Trong quá trình học IELTS, việc triển khai ý tưởng trong đoạn văn Writing Task 2 luôn là vấn đề nan giải đối với người học vì thiếu ý tưởng, không biết cách chọn lọc, triển khai và trình bày ý tưởng. Trong bài viết này, tác giả sẽ giới thiệu phương pháp triển khai ý tưởng theo tư duy quy nạp (inductive reasoning) nhằm giúp cho người học viết được một đoạn văn hợp lý, rõ ràng và dễ dàng hơn.
Key takeaways |
---|
|
Phương pháp suy luận quy nạp (Inductive Reasoning Approach)
Định nghĩa phương pháp suy luận quy nạp
Lý luận quy nạp là một phương pháp trong đó những quan sát hoặc kinh nghiệm cụ thể được sử dụng để đi đến một kết luận chung, khái quát hơn. Ngược lại với lý luận suy diễn logic (deductive reasoning), bắt đầu bằng một tuyên bố chung và xem xét khả năng đi đến một kết luận cụ thể, lý luận quy nạp bắt đầu bằng các ví dụ cụ thể và cố gắng hình thành một quy tắc chung.
Để có một cái nhìn trực quan hơn, ta xem xét cách hình thành lập luận quy nạp dưới đây:
Quan sát 1: Nam và Hoa vừa thi IELTS đạt 8.0 overall
Quan sát 2: Nam và Hoa là học viên chăm chỉ tại Mytour
➱ Kết luận: phần lớn học viên chăm chỉ tại Mytour đều đạt kết quả thi IELTS như mong đợi.
Về bản chất, lý luận quy nạp sử dụng những quan sát và kinh nghiệm cá nhân để đưa ra những kết luận tổng quát hơn.
Nhận diện người có phong cách suy luận quy nạp (Person of Inductive Reasoning)
Dưới đây, bài viết chỉ ra các đặc điểm nổi bật của một người thiên về phong cách lập luận quy nạp. Người học có thể tham khảo để hiểu biết phong cách lập luận của bản thân, từ đó xác định mình có phù hợp áp dụng phương pháp quy nạp trong bài viết này hay không.
Người lập luận quy nạp có xu hướng học hỏi qua việc bắt chước người khác. Để chứng minh, trong bài viết nghiên cứu về Inductive reasoning, Muhammad Hassan đề cập đến việc dùng Inductive reasoning để lý giải việc trẻ em bắt chước hành vi của người lớn và lý giải tầm quan trọng của học tập xã hội với quá trình phát triển ở trẻ em.
Người cẩn thận khi đưa ra quyết định. Theo Marshall Stanton, Lý luận quy nạp giúp người ra quyết định cân nhắc bằng chứng và xem xét tất cả các thông tin liên quan, dẫn đến quyết định tốt hơn và sáng suốt hơn. Vì vậy, nếu bạn là người cẩn trọng khi đưa ra mọi quyết định, bạn rất phù hợp áp dụng lập luận quy nạp khi viết bài.
Người đang ở độ tuổi có trí nhớ hoạt động tốt. Nghiên cứu tâm lý của Gao Yue (2014) cho rằng có sự ảnh hưởng đáng kể về năng lực trí nhớ làm việc giữa tuổi và khả năng suy luận quy nạp. Dễ giải thích rằng, việc trí nhớ hoạt động tốt sẽ hỗ trợ chúng ta thu thập các thông tin từ quá khứ một cách chính xác để đưa ra kết luận quy nạp.
Những người thiên về lý luận quy nạp thường là những người quan sát nhạy bén. Họ chú ý đến chi tiết và thu thập thông tin từ môi trường xung quanh hoặc kinh nghiệm của họ. Quan điểm trên được củng cố bởi Talha Khan khi tác giả cho rằng Lý luận quy nạp dựa trên ý tưởng rằng bạn càng thực hiện nhiều quan sát để hỗ trợ cho một kết luận cụ thể thì kết luận đó càng có nhiều khả năng đúng.
Ngoài các nhận định trên, bài viết gợi ý một một số đặc đặc điểm khác, dựa trên bản chất của phương pháp tư duy quy nạp:
Người có tư duy mở (open-minded) - sẵn sàng khám phá nhiều khả năng khác nhau. Họ hiểu rằng kết luận của họ dựa trên những quan sát và có thể được sửa đổi khi có thông tin mới.
Tư duy toàn diện (Holistic thinking): Lý luận quy nạp thường liên quan đến việc nhìn vào bức tranh tổng thể và có thể ít chú trọng đến những sự kiện riêng biệt khi đánh giá vấn đề.
Áp dụng lập luận quy nạp để triển khai ý tưởng
Đặc điểm của một đoạn văn được thực hiện theo lập luận quy nạp
Trong một đoạn văn được viết theo lập luận quy nạp, ý tưởng được sắp xếp từ sự việc cụ thể dẫn đến kết luận tổng quát. Câu chủ đề (thesis topic) thường chỉ là một quan sát ban đầu (preliminary observation), có thể được sửa đổi một chút vào cuối quá trình viết. Ngược lại, các ý tưởng chủ đề sẽ xuất hiện ở câu câu kết luận cuối cùng với cái ví dụ và chi tiết được trình bày trước đó.
