Surely nowadays everyone has come across somewhere on social media, the media that 'healing place,' 'healing café,' 'a place to heal'... and when associated with 'healing,' it attracts today's young generation so much.
How do we understand what 'healing' is?
'Healing' here that we are talking about is not healing physical wounds but healing emotional wounds, the act of 'healing' is understood by today's young people as a choice, acceptance, or change something to return to their true selves, or in other words, choosing inner peace, thereby realigning their life purpose. And when choosing something to help themselves 'heal,' they themselves know that they are emotionally wounded. Nowadays, young people, especially with the Y generation (millennials) - those aged 22–37, living in the era 4.0 have to strive to develop and change, being too influenced by many things, making them lose control in thinking, directing their purpose in studying, working, living... and gradually lose positive energy for their activities.
So why do healing places and methods attract young people today?
Bởi vì nó liên kết tinh thần, suy nghĩ của giới trẻ. Giống như cảm giác đầy năng lượng trong những ngày nắng, sự thư thái trong những ngày mưa. Hoặc mỗi khi bước vào thiên nhiên, hòa mình vào núi rừng, bạn cảm thấy như đang được thả lỏng cơ thể, tự do. Những 'nơi chữa lành' kết nối tâm trí chúng ta qua không gian gần gũi, ấm áp, tươi mới; hương thơm dẫn dắt; âm nhạc du dương, mộc mạc; đồ uống, món ăn khiến ta nhớ những điều quen thuộc hoặc chỉ đơn giản là có ai đó ngồi lắng nghe chuyện kể của ta ... Nói cách khác, không gian chữa lành giúp tâm trí của chúng ta yên bình lại, chậm rãi hòa mình vào cảm xúc hiện thực, dành thời gian để đánh giá và giải quyết từng vấn đề.
Người cần đến 'nơi chữa lành' trong trạng thái như thế nào?
Nếu bạn đang trải qua thời kỳ mà bạn không cảm thấy hạnh phúc với cuộc sống hiện tại, đột nhiên cảm thấy bị áp đặt bởi những vấn đề không giải quyết được, cảm thấy cô đơn và cuộc sống trở nên vô nghĩa, đó chính là lúc chúng ta cần được chữa lành.
Thường thì những người cần được 'chữa lành' thuộc 02 trường hợp sau:
- Một là, những người gặp thất bại trong công việc, tình yêu hoặc gặp biến cố, một cú sốc lớn trong cuộc sống gây ra những biến động tinh thần rõ rệt dẫn đến việc họ cô lập bản thân và không muốn giao tiếp với người khác.
Hai là, những người bị cuốn vào vòng quay của công việc, học tập, cuộc sống vất vả, thiếu cân bằng, thiếu cảm xúc, luôn căng thẳng, lo âu. Mỗi ngày, họ phải đối mặt với những cảm xúc không ổn định như: bất ngờ vui buồn; cảm giác chán nản muốn từ bỏ không rõ lí do, không muốn làm gì hoặc làm cũng không hiệu quả; năng lượng tích cực biến mất đột ngột thay vào đó là dễ bị ảnh hưởng bởi năng lượng tiêu cực xung quanh; mất kiểm soát cảm xúc; dễ khóc khi gặp những điều gợi lên nỗi đau từng trải... Đây cũng là tình huống mà đa số các bạn trẻ hiện nay thường gặp.
Hơn bất kỳ thế hệ nào khác, giới trẻ ngày nay hiểu rõ nhất về vấn đề trong cuộc sống xung quanh và việc tìm ra cách giải quyết vấn đề hoặc đáp ứng nhu cầu của bản thân không hiểu sao đã trở thành xu hướng. Khi đến 'nơi chữa lành', mỗi bạn trẻ thực sự đối mặt trực tiếp với cảm xúc thật của mình, những tổn thương, nỗi đau mà ta đang gặp phải mà không cần phải giả vờ ổn. Bởi vì, chúng ta không thể chữa lành vết thương nếu vẫn giả vờ không đau, cũng như không thể đánh thức một người giả vờ ngủ. Vì vậy, mọi cảm xúc tiêu cực thực ra đều để giải toả, để trở về trạng thái cân bằng, ổn định. Và những địa điểm, không gian 'chữa lành' dần trở thành điểm đến được các bạn trẻ hiện nay lựa chọn trong những ngày buồn bã hoặc cảm thấy lạc lõng, mất phương hướng.
