Marshall Minor III gặp nhiều vấn đề như: hoàn thiện không được tốt, đeo không chắc chắn và điều khiển không tiện lợi. Minor IV được nâng cấp từ Minor III một cách toàn diện.
Tai nghe được sơn tỉ mỉ, hộp sạc cũng có thiết kế cứng cáp hơn so với phiên bản trước.
Tai nghe của Minor IV có hình dáng khá giống Earpods, mang lại cảm giác đeo êm tai, không dễ bị rơi khi đi bộ, tuy nhiên trong các hoạt động cường độ cao hơn có thể dễ rơi hơn.
Việc đeo lên tai cũng khá gọn gàng, có thể thoải mái nằm ngủ trên gối.
Về chất lượng âm thanh, mình cảm nhận rằng nó tương tự như Minor III: âm hơi ấm, mờ, có nhiều bass trên và không kiểm soát được bass dưới. Âm trung cũng được, đặc biệt nếu bạn thích nghe nhạc vàng, pop, vì nó... khá trầm và không quá sắc nét, cùng với âm treble nhẹ nhàng, không quá mạnh nên với người mới bắt đầu sử dụng tai nghe, Minor IV sẽ mang lại cảm giác êm tai.
Bạn nghĩ tai nghe Marshall Minor IV này có thể phù hợp với rock không? Không phải là vậy, cả Minor IV và Minor III đều có âm trường hẹp và tốc độ chậm. Nếu bạn thích nghe Bon Jovi hát những bản ballads và coi đó là rock thì ok, Minor IV có thể đáp ứng được nhu cầu nghe nhạc này, hoặc những bản nhạc có tempo trung bình như Within Temptation, Nightwish (Thời Aja). Tuy nhiên, nếu bạn là fan của Metallica, Gun & Roses, Megadeth, COB hoặc Cannibal Corpse thì Minor IV không thể đáp ứng được với nhịp double pedal.
Theo cá nhân mình, điểm mạnh của dòng tai nghe này chính là khi nghe nhạc trữ tình Việt Nam, nhạc acoustic dễ nghe như album Một Thời Đã Xa, nhạc Bolero cũng không tồi nhưng sẽ hơi thiếu mượt mà một chút vì toàn bộ âm trung hơi lùi, âm trung cao không phát triển hết cỡ nên nghe giọng ca nữ không đầy đặn lắm.
Em này có ứng dụng kèm theo để chỉnh âm thanh và EQ. Thấy anh em chỉ cần tăng chút dày ở phần trung (cột 3-4), còn lại để nguyên hoặc giữ nguyên cài đặt mặc định.Nếu bạn là fan của Marshall, việc nhận xét về âm thanh của mình là không cần thiết, chỉ cần đi mua là được.