



- Nhân Performance: Đáp ứng nhu cầu xử lý đơn luồng và công việc đòi hỏi hiệu suất cao như chơi game 4K hoặc thiết kế 3D.
- Nhân Efficient: Xử lý tốt công việc đa nhiệm và nền, giảm áp lực cho nhân Performance.
- Kiến trúc hiệu năng lai: Tối ưu hiệu suất thông qua việc kết hợp 2 loại nhân trên cùng một đế.
- Intel Thread Director: Hỗ trợ lên lịch nhiệm vụ cụ thể, phân phối công việc đúng nhân xử lý.
- PCIe 5.0 lên tới 16 làn: Hỗ trợ kết nối tốc độ cao với card đồ họa, lưu trữ và các thiết bị ngoại vi.
- PCIe 4.0 lên tới 4 làn: Dành cho lưu trữ và ngoại vi với băng thông 16 GT/s.
- Hỗ trợ DDR5-5600 và DDR4-3200: Lựa chọn linh hoạt giữa DDR4 và DDR5 để tối ưu hóa cấu hình theo ngân sách.
- Intel Deep Learning Boost: Tăng tốc suy luận AI để cải thiện hiệu suất cho công việc học sâu.
- Gaussian & Neural Accelerator 3.0: Xử lý âm thanh và giọng nói AI, giảm tải CPU và tăng hiệu suất hệ thống.
- Intel Adaptive Boost Technology, Intel Thermal Velocity Boost, Intel Turbo Boost Max Technology 3.0: Công nghệ tăng tốc xung và hiệu năng cho nhiều loại công việc.
- Intel Extreme Tuning Utility: Hỗ trợ ép xung chính xác cho vi xử lý và bộ nhớ, đơn giản hóa quá trình tinh chỉnh.
- Intel Extreme Memory Profile 3.0: Kích hoạt nhanh cấu hình tùy chỉnh RAM để tối ưu hiệu suất.
- Intel Dynamic Memory Boost: Ép xung bộ nhớ thông minh để tối ưu hiệu suất theo nhu cầu sử dụng.

- Vi xử lý: Intel Core i9-14900K
- Mainboard: ASUS ROG Strix Z790-A Gaming Wi-Fi II
- Bộ nhớ RAM: Kingston FURY Renegade DDR5-7200 32 GB (16 GB x 2)
- Card đồ họa: ASUS ROG Strix GeForce RTX 4060
- Ổ đĩa SSD: ADATA LEGEND 960 MAX 1 TB
- Hệ thống làm mát: Cooler Master MasterLiquid 360 ATMOS
- Nguồn điện: ASUS ROG THOR 1600 W Titanium
Điều bất ngờ là Core i9-14900K vượt xa kỳ vọng. Ở mọi tình huống, con chip đạt điểm Cinebench R23 cao hơn Core i9-13900KS, mặc dù cả 2 sản phẩm đều tương đồng lý thuyết. Trái với thế hệ 13, Core i9-13900K có xung boost tối đa 5.8 GHz và chỉ die 'hàng tuyển' mới được gọi là Core i9-13900KS, với xung boost lên 6 GHz. Nhưng ở thế hệ 14, những die tuyển đó trở nên bình thường, cho thấy tiến trình của Intel được tối ưu hóa hơn, tạo ra nhiều die tốt để trở thành phiên bản thường (non-S). Nếu có die tuyển ở Raptor Lake Refresh này, chúng sẽ trở thành Core i9-14900KS, xung boost khoảng 6.2 GHz. Các thử nghiệm như 3DMark CPU Profile, BAPCo CrossMark, Blender hay Corona cũng cho thấy kết quả tốt hơn.
Đối với câu hỏi đầu tiên, Raptor Lake Refresh có những ưu điểm riêng. Ryzen 9 7950X của AMD vẫn không đủ sức so với Core i9-13900K (ở thiết lập mặc định và cùng thành phần hệ thống). Intel không cần đẩy tiến trình mới mà tập trung hoàn thiện hơn. Core i9-14900K mạnh hơn cả Raptor Lake đặc biệt - Core i9-13900KS, là sản phẩm mới nhất, mạnh nhất trên thị trường dành cho game thủ. Xuất hiện của Raptor Lake Refresh cũng đồng nghĩa giảm giá thế hệ 12 và 13, là cơ hội tốt để người dùng nâng cấp desktop. LGA 1700 đã tồn tại qua 3 thế hệ vi xử lý, Alder Lake là lựa chọn chi phí thấp nhất và vẫn có khả năng nâng cấp lên 2 đời. Đối với người sở hữu Raptor Lake i9, việc nâng cấp lên Core i9-14900K có lẽ không cần thiết, hãy để tiền cho năm sau với socket LGA 1851.