'Chữa lành' hay là 'chạy trốn'?
Không ít người nghĩ rằng, đến 'nơi chữa lành' thực sự là để tìm nơi trốn chạy, hoặc nói cách khác là tìm một không gian yên tĩnh, không ồn ào để che giấu áp lực, khó khăn, nỗi đau mà bản thân đang phải đối mặt.
Điều này không sai khi mà những người tìm đến những địa điểm này thường chỉ muốn thư giãn, ngủ hoặc đơn giản chỉ là để tránh xa đám đông, che giấu cảm xúc và không muốn chia sẻ với ai trong thời gian ngắn. Tóm lại, chạy trốn khỏi hiện thực không phải là sự nhát gan, mà là theo bản năng tự nhiên của con người. Khi gặp khó khăn, con người thường có xu hướng tránh né và muốn thoát khỏi tình huống đó. Nhưng liệu trốn tránh có giúp ta thoát khỏi hoàn toàn, hoặc khiến vấn đề tồn tại lâu dài hơn mà cuối cùng cũng không thể tránh được nữa, trừ khi ta có giải pháp trước khi quay lại, nếu không sẽ tăng thêm cảm giác lo sợ và khiến ta cảm thấy tuyệt vọng.
Trái lại, khi đến những địa điểm “chữa lành”, chúng ta thả lỏng mình trong vài phút, kết nối với không gian xanh mát ngoài trời hoặc ấm áp ánh nến bên trong, đi chân trần trên nền gạch mát, ngồi bệt trên nền đất hoặc thư thả ngồi trên ghế, thưởng thức một ngụm trà hoặc nhâm nhi chút cà phê, dành thời gian tĩnh tâm, hướng tâm trí vào bên trong, để cảm nhận sức sống chảy dọc cơ thể và bắt đầu suy nghĩ về từng vấn đề đang gặp phải, nhận biết đúng - sai và tìm cách giải quyết hoặc chấp nhận điều không thể thay đổi, thì chính lúc đó, chúng ta đang tự “chữa lành”.
Như Choi Kwanghyun - một tác giả tâm lý nổi tiếng với tác phẩm “Trong mỗi chúng ta đều có một đứa trẻ cần được vỗ về” đã viết cuốn sách dành cho những tâm hồn không thể vượt qua những vết thương trong quá khứ, nội dung như muốn thể hiện về những tổn thương sâu trong tâm hồn con người vẫn tồn tại và sẵn sàng phát triển khi đã bị dồn nén quá lâu. Có thể trong tiềm thức, chúng ta vẫn cố gắng lạc quan rằng những điều đã qua không còn liên quan đến hiện tại nhưng có thể chúng ta đang hiểu sai về việc “tự chữa lành”, đó là sự cố chấp, từ chối thay vì chấp nhận, giải quyết. Bởi vì cảm xúc cần được lắng nghe và hiểu biết chứ không phải là gói gọn và giấu kín trong lòng một cách tạm thời.
Những ngày hạnh phúc cần được bản thân chúng ta nỗ lực giành lấy. Cảm xúc cần được bảo vệ, chăm sóc mỗi ngày và cũng cần phải được chữa lành bởi những liệu pháp đặc biệt khi gặp bất ổn, chưa được lành lặn. Khi chúng ta làm sạch tinh thần bằng cách loại bỏ những suy nghĩ, ý tưởng không còn hữu ích, sẽ mang lại bình an từ bên trong, giúp cải thiện khả năng giải quyết vấn đề, xử lý vấn đề cũng như giao tiếp trong cuộc sống.
Và có một điều ít người trẻ biết rằng, bản thân mỗi chúng ta cũng có thể trở thành một người 'chữa lành' khi có khả năng mang lại năng lượng tích cực, giúp tự chữa lành hoặc thậm chí chữa lành cho những người xung quanh chúng ta.
Lại thêm một điều nhỏ nữa, người viết những dòng này cũng đã chọn cách viết như một phương pháp để tự chữa lành tâm hồn của mình.
Tác Giả: Nguyễn Mây Trắng