Đoạn văn dưới đây trình bày cách sử dụng trình tự lập luận từ cụ thể đến khái quát với chủ đề: “Advertising encourages us to buy things we really do not need”:
“The prevalence of advertising is seemingly omnipresent in our daily lives. For instance, when scrolling through a social media platform such as Facebook, one encounters a myriad of advertisements for clothing and accessories that may not necessarily serve essential purposes. These marketing campaigns are carefully crafted to entice consumers, prompting them to make purchases even when they already possess similar items. Consequently, many individuals tend to indulge in excessive possession driven by the allure of visually appealing advertisements, prioritizing the gratification of acquiring products over addressing their fundamental needs. By scrutinizing these tangible examples, it becomes evident that contemporary advertising predominantly serves to stimulate consumer desires rather than exclusively catering to genuine necessities”.
→ Có thể thấy đoạn văn bắt đầu bằng những quan sát cụ thể xung quanh người viết. Những lý luận đưa ra để dẫn đến kết luận là những quan sát mà một người có thể dễ dàng thấy được trong cuộc sống hàng ngày, đó là những quảng cáo trên mạng xã hội hay việc người mua hàng mua những món đồ mà họ đã có trước đó,…
Các bước thực hiện ý tưởng
Việc triển khai ý tưởng luôn là một thách thức của các học viên khi làm bài IELTS Writing, đặc biệt là các học viên nhỏ tuổi có ít trải nghiệm và vốn sống. Người học có thể tham khảo các bước sau đây để triển khai ý tưởng theo cách lập luận quy nạp:
Bước 1: Đưa ra những quan sát cụ thể: Bước đầu tiên trong việc tiến hành lập luận quy nạp là đưa ra những quan sát cụ thể về một hiện tượng hoặc sự kiện cụ thể. Điều này có thể liên quan đến việc thu thập dữ liệu, tiến hành thí nghiệm hoặc đơn giản là quan sát những gì đang xảy ra xung quanh bạn.
Bước 2: Phân tích dữ liệu thu thập, chỉ ra các hình mẫu, xu hướng hoặc quy luật xuất hiện qua các quan sát.
Bước 3: Xây dựng giả thuyết: Dựa trên các hình mẫu bạn đã xác định, hãy hình thành một giả thuyết khái quát hóa về hiện tượng bạn đang nghiên cứu.
Các hình thức lập luận quy nạp
Các loại lý luận quy nạp cung cấp các công cụ có giá trị hỗ trợ việc đưa ra các khái quát hóa, dự đoán và rút ra kết luận dựa trên các bằng chứng và mô hình quan sát được. Dưới đây là các loại lập luận chính:
Tổng quát hóa
Khái quát hóa là loại lý luận quy nạp phổ biến nhất. Nó liên quan đến việc đưa ra kết luận về một quần thể lớn hơn dựa trên những quan sát được thực hiện trên một mẫu nhỏ hơn của quần thể đó.
Ví dụ, một nhà nghiên cứu có thể nghiên cứu một mẫu sinh viên đại học để rút ra kết luận chung về thái độ và hành vi của toàn bộ sinh viên đại học. Trong bài IELTS writing, khái quát hóa quy nạp có thể là một công cụ thuyết phục trong việc nêu ra các xu hướng xã hội từ một hiện tượng, một hành vi, một đối tượng. Cách lập luận này phù hợp với dạng câu hỏi Opinion và Discussion, khi đề bài yêu cầu người viết đưa ra ý kiến cá nhân và phân tích các vấn đề, hiện tượng xã hội.
Lập luận thống kê
Lý luận thống kê liên quan đến việc đưa ra dự đoán hoặc rút ra kết luận về một nhóm đối tượng cụ thể dựa trên phân tích dữ liệu thống kê được thu thập từ một mẫu của nhóm đó. Lý luận thống kê có thể là một công cụ mạnh mẽ để đưa ra dự đoán và xác định xu hướng. Trong bài viết, lý luận thống kê sẽ là một lập luận mạnh để đưa ra kết luận và phù hợp với mọi dạng đề bài.
Ví dụ, để thể hiện sự đồng ý với quan điểm công nghệ ngày càng phổ biến trong dạng câu hỏi Opinion, người viết có thể viện dẫn kết quả một cuộc sát ở một địa bàn cụ thể mà ở đó, số dân và thời gian sử dụng điện thoại thông minh đáng kể, hay để nêu ra ích lợi của việc đầu tư phát triển du lịch trong dạng câu hỏi Advantages and Disadvantages, người viết có thể đưa ra số liệu thống kê về chỉ số tăng trưởng kinh tế của vùng phát triển du lịch. Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp này người viết cần lưu ý phải lấy số liệu xác thực, đáng tin cậy.
Lập luận nguyên nhân hậu quả
Trong mối quan hệ nhân quả, một hiện tượng hoặc sự kiện này được cho là nguyên nhân của hiện tượng hoặc sự kiện kia và ngược lại. Hai tiền đề của lập luận được gọi là nguyên nhân/lý do và kết quả. Áp dụng lập luận này, người viết có thể triển khai ý tưởng bằng cách đưa ra các nguyên nhân thuyết phục ủng hộ ý tưởng đó. Cách lập luận này được sử dụng rất phổ biến và hiệu quả trong dạng bài Cause-Effect, khi đề bài yêu cầu người viết chỉ ra nguyên nhân và tác động của một vấn đề, hiện tượng xã hội.
Ví dụ: với đề bài như sau “Today, people are enjoying better health and have longer life expectancy than in the past. What are the causes?”, Người học có thể đưa ra các tiền đề nguyên nhân: “Healthcare services and technologies have developed in recent years, life conditions have become more comfortable, people are more health-conscious today”, từ đó kết luận về ý tưởng của mình.
Lập luận dự đoán
Lập luận dự đoán liên quan đến việc đưa ra dự đoán về các sự kiện hoặc kết quả trong tương lai dựa trên các hình mẫu hoặc xu hướng được quan sát thấy trