- - Nếu tôi truyền dữ liệu, tôi sẽ sử dụng cổng thunderbolt nếu là eGPU hoặc thunderbolt/M2 Nvme 10Gb/s box, hoặc cổng USB-A với tốc độ 5Gb/s nếu là HDD gắn ngoài (giao thức lý thuyết chỉ là 6Gb/s và tốc độ thực tế là 5Gb/s là đủ). Thực sự tôi không biết làm gì với USB-A 10Gb/s (nếu thiết bị ngoại vi có tốc độ đó thì thường là USB-C).
- - Nếu tôi cần truyền điện, thì 7,5w là quá đủ. AW hay AirPods chỉ từ 2,5-5w thôi, còn điện thoại thì không cần nói, đặc biệt con caldigit còn có một cổng USB-C riêng 20w.
Sự khác biệt
Công nghệ Displaylink
Thế giới của docking station có thể chia làm hai phái: docking station chuyên về displaylink và docking station thunderbolt. Điều này có ý nghĩa gì? Những sản phẩm dock có displaylink thường tập trung vào khả năng xuất hình nhiều màn tuyệt vời, nhưng đồng thời không có khả năng truyền dữ liệu tốc độ cao. Do đó, cổng kết nối với host có thể là USB-A hoặc C, và các cổng ngoại vi trên dock chỉ có tốc độ trung bình. Còn dock thunderbolt, như đã nói ở trên, sử dụng giao thức thunderbolt với host mang lại băng thông tuyệt vời ở các cổng ngoại vi, nhưng lại hạn chế ở khả năng xuất hình (đặc biệt trên MacOS). Hãy chú ý rằng, dù có dock thunderbolt 4 cao cấp đến đâu, bạn vẫn chỉ có thể xuất tối đa 2 màn hình qua một cổng thunderbolt 4 trên MacBook (như con Caldigit 10 củ chẳng hạn, ahihi.). Rõ ràng, sự kết hợp giữa 2 công nghệ trên con dock QGeeM là điều đặc biệt, điều mà trước đây tôi không tưởng tượng được, và hiếm khi thấy trong những chiếc dock tương tự.
Displaylink trên chiếc dock này hoạt động thông qua cổng DisplayPort và HDMI. Nghĩa là, khi bạn xuất hình qua các cổng thunderbolt, nó sẽ chạy trực tiếp qua băng thông và iGPU của chip M, mang lại hiệu suất hoàn hảo. Ngược lại, nếu xuất hình qua 2 cổng tôi đề cập, bạn sẽ có một màn hình được xử lý thông qua phần mềm, đồng thời tốn nhiều CPU hơn, dẫn đến giảm hiệu suất có thể nhận thấy. Lưu ý rằng, dù bạn có xuất hình qua cổng thunderbolt hay không, màn hình xuất qua 2 cổng LUÔN LÀ DISPLAYLINK. Điều này khác biệt với cổng DisplayPort trên Caldigit, nó sử dụng trực tiếp băng thông của thunderbolt. Tuy nhiên, cổng DisplayPort trên QGeeM vẫn đủ sức kéo đến 4k120Hz, như đã được kiểm nghiệm trên các kênh Youtube nước ngoài.
Vậy là, với 2 cổng thunderbolt và 2 cổng displaylink, bạn có thể kết nối tới 5 màn hình, đều có độ phân giải 4k (bao gồm cả màn hình tích hợp trên MacBook), với MacBook Pro M1 Pro bản cơ bản, chỉ cần sử dụng chiếc dock này mà vẫn tận hưởng đầy đủ lợi ích của một thunderbolt dock (mà không cần phải mua thêm dock displaylink). Lý do tôi chỉ đề cập đến MacBook Pro M1 Pro cơ bản không chỉ là vì tôi chỉ sở hữu một chiếc MacBook này, mà còn vì 2 lý do: nguồn cấp ngược cho host chỉ là 60W, khá ổn cho MacBook M1 Pro bản cơ bản nhưng có vẻ không đủ cho các phiên bản lớn hơn. Hơn nữa, các phiên bản cần nhiều năng lượng như M1 Max thì đã có đủ cổng để xuất hình nhiều màn hình. Trừ khi bạn giống như tôi, thích mọi thứ qua một sợi cáp đơn giản thôi.
Nút nguồn: sức mạnh tuyệt vời
Chiếc dock cũ của tôi không có nút nguồn. Và thực sự, tôi cần một chiếc với nút nguồn. Nếu bạn rút máy ra, một chiếc dock vẫn giữ nguồn bên trong mà không bị ảnh hưởng nhiều, vì nó được thiết kế để chịu tải liên tục. Nhưng hãy tưởng tượng một tình huống khác, bạn gập máy và nó hiện chế độ vỏ sò (vì máy vẫn nhận nguồn) trong khi bạn không muốn rút cáp. Bạn cũng không muốn chuyển sang chế độ sleep thủ công (thậm chí có nguy cơ máy bị thức tỉnh do chuyển động). Thay vào đó, bạn chỉ cần nhấn nút nguồn, và xong!
Một số điều khác
Trong thông số kỹ thuật về thunderbolt ở trên, sự khác biệt dễ nhận thấy giữa dock thunderbolt 3 và dock thunderbolt 4 bao gồm hỗ trợ tối đa 4 cổng thunderbolt và KHẢ NĂNG ĐÁNH THỨC MÁY TỪ CHẾ ĐỘ NGỦ BẰNG PHÍM VÀ CHUỘT. Có thể một số người cần, một số không, nhưng chắc chắn nhiều người cần hơn là không. Rõ ràng, điều này tiện lợi hơn rất nhiều. Còn về cây dây thunderbolt 4 dài tới 2m (bây giờ có thêm lựa chọn 3m của Apple), thì thôi, đó là một khoản chi tiêu không cần thiết quá cả anh em ạ.
Những ước mơ
Là một người sử dụng 'cổng thủ', tôi không có công việc đặc thù đòi hỏi một số cổng cụ thể. Ngược lại, tôi thích có đầy đủ cổng để sẵn sàng mọi khi cần. Nghe có vẻ phèn, nhưng tôi tin rằng có vài người giống tôi 😆. Theo thời gian, tham vọng càng lớn, tôi lại muốn chiếc dock của mình có nhiều tính năng hơn. Hiện nay, các thunderbolt dock đã có những tính năng mà QGeeM không có, chẳng hạn như cổng gắn SSD nội địa, thậm chí là kết hợp với KVM switch! Đây là những tính năng giúp tôi thiết lập setup mơ ước của mình. Chúng ta sẽ bàn thêm về điều này ở phần tiếp theo!