1. Trẻ 6 tháng nên ăn những thức gì?
Trẻ từ 6 tháng tuổi cần được bổ sung nhiều dinh dưỡng hơn. Chỉ sử dụng sữa mẹ không đủ để đảm bảo bé phát triển toàn diện. Do đó, mẹ cần cung cấp cho bé nhiều loại thực phẩm khác nhau, bổ sung đa dạng dưỡng chất để bé tăng cân đều và phát triển khỏe mạnh.
Khi bé đã có những dấu hiệu như ngồi thẳng, có thể nuốt và nhai dễ dàng, bé bắt đầu thích thú với thức ăn, hãy cho bé bắt đầu ăn dặm. Tuy nhiên, mẹ cần chú ý không nên bắt đầu ăn dặm quá sớm, trước khi hệ tiêu hóa của bé hoàn thiện để tránh các vấn đề về đường tiêu hóa.
Đối với câu hỏi “trẻ 6 tháng ăn được gì”, các chuyên gia đã đưa ra câu trả lời cụ thể như sau:
- Sữa: Dù bé đã bắt đầu ăn dặm nhưng cha mẹ cần nhớ rằng sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính của trẻ dưới 1 tuổi. Trong khi chế độ ăn dặm chỉ cung cấp một phần nhỏ dinh dưỡng cho bé ở giai đoạn này.
Trẻ 6 tháng tuổi vẫn cần được bú sữa mẹ đầy đủ
Khi tập trung vào việc tìm kiếm thực phẩm cho bé trong giai đoạn ăn dặm, nhiều phụ huynh đã bỏ qua giá trị dinh dưỡng quý báu từ sữa mẹ. Nếu bé không được bú sữa mẹ đủ lượng trong thời kỳ này, bé có thể thiếu dưỡng chất và phát triển chậm. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé.
- Các loại thực phẩm phù hợp với chế độ ăn dặm của trẻ
Trước khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm, mẹ cần nhớ rằng, trẻ 6 tháng tuổi mới chỉ làm quen với thực phẩm, món ăn nên mẹ không nên lo lắng quá nếu bé ăn ít và không tăng cân. Ở độ tuổi này, bé thích vận động, khám phá hơn là ăn uống. Cha mẹ không nên ép bé ăn quá nhiều để tránh làm bé sợ ăn, biếng ăn và gây tổn thương cho hệ tiêu hóa của bé.
Sau khi bé làm quen với một số loại bột và ngũ cốc, cha mẹ có thể cho bé thử một số loại rau củ đã được hầm nhừ. Lưu ý, chỉ nên cho bé thử một loại mỗi lần và sau đó quan sát phản ứng của bé cũng như kiểm tra xem bé có phản ứng dị ứng với thực phẩm đó không.
Cho bé ăn những loại rau củ phổ biến
Trước hết, mẹ nên cho bé ăn các loại rau củ phổ biến như cà rốt, bí đỏ, khoai lang, khoai tây, củ cải đường,... hoặc một số loại trái cây như táo, chuối, dưa,... Bên cạnh đó, mẹ cũng cần chú ý đến lượng thực phẩm cung cấp cho bé. Chỉ nên cho bé ăn lượng vừa đủ.
Các chuyên gia khuyên rằng, mẹ nên chế biến những loại thực phẩm này thành dạng lỏng để giúp bé tiêu hóa dễ dàng hơn. Đồng thời cho bé ăn tăng dần về độ đặc, để đảm bảo bé có thể thích nghi một cách tốt nhất với món ăn đó.
Các món cháo, bột rất phù hợp với bé khi đang trong chế độ ăn dặm
Cháo chính là món ăn phù hợp nhất với bé 6 tháng tuổi. Khi nấu cháo, mẹ có thể kết hợp nhiều loại thực phẩm với nhau để cung cấp đầy đủ một số dưỡng chất cho bé, có thể kể đến như canxi, sắt, axit béo Omega 3 và các loại vitamin,... Dưới đây là một số thực phẩm mẹ có thể lựa chọn:
+ Ngũ cốc: Mẹ có thể chọn loại để nấu cháo hoặc loại đã được chế biến sẵn.
+ Các loại thịt như thịt bò, thịt lợn, thịt gà,...: Mẹ có thể luộc những loại thịt này và dùng nước luộc để nấu cháo. Hoặc có thể xay nhuyễn thịt để nấu cháo.
+ Chất béo: Ngoài các loại thịt, mẹ có thể thêm dầu thực vật vào các món cháo để bổ sung chất béo cho bé.
+ Chất xơ từ các loại rau củ và trái cây: Đối với những loại rau củ mềm, mẹ có thể nghiền và cho bé ăn. Đối với những loại trái cây cứng, mẹ có thể ép nước để bé uống hoặc xay nhuyễn và nấu cùng cháo để bổ sung dưỡng chất cho bé.
2. Một số lưu ý khi chế biến món ăn cho bé
Để đảm bảo bé được ăn đầy đủ dinh dưỡng và an toàn, mẹ cần chú ý những điểm sau:
- Trong quá trình nấu cháo, mẹ không nên thêm nước lạnh vào vì có thể làm cho hạt gạo trương lên, nấu lâu hơn, mất đi dưỡng chất và giảm hương vị của cháo.
Mẹ nên nấu đúng lượng vừa đủ cho bé
- Không nên nấu quá nhiều và hâm lại nhiều lần để tránh mất dinh dưỡng và có thể không tốt cho sức khỏe của bé. Tốt nhất, mẹ chỉ nên nấu cháo đúng với nhu cầu ăn của bé.
- Tránh sử dụng gia vị khi nấu cho bé: Hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện và khả năng hấp thụ muối của bé còn kém. Nếu thêm quá nhiều muối vào thức ăn của bé, thận của bé sẽ phải làm việc quá tải và dễ bị tổn thương. Đồng thời, điều này cũng có thể tạo thói quen ăn uống không tốt cho bé. Thay vào đó, mẹ có thể chọn sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như bạc hà, gừng, tỏi, quế,... nhưng cần lưu ý chỉ sử dụng vừa đủ.
Tránh ép bé ăn để tránh làm bé sợ ăn
- Bảo quản và rã đông thực phẩm đúng cách để tránh sự phát triển của vi khuẩn, gây hỏng thực phẩm và gây nguy cơ tiêu chảy cho bé. Ngoài ra, việc bảo quản không đúng cách cũng dẫn đến mất mát dinh dưỡng và giảm chất lượng thực phẩm.
Hy vọng với những thông tin trên, các bậc phụ huynh đã giải đáp được thắc mắc về 'trẻ 6 tháng ăn được gì' và lưu ý trong việc chế biến thức ăn giúp bé phát triển toàn diện.