

Odyssey G8 làm thế nào để đáp ứng nhu cầu chơi game của bạn?




Chi tiết về màn hình Odyssey G80SD.

Đối với Odyssey G8, chế độ game được tự động kích hoạt khi bạn vào game, giao diện OSD cũng được điều chỉnh tự động để bạn dễ dàng tuỳ chỉnh hơn. Điều này khác biệt so với các mẫu màn hình khác cần phải kích hoạt thủ công chế độ game.
Odyssey G8 cung cấp các thiết lập đơn giản như profile màu sắc, ánh sáng cho từng tựa game, tâm ảo, điều chỉnh tỉ lệ màn hình và các chế độ âm thanh.

Tính năng nổi bật của tấm nền OLED là màu đen sâu và độ tương phản cao. Tuy nhiên, với Samsung Dynamic Black Equalizer, màn hình tự động điều chỉnh độ sáng, độ bão hòa và chi tiết màu đen trong các cảnh tối của trò chơi như Alan Wake II. Điều này giúp bạn dễ dàng nhìn thấy các đối thủ ẩn trong bóng tối.




Tuy nhiên, nếu phải chọn một điểm mà tôi chưa hài lòng với Odyssey G8 về khía cạnh chơi game, đó là độ sáng. Với chỉ 250 nits SDR, màn hình này khá khó sử dụng trong môi trường quá sáng hoặc văn phòng thông thường. Mặc dù khi chơi game HDR (G8 hỗ trợ HDR10 và HDR10+ Gaming), độ sáng có thể lên đến gần 1000 nits, nhưng với các nhu cầu sử dụng thông thường, độ sáng vẫn là vấn đề với tấm nền OLED, và các nhà sản xuất vẫn đang tìm cách để cân bằng giữa tuổi thọ của tấm nền và độ sáng. Cải tiến từ QD-OLED cũng chưa đủ để giải quyết vấn đề này.

Tuy nhiên, Samsung vẫn cam kết bảo hành màn hình G8 trong 3 năm cho người dùng và liên tục cải thiện khả năng hiển thị và độ bền với chính sách OLED Safeguard+.

OLED Safeguard+ của Samsung có chức năng hạn chế và ngăn ngừa hiện tượng burn-in. Samsung đã áp dụng một ống dẫn nhiệt đầu tiên, có chức năng làm bay hơi và ngưng tụ chất làm mát (tương tự như các hệ thống tản nhiệt nước trên PC) để khuếch tán nhiệt tốt hơn so với việc sử dụng tấm graphite trước đây. Ngoài ra, với con chip NQ8 AI Gen 3, Samsung áp dụng công nghệ AI tương tự như trên TV của họ để tự động điều chỉnh độ sáng phù hợp, nhận diện logo, chữ nghĩa trong các bản tin (ở chế độ TV) để giảm độ sáng và ngăn ngừa hiện tượng burn-in.
Odyssey G8 đáp ứng như thế nào trong việc làm việc?

Với việc sử dụng làm việc hoặc làm màn hình văn phòng đơn giản, tôi quan tâm đến chất lượng màu sắc, kết nối và tính tiện lợi của Odyssey, và màn hình này đáp ứng tốt ở hai yếu tố đầu tiên.

Đối với việc sử dụng trên cả macOS và Windows, Odyssey G8 đều tương thích tốt. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa tốc độ làm tươi 240Hz của màn hình trên macOS, bạn cần kết nối qua DisplayPort, trong khi đó trên Windows thì đơn giản hơn. Thiếu hỗ trợ USB-C với giao thức DP Alt mode cũng không phải là vấn đề lớn đối với tôi, chỉ cần sạc thêm cho laptop là có thể sử dụng được.

Khi làm việc, Odyssey G8 cung cấp nhiều tùy chọn profile màu sắc giống như khi chơi game, bạn có thể dễ dàng điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu. Đối với mình, màu sắc của màn hình OLED Odyssey G8 rất đồng đều, so với MacBook cá nhân, mình thấy không có sự khác biệt đáng kể.
Một điểm mình rất thích trên màn hình OLED là khả năng tự động điều chỉnh độ sáng cho từng nội dung hiển thị, giúp chữ nghĩa nổi bật hơn khi sử dụng dark mode trên Windows hoặc macOS, tiết kiệm và tiện lợi.

AI cũng đóng góp vào việc cải thiện trải nghiệm âm thanh trên Odyssey G8, với công nghệ Active Voice Amplifier Pro. Samsung sử dụng AI để phân tích tiếng ồn xung quanh và tăng cường âm lượng, giọng nói mỗi khi bạn sử dụng cho hội họp video, xem phim, thể thao, mang lại trải nghiệm dễ dàng hơn.


Mình không thực sự hài lòng với việc phải qua một lớp OS khác trước khi kết nối với PC, đôi khi gặp tình trạng không kết nối được, những màn hình khác không gặp phải trường hợp này.
Odyssey G8 đáp ứng nhu cầu của mình như một chiếc TV như thế nào?

Theo mình, Odyssey G8 có thể coi như một chiếc TV OLED 32-inch vì nó sử dụng Tizen và có remote điều khiển, bạn dùng Odyssey G8 như dùng một TV Samsung.
Trên các TV Samsung, AI Motion Enhancer Pro và bộ xử lý NQ8 AI Gen 3 giúp làm nổi bật nội dung chuyển động nhanh, đặc biệt khi xem các bộ môn như bóng đá với những chuyển động nhanh.

Nhờ vào bộ xử lý NQ8 AI Gen 3, Odyssey G8 có thể nâng cấp nội dung lên độ phân giải 4K, mang lại trải nghiệm sắc nét cho người dùng.

Đối với Samsung, họ luôn muốn mang đến giá trị sử dụng cao nhất cho người dùng, điều này rõ ràng trên Odyssey G8. Mặc dù ít khi dùng màn hình này như một smart TV hay TV, nhưng nó vẫn luôn có mặt và hữu ích.
Thiết kế đẹp mắt

Phải nói rằng Odyssey G8 có thiết kế rất đẹp, mang tính tương lai và hiện đại. Trong số các màn hình gaming mình từng sử dụng, chỉ có thể so sánh với Alienware.

Với dòng Odyssey của Samsung, mỗi màn hình đều có điểm nhấn riêng, nhưng với G80SD, phần khung kim loại và hệ thống ánh sáng CoreLightning+ là những điểm khiến mình thích nhất.
Dải đèn LED phía sau màn hình, nếu bạn đặt ở khoảng cách hợp lý so với tường, sẽ thấy hiệu ứng thay đổi theo từng tựa game bạn chơi hoặc cài đặt sẵn.

Đối với phần khung bằng nhôm, nó làm cho màn hình trở nên nặng hơn nhưng không làm giảm đi vẻ đẹp của nó. Đặc biệt, độ mỏng của một mẫu màn hình OLED giúp Odyssey G8 trở nên hấp dẫn hơn nữa.

Phần Stand của Odyssey G8 cũng là kim loại và có thiết kế công thái học, bạn có thể xoay màn hình theo các hướng HAS, Tilt, Swivel hay Pivot đều được.

Việc lắp đặt màn hình cũng không phức tạp, hiện nay đa số các màn hình gaming hoặc văn phòng đều không yêu cầu bạn cần các công cụ đặc biệt, hầu hết đều có thể lắp đặt mà không cần dụng cụ.

Remote điều khiển đi kèm Odyssey G8, bạn cần có remote này để có thể điều chỉnh và tinh chỉnh các thiết lập một cách nhanh chóng.

Dưới đây là một số hình ảnh khác về Samsung Odyssey G8 G80SD OLED: