Một cuộc đua giảm giá khốc liệt đang diễn ra tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới.
Chỉ trong vòng 1 tuần, liên doanh Trung Quốc của Volkswagen đã giảm 18% giá xe điện ID.3. Changan Automobile, một trong những nhà sản xuất ô tô thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc, chiết khấu 3.000 USD, tung ưu đãi sạc miễn phí cùng nhiều chương trình khác dành riêng cho xe điện. BYD, nhà sản xuất EV lớn nhất cả nước, cũng công bố đợt giảm giá thứ hai chỉ trong vòng 1 tháng đối với một số mẫu xe cũ.
Trong tình hình doanh số bán ô tô giảm sút, các thương hiệu đang cố gắng duy trì tính cạnh tranh bằng cách cung cấp quà tặng cho đại lý và giảm giá sâu. Hơn 40 nhà sản xuất đã tung ra nhiều chương trình ưu đãi. Các khoản giảm giá lên tới vài trăm USD cho các mẫu xe giá rẻ và hàng chục nghìn USD cho các dòng xe cao cấp.
Tu Le, giám đốc điều hành của công ty tư vấn Sino Auto Insights ở Bắc Kinh, với 25 năm kinh nghiệm trong ngành ô tô Trung Quốc và Mỹ, cho biết: “Mức độ nghiêm trọng của chuỗi giảm giá này là điều tôi chưa từng thấy trước đây”.
Cuộc cạnh tranh về giá cả đã làm lung lay những gì từng được coi là trụ cột trong vài năm qua. Theo Hiệp hội Xe du lịch Trung Quốc, doanh số bán xe đã giảm 13% trong 3 tháng đầu năm 2023. Doanh thu ô tô truyền thống giảm sút, trong khi tốc độ tăng trưởng của xe điện giảm lại.
Theo báo The New York Times, thị trường xe điện Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng kể từ năm 2020, một phần nhờ sự hỗ trợ từ chính phủ. Tuy nhiên, sau khi chương trình này kết thúc vào tháng 12 năm 2022, một cuộc cạnh tranh dữ dội đã nổ ra trong phân khúc thị trường đông đúc này.
Một cuộc đua giảm giá khốc liệt đang diễn ra tại thị trường xe hơi lớn nhất thế giới.
Các nhà sản xuất ô tô truyền thống cũng đang cố gắng thanh lý tồn kho trước khi áp dụng các tiêu chuẩn khí thải quốc gia. Việc bán các loại xe chạy bằng dầu diesel và khí đốt sẽ trở nên khó khăn hơn, đặc biệt sau khi Tesla giảm giá bán lần thứ 2 chỉ trong 3 tháng.
Trong tháng này, Wang Chuanfu, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của BYD, đã đề xuất chính phủ gia hạn miễn thuế để giảm chi phí mua xe điện thay vì ép chúng hết hạn trong năm nay. Phòng Thương mại Đại lý Ô tô của Trung Quốc cũng yêu cầu chính phủ trì hoãn 6 tháng trước khi thực hiện các tiêu chuẩn khí thải mới.
Tình trạng giảm giá cũng đang diễn ra ở Mỹ và châu Âu, nhưng được cho là nghiêm trọng nhất ở Trung Quốc. Đây không chỉ là thị trường ô tô điện lớn nhất mà còn là thị trường cạnh tranh nhất, nơi các nhà sản xuất ô tô nội địa phá vỡ sự thống trị của các thương hiệu nước ngoài trong suốt 40 năm qua.
The New York Times cho biết hiện nay có khoảng 300 hãng sản xuất ô tô điện nội địa tại Trung Quốc. Didi, dịch vụ gọi xe hàng đầu của Trung Quốc, đã phát triển xe điện dành riêng cho tài xế. Xiaomi, nhà sản xuất điện thoại thông minh, sẽ ra mắt xe điện vào năm 2023 và thậm chí cả Evergrande, nhà phát triển bất động sản nổi tiếng với vấn đề nợ nần, cũng không muốn tồn tại ngoài cuộc cách mạng xe điện.
Các thương hiệu ô tô đang tìm mọi cách để duy trì tính cạnh tranh
Trung Quốc là thị trường hàng đầu về ô tô điện cũng như số lượng xe bán ra, thậm chí nhiều hơn cả tổng số của phần còn lại của thế giới vào năm ngoái. Các nhà sản xuất ô tô nước ngoài đang cố gắng lấy lại thị trường tại Trung Quốc.
Cui Dongshu, người đứng đầu Hiệp hội Xe du lịch Trung Quốc, cho biết cuộc đua giá cả 'chắc chắn sẽ tiếp tục' vì sự quan trọng của việc sản xuất xe điện số lượng lớn.
'Cuối cùng, những công ty có doanh số nhỏ, công nghệ kém sẽ bị loại bỏ', ông Cui nói.
Các hãng xe và đại lý đang nỗ lực tối đa để phục vụ khách hàng. Một số đại lý cung cấp kỳ nghỉ miễn phí hoặc quà tặng để thu hút khách hàng lái thử. Một số khác tìm đến các trạm sạc với hy vọng tăng doanh thu.
Tháng trước, một tấm áp phích từ một đại lý Toyota ở Thâm Quyến đã gây bão trên mạng. Quảng cáo nói rõ rằng khách hàng sẽ được tặng một chiếc sedan chạy xăng miễn phí nếu mua một chiếc bZ4X - dòng xe thể thao đa dụng chạy bằng điện của công ty. Sau đó, mọi người mới nhận ra đó chỉ là một trò đùa để thu hút sự chú ý của dư luận.
Cuộc đua giá cả đã làm lung lay những gì được coi là trụ cột trong vài năm qua.
Kevin Yang, 29 tuổi, đã ghé thăm một đại lý của Volkswagen ở Thành Đô vào tháng trước để xem xe điện. Anh ấn tượng bởi sự tuyệt vọng của nhân viên bán hàng. Họ ở lại đến cuối ngày chỉ để nài nỉ Yang lái thử. Nhiều cuộc điện thoại cũng liên tục gọi đến với những ưu đãi giảm giá hấp dẫn nếu Yang quay lại cửa hàng.
'Cuộc đua bây giờ thực sự căng thẳng', Yang chia sẻ.
Theo các chuyên gia, có nhiều điểm tương đồng giữa thị trường xe điện sôi nổi ở Trung Quốc và thời kỳ đầu của sự bùng nổ điện thoại thông minh - khi một sản phẩm mới thu hút nhiều thương hiệu mới đến cạnh tranh.
Theo Zhu Jiangming, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của nhà sản xuất xe điện Trung Quốc Leapmotor, giá của ô tô điện sẽ giảm nhanh hơn so với ô tô truyền thống vì giống như điện thoại thông minh, các nhà sản xuất xe điện sẽ hưởng lợi từ giảm giá linh kiện và cải thiện tính năng.
Theo báo The New York Times, giá trung bình của một chiếc ô tô điện ở Trung Quốc đã thấp hơn đáng kể so với phần còn lại của thế giới: khoảng 35.000 USD so với 60.000 USD ở châu Âu và 70.000 USD ở Mỹ.
William Li, giám đốc điều hành của Nio, một trong những công ty sản xuất xe điện hàng đầu của Trung Quốc, cho biết ông đã lên kế hoạch để Nio tránh cuộc chiến giá cả mà ông coi là “không lành mạnh và không bền vững”. Đối với các nhà sản xuất ô tô khí đốt truyền thống, “giảm giá là biện pháp cuối cùng trong nỗ lực giành thị phần”.
Theo: The New York Times, Bloomberg