Đây là một nhu cầu thực tế hay chỉ là hiệu ứng đám đông?
Hiện nay, tỷ lệ người cần chăm sóc sức khỏe tâm thần đang ngày càng tăng nhanh và có xu hướng trẻ hóa. Tại Việt Nam, 14,9% dân số (khoảng 15 triệu người) mắc các rối loạn về tâm thần, trong đó tỷ lệ bị trầm cảm chiếm tới 5,4% dân số.
Tại sao cụm từ “chữa lành” lại lan truyền như vậy?
Mình nghĩ vì những người nghiên cứu và làm nội dung đã đụng chạm vào nhận thức và nhu cầu của giới trẻ. Họ đã đụng chạm đến nỗi đau của người trẻ, sống trong một xã hội hiện đại hóa, phát triển mạnh mẽ với các phương tiện truyền thông xã hội. Các bạn thường chọn sống khép kín và rút lui vào thế giới nội tâm của mình, họ chọn ở nhà nhiều hơn là tham gia các hoạt động xã hội. Họ cảm thấy mong manh vì không thể chạm đến những cảm xúc thật, bị bão hòa thông tin, và ba mẹ gia đình cũng không có quá nhiều thời gian để giúp đỡ. Họ cảm thấy cô đơn và không có ai để hỗ trợ, các cảm xúc trở nên phức tạp, hình thành tâm lý nạn nhân, nạn nhân của gia đình, xã hội, những thứ đã làm họ tổn thương.
Giới trẻ được ví như một thế hệ dễ tổn thương, trầm cảm, dẫn đến tự hành hạ bản thân, vì vậy có những doanh nghiệp đã “đụng” vào nỗi đau đó và sử dụng như một từ khóa để thu hút khách hàng. Có những dịch vụ họ gắn mác “chữa lành” nhưng vấn đề thì vẫn chưa được giải quyết, cứ lặp đi lặp lại.
Tuổi 17 là thời điểm ngã gãy sừng trâu?
Thực tế cho thấy hơn nửa số người tìm đến “chữa lành” hoặc các bệnh viện chăm sóc sức khỏe tinh thần là người trẻ. Tuổi 17 là thời điểm những ước mơ, những khát vọng rực rỡ, vậy tại sao độ tuổi này lại đang cần chăm sóc sức khỏe tinh thần nhiều nhất?
Một phần nguyên nhân là đây là độ tuổi rực rỡ nhất nhưng cũng là độ tuổi gặp nhiều vấn đề về sức khỏe tinh thần nhất. Giai đoạn chuyển từ tuổi vị thành niên sang tuổi trưởng thành thường đi kèm với nhiều thay đổi lớn về học tập, công việc và mối quan hệ xã hội.
Ngoài ra, hiện nay chúng ta tiếp cận thông tin quá nhanh và dễ dàng, các ngành nghề lại quá phức tạp để có thể hiểu rõ, dẫn đến việc mất phương hướng và cảm thấy mơ hồ trong hành trình tương lai, kết bạn quá dễ dàng cũng khiến chúng ta dễ dàng tiếp xúc với những mối quan hệ không lành mạnh. Tất cả những yếu tố này tạo nên áp lực vô hình khiến giới trẻ tìm đến “chữa lành”.
Sự phát triển của xã hội với thế giới phẳng, trí tuệ nhân tạo 4.0, 5.0 đang ngày càng phổ biến làm cho sự giao tiếp và kết nối giữa con người không còn được gần gũi và tự nhiên như trước, cảm xúc không được gợi lên một cách đúng đắn và chân thật, dẫn đến cảm giác cô đơn.
Lý do chính là vì những người trẻ hiện nay nhận thức rõ nhu cầu chăm sóc sức khỏe tinh thần của họ, họ tò mò và muốn tìm hiểu về sức khỏe tinh thần của mình bằng cách đến các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm lý để được lắng nghe và hỗ trợ điều trị.
Liệu giới trẻ có thực sự cần sự chữa lành hay chỉ làm quá mức? Đó là một câu hỏi đáng suy ngẫm. Có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này, từ đồng tình đến phản đối.
Nhiều chuyên gia cho rằng giới trẻ ngày nay đang cần sự chữa lành và hỗ trợ tâm lý thực sự. Áp lực học tập, công việc và các vấn đề về sức khỏe tâm thần như trầm cảm, lo âu ngày càng gia tăng. Họ cần những không gian an toàn để chia sẻ và được lắng nghe.
Tuy nhiên, một số người cho rằng giới trẻ đôi khi có xu hướng 'làm quá' hay 'chạy theo trào lưu' khi nói về vấn đề chữa lành. Họ có thể quá nhạy cảm và kỳ vọng quá nhiều vào các phương pháp chữa lành.
