1. Nguyên nhân nào dẫn đến tràn dịch ở khớp cổ chân?
Trong nhiều trường hợp, sự xuất hiện của tràn dịch ở khớp cổ chân có thể được giải thích thông qua nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng có một số nguyên nhân thường gặp như sau:
Tuổi già: Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra các vấn đề liên quan đến xương khớp. Khi tuổi tác tăng, rủi ro mắc các bệnh về xương khớp cũng tăng lên. Quá trình lão hóa tự nhiên khiến cho hệ thống xương trở nên yếu đuối, không còn đủ mạnh mẽ như trước và dễ dẫn đến nhiều vấn đề, trong đó có tràn dịch ở các khớp.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tràn dịch ở khớp cổ chân
Bệnh tiểu đường và bệnh gout: Hai loại bệnh này cùng với một số bệnh mạn tính khác cũng được xem là nguyên nhân gây ra các vấn đề liên quan đến xương khớp.
Nhiễm trùng: Khi vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào vết thương ở cổ chân, chúng có thể gây viêm và hủy hoại cấu trúc khớp. Tình trạng này khiến cho dịch tiết ở khớp cổ chân tăng lên. Một số nhóm người dễ bị nhiễm trùng bao gồm những người thay khớp nhân tạo, bệnh nhân tiểu đường, viêm khớp hay nhiễm HIV,…
Chấn thương: Đây cũng là một nguyên nhân phổ biến. Khi khớp cổ chân chịu áp lực từ bên ngoài, có thể dây chằng, xương và sụn khớp sẽ bị tổn thương. Điều này làm mất tính ổn định của cấu trúc khớp, tăng nguy cơ tiết dịch và gây ra bệnh tràn dịch ở khớp cổ chân.
Chấn thương có thể gây ra hiện tượng tràn dịchViêm khớp: Cả những người mắc viêm khớp cấp tính và mạn tính đều có nguy cơ cao bị tăng tiết dịch ở khớp chân.
U nang hoạt dịch: Tình trạng này sẽ dẫn đến sự tích tụ chất lỏng trong khớp và hình thành u nang. Khi những u nang này vỡ ra, dịch sẽ tràn vào các khớp và gây sưng đau cho người bệnh.
2. Các dấu hiệu phổ biến của tràn dịch ở khớp cổ chân
Dưới đây là những dấu hiệu phổ biến của căn bệnh:
-
Khớp cổ chân sưng phồng.
-
Người bệnh cảm thấy đau khi di chuyển hoặc hoạt động khớp cổ chân.
-
Cơ thể bị giảm tính linh hoạt do cứng khớp.
-
Khu vực xung quanh khớp cổ chân bị đỏ và nóng hơn các vùng khác.
Trên đây chỉ là các biểu hiện cơ bản, ngoài ra, các triệu chứng có thể thay đổi tùy theo nguyên nhân gây ra căn bệnh. Trong trường hợp bị tràn dịch do chấn thương, vùng khớp cổ chân có thể bị bầm tím hoặc xuất hiện máu chảy. Nếu nhiễm khuẩn, bệnh nhân có thể cảm thấy sốt, mệt mỏi và ớn lạnh.
3. Phương pháp chẩn đoán tràn dịch ở khớp cổ chân
Để đưa ra chẩn đoán chính xác, thường các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra lâm sàng và yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm và phương pháp chụp hình khác:
Kiểm tra lâm sàng: Quá trình này sẽ giúp bác sĩ đánh giá rõ hơn tình trạng ban đầu của bệnh và sau đó sẽ đề xuất các xét nghiệm cần thiết khác. Đối với bệnh tràn dịch ở khớp cổ chân, bác sĩ sẽ quan sát xem phần khớp có bị nóng, đỏ hoặc sưng không,… sau đó sẽ kiểm tra khả năng vận động của khớp cổ chân.
Siêu âm: Sử dụng sóng âm để đánh giá tình trạng mô xương và các mô liên kết trong khớp cổ chân, từ hình ảnh siêu âm bác sĩ có thể nhận biết rõ hơn về viêm khớp, gân và dây chằng.
Chụp X-quang và chụp CT: Phương pháp này sẽ phát hiện các vấn đề như rạn, nứt, gãy xương hoặc có khối u bên trong khớp.
Chụp MRI để kiểm tra tình trạng của mô mềm trong khớp.
Phân tích dịch khớp: Dịch khớp cũng là một chỉ số quan trọng của sức khỏe xương khớp. Dịch màu trắng nhớt giống lòng trắng trứng thì khớp khỏe mạnh. Nhưng nếu dịch có màu sắc và mùi lạ thì khớp có vấn đề. Ví dụ, dịch đục có thể là do viêm khớp dạng thấp, dịch vàng có thể gặp ở bệnh nhân gout, dịch màu vàng xanh lẫn mủ có thể do nhiễm trùng xương, dịch màu hồng có thể là do chấn thương khớp.
4. Cách điều trị tràn dịch ở khớp cổ chân
Để đạt hiệu quả trong việc điều trị bệnh, các chuyên gia sẽ xem xét mức độ của căn bệnh và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân để đề xuất phương pháp điều trị phù hợp nhất. Các phương pháp điều trị thường áp dụng bao gồm:
Điều trị bệnh bằng thuốcPhương pháp nội tiết:
-
Để giảm áp lực lên khớp, người bệnh cần nghỉ ngơi. Hoạt động càng nhiều, khớp sẽ càng sưng và đau hơn khi mắc bệnh.
-
Chườm đá: Là phương pháp giảm đau hiệu quả đối với những cơn đau nhẹ, đồng thời giảm việc sưng viêm.
-
Sử dụng thuốc: Bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc chống viêm, giảm phù nề để giảm đau và làm giảm hiện tượng khớp bị cứng. Trong trường hợp viêm loét dạ dày, cần thận trọng khi sử dụng thuốc và không nên lạm dụng. Đối với trường hợp nhiễm trùng, có thể cần sử dụng kháng sinh.
Điều trị ngoại khoa: Phương pháp này chỉ được áp dụng khi cần thiết do có nguy cơ rủi ro. Can thiệp ngoại khoa bao gồm:
Hút dịch khớp: Phương pháp này ít xâm lấn và ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, tỉ lệ tái phát cao.
Ngoài ra, trong những trường hợp bệnh nặng, có thể thực hiện phẫu thuật thay khớp cổ chân bằng khớp nhân tạo để giúp bệnh nhân di chuyển và vận động. Tuy nhiên, sau phẫu thuật, bệnh nhân cần được chăm sóc kỹ lưỡng để tránh nhiễm trùng và thực hiện liệu pháp vật lý đều đặn.