ.
Trong dịp Tết, chùa Ông là nơi tổ chức các hoạt động như đấu đèn, phát lộc, ca kịch Phúc Kiến… làm cho khu vực Chợ Lớn trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Sau khi thăm chùa, dâng lễ, nhiều người thường tới ngựa Xích Thố để vượt qua bụng ngựa 3 vòng. Tiếng chuông vang lên sẽ xua tan mọi điều không may, mang lại may mắn, tài lộc giúp cho cả năm suôn sẻ.
Ngoài ra, cũng có rất nhiều người dân tới nơi này để thực hiện lễ cúng rất nhiều vào ngày vía Bạch Hổ. Điều này là một trong những phong tục truyền thống của người Hoa với mục đích mong muốn bình an, may mắn và loại bỏ những điều xui xẻo, những kẻ tiểu nhân gây rối. Trong những ngày này, không gian chùa luôn tràn ngập hương nhang, tạo ra bầu không khí trang trọng và yên bình.
6. Những ngôi chùa người Hoa gần chùa Ông ở Quận 5
Ngoài chùa Ông ở Quận 5, Sài Gòn còn có nhiều ngôi chùa của người Hoa khác xung quanh. Nếu bạn có cơ hội đi du lịch Sài Gòn, bạn cũng có thể ghé thăm chùa Bà Thiên Hậu, chùa Ông Bổn, chùa Bà Hải Nam để ngắm nhìn những biểu tượng đẹp trong văn hóa tâm linh của địa phương này.
6.1. Chùa Bà Thiên Hậu
Chùa Bà Thiên Hậu cùng với chùa Ông là hai ngôi chùa người Hoa nổi tiếng nhất ở khu vực Quận 5. Chùa được xây dựng từ năm 1760 do nhóm người Hoa gốc Tuệ Thành đóng góp tiền và sức lực.
Điểm đặc biệt nhất của chùa là kiến trúc độc đáo, với mỗi góc được thiết kế theo phong cách Trung Hoa. Tại đây, bạn có thể ghi lại những ước mong của mình và treo lên vòng nhang để cầu nguyện cho những điều tốt lành.
6.2. Chùa Ông Bổn
Chùa Ông Bổn, hay còn gọi là miếu Nhị Phủ, nằm trên đường Hải Thượng Lãn Ông, Quận 5. Vào đầu thế kỷ XVIII, cư dân gốc Hoa từ hai phủ Tuyền Châu và Chương Châu đã cùng nhau xây dựng ngôi chùa này, với diện tích khoảng 2.500m2. Trong chùa, thần thánh chính là Ông Bổn Đầu Công (Phúc Đức Chính Thần) - vị thần bảo vệ đất đai và con người, cùng với một số thần linh khác.
- Tham quan chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn: Ngắm nhìn tháp đá đẹp và cao nhất Việt Nam
6.3. Chùa Bà Hải Nam
Chùa Bà Hải Nam, còn được biết đến với tên Hội Quán Quỳnh Phủ. Chùa được xây dựng từ hơn 200 năm trước bởi cộng đồng người Hải Nam di cư đến Sài Gòn - Gia Định, góp phần tiền bạc và công sức vào việc xây dựng. Hiện nay, chùa nằm trên đường Trần Hưng Đạo, Quận 5, thu hút nhiều du khách đến thăm quan, ngắm cảnh và chụp hình.
Vinpearl Landmark 81, Autograph Collection là một trong những điểm lưu trú tuyệt vời, nằm ở trung tâm thành phố. Khách sạn có 223 phòng nghỉ sang trọng với nội thất hoàn hảo và tiện nghi đầy đủ. Đặc biệt, đây cũng là khách sạn cao nhất ở Đông Nam Á, với tầm nhìn toàn cảnh thành phố lộng lẫy, mang lại trải nghiệm đầy đủ cho du khách.
Chùa Ông ở Quận 5 nổi tiếng là nơi để cầu bình an, may mắn, tài lộc và tình duyên ở Sài Gòn. Không chỉ ấn tượng bởi kiến trúc đặc trưng của người Hoa mà còn mang đến cho bạn cảm giác yên bình và thời gian thư giãn giữa sự hối hả của thành phố.