Tuy vậy, điều quan trọng là cần có sự cân bằng. Chúng ta cần lắng nghe và đáp ứng các nhu cầu thực sự của bản thân, nhưng cũng cần hướng dẫn cách tiếp cận vấn đề một cách lành mạnh và có trách nhiệm.
Điều quan trọng là cân bằng giữa việc đáp ứng nhu cầu thực sự của bản thân và học cách tiếp cận vấn đề một cách lành mạnh và có trách nhiệm.
Khi nào cần chữa lành?
Không phải lúc nào chúng ta cũng áp dụng phương pháp chữa lành. Cần xem xét từ nhiều khía cạnh để có thể chữa lành một cách hiệu quả nhất.
Khi gặp các vấn đề tâm lý, cảm xúc ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày như trầm cảm, lo âu kéo dài, khó ngủ, mất tập trung…
Khi gặp các biến cố, tổn thương tâm lý từ quá khứ chưa được giải quyết triệt để, ảnh hưởng đến hiện tại.
Khi gặp mâu thuẫn, xung đột trong các mối quan hệ gia đình, bạn bè, tình cảm mà không thể tự giải quyết được.
Khi cảm thấy mất phương hướng, thiếu ý nghĩa trong cuộc sống, không biết mục tiêu phấn đấu.
Khi có những thói quen xấu, ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân và người khác.
Ngại giao tiếp với người khác, đặc biệt là với chính mình gây ra mâu thuẫn nội tâm, cảm xúc trở nên tiêu cực.
Chữa lành không chỉ là xu hướng, mà là nhu cầu thực sự để giúp con người phát triển toàn diện, sống khỏe mạnh về cả thể chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, cần có sự cân nhắc và lựa chọn phương pháp phù hợp, không nên quá cực đoan.
Tuy nhiên, nếu bạn lạm dụng nó quá mức, việc “chữa lành” trở nên rất thường, bạn sẽ thấy việc chữa lành không còn đặc biệt. Mỗi khi bạn gặp vấn đề không quá phức tạp hoặc đùa giỡn, “tôi muốn đi chữa lành tụi bạn ạ”, từ lâu lời nói đó trở thành câu nói đùa, những người thực sự cần chữa lành lại không thể nói ra cảm xúc của họ vì sợ bị coi là đùa, như chuyện cậu bé chăn cừu, không ai tin cậu ấy vì những lời đùa trước đó.
Làm thế nào để chữa lành?
“Chữa lành” không nhất thiết phải tìm đến các chuyên gia hay các bệnh viện tâm lý, tùy thuộc vào mức độ tổn thương, chúng ta có thể tự chữa lành tại nhà.
Tham gia các hoạt động tâm linh, thiền định, yoga: Các hoạt động này giúp thư giãn, tập trung vào bản thân, tìm lại sự cân bằng trong cuộc sống.
Tham gia các nhóm hỗ trợ, chia sẻ: Chia sẻ câu chuyện, cảm xúc với những người đang trải qua tình huống tương tự có thể giúp cảm thấy không đơn độc. Những fanpage như tâm sự tuổi hồng, ở đây có nhiều tâm sự,...
Tham gia các hoạt động sáng tạo, thể thao: Các hoạt động này giúp giải tỏa căng thẳng, phát triển tính sáng tạo và kỹ năng xã hội. Ngoài ra còn giúp chúng ta tăng độ nhận diện, gặp gỡ và kết nối với nhiều người.
Chăm sóc bản thân: Chữa lành cần chữa từ bên trong, vậy nên dành thời gian nghỉ ngơi, ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn để có sức khỏe tốt là điều rất quan trọng.
Xây dựng mối quan hệ lành mạnh: Dành thời gian chất lượng với gia đình, bạn bè, người thân. Đi chơi và kết nối, học hỏi nhiều hơn.
Chấp nhận - Chấp nhận rằng mình không ổn, mình chấp nhận là cuộc đời sẽ có những lúc vui vẻ, hạnh phúc, lúc lại đầy khó khăn và thử thách, chẳng như ý muốn, có những lúc mình làm sai, mình thất bại.
Con người ai rồi cũng có những thời điểm không ổn, nhưng đó chỉ là tạm thời. Điều quan trọng là bạn có dám đối mặt với những vấn đề đó hay không. Cuộc sống luôn thay đổi, và bạn cũng cần thay đổi cùng nó để mọi việc trở nên tốt đẹp hơn.
Tác Giả: ChenggPun