Khi lòng nhân ái mất đi nguyên tắc, có lẽ nó sẽ trở nên độc ác hơn cả sự ác độc tinh quái.
Hôm qua, khi mẹ tôi gọi điện, bà kể về một vụ án giết người gần nhà, nạn nhân là một phụ nữ gần sáu mươi tuổi, bị thủ phạm quăng xác xuống sông.
Cảnh sát nhanh chóng triển khai điều tra, anh trai nạn nhân cho biết em gái sống giản dị và không gây thù oán với ai.
Chứng cứ rõ ràng nên hung thủ không thể phủ nhận tội ác.
Bí mật sớm được phơi bày, người mẹ chỉ có một đứa con trai, sống kham khổ để trợ cấp cho con, nhưng cuối cùng bị con trai giết vì bất mãn về tiền.
Sau khi vụ án được phanh phui, cả làng đều lên án đứa con là vô ơn bạc nghĩa, vô nhân đạo, đáng bị trừng phạt. Mẹ tôi cũng nói: “Đúng là vô nhân tính, đến mẹ ruột còn giết được, trời không tha cho nó đâu!”
Tôi rất thương tiếc người mẹ đã khuất, và căm phẫn đứa con trai sát nhân. Nhưng trước mọi sự việc, chúng ta cần nhìn từ nhiều góc độ.
Quanh ta có nhiều người lương thiện, sống tiết kiệm cả đời, không làm điều gì trái lương tâm. Họ hy sinh vì con cái, dù hành vi của con quá đáng, họ vẫn cố làm hài lòng. Khi được nhắc nhở, họ nói: “Dù sao cũng là máu mủ, không thể bỏ mặc.”
Cũng có nhiều người có năng lực, là trụ cột gia đình, nhưng phải đối mặt với nhiều yêu cầu vô lý từ người thân. Họ biết những yêu cầu đó quá đáng, nhưng vì tình thân và danh tiếng, họ vẫn chấp nhận. Nhìn những người thân ngày càng vô dụng, họ cảm thấy ngột ngạt.
Trong mắt nhiều người, họ hiền lành, trọng tình thân, nhưng thực tế họ đã tạo nên những kẻ vô ơn.
Người mẹ đã khuất kia yêu con vô cùng, luôn đáp ứng mọi yêu cầu của con trai. Con trai bà quen với việc mẹ không bao giờ từ chối, nhưng bà không dạy con biết cho đi, biết yêu thương cha mẹ. Bà đã dùng tình yêu và lòng lương thiện để đưa mình vào chỗ chết. Theo góc nhìn này, bà cũng có phần trách nhiệm.
Cuối năm ngoái, bên họ ngoại tôi xảy ra một chuyện lớn. Anh họ gần bốn mươi tuổi của tôi phải bỏ trốn vì vay nặng lãi. Mọi người đều kinh ngạc, vừa mắng anh ta vừa tìm cách giải quyết.
Tôi thì chẳng bất ngờ chút nào, chuyện này sớm muộn cũng xảy ra. Từ sáu, bảy năm trước, anh ta đã nợ mấy chục ngàn tệ, cha mẹ và người thân liên tục trả nợ thay. Mấy năm qua, anh ta bán hết của cải trong nhà, lần này cha mẹ anh ta cũng không thể giúp nữa.
Vài ngày sau, cậu tôi đến gặp mẹ tôi, hy vọng bà có thể giúp cháu mình. Thực ra, cậu biết mẹ tôi không có khả năng ấy, cậu chỉ muốn bà nói chuyện với chúng tôi. Nhìn mái tóc bạc và đôi mắt đỏ hoe của cậu, tôi rất đau lòng, nhưng tôi vẫn thấy đây là hậu quả của sự dung túng.
Tôi luôn nghĩ nếu họ giữ vững nguyên tắc từ lần đầu tiên thì sự việc sẽ không ra nông nỗi này. Cậu nghẹn ngào nói: “Biết làm sao bây giờ? Không lẽ nhìn nó chết đi? Dù sao cũng là con trai của mình.”
Câu này rất đúng, cha mẹ sao có thể bỏ mặc con mình chịu khổ! Nhưng người tỉnh táo đều hiểu rằng: Nếu không giúp thì anh họ cũng chẳng chết đâu, nhưng nếu tiếp tục giúp thì sẽ đẩy anh ta vào chỗ chết.
Tối hôm đó, mẹ tôi nói với chúng tôi suy nghĩ của bà, mong chúng tôi giúp cậu. Nhưng tôi từ chối ngay. Mẹ tôi giận lắm, bà cho rằng tôi không trân trọng tình thân, thấy chết mà không cứu, và giận tôi nhiều ngày.
Sau đó, mẹ tôi vô tình biết tôi và chồng đang giúp đỡ các em nhỏ vùng cao đi học. Bà nghi hoặc hỏi: “Rốt cuộc con vô tình hay có tình, sao con có thể giúp đỡ những đứa trẻ chưa từng gặp mà lại không giúp anh họ ruột thịt của con?”
Tôi không giải thích, vì với mẹ tôi, tình thân quan trọng hơn đạo lý đúng sai, cả dòng họ bên mẹ đều sống theo quan niệm này.
Chồng tôi hỏi, nếu anh họ chỉ nợ vài vạn tệ chứ không phải hàng triệu, liệu tôi có giúp không.
Điều đó khiến tôi nghĩ đến một vấn đề khác,thái độ của nhiều người với một sự việc không phải vì đúng sai của nó, mà vì mức độ lớn nhỏ của vấn đề. Nếu là chuyện nhỏ thì dễ bỏ qua. Nhưng rồi sẽ có ngày, chuyện nhỏ thành chuyện lớn, và thủ phạm chính là những người “lương thiện” kia.
Tôi từng học tâm lý học, có thể hiểu nguyên nhân sâu xa của sự “lương thiện” này. Người tỉnh táo, nhận rõ đúng sai thường bị hiểu lầm và chỉ trích, nhưng người “lương thiện” thì không. Dù có nghi ngờ, luôn có người biện hộ. Thực tế, người sống có nguyên tắc thường bị nội tâm giày vò, người không đủ mạnh mẽ sẽ dễ thỏa hiệp. Nếu bạn chọn làm người “lương thiện”, thì thực ra là bạn đang thua chính bản thân mình.
Có người từng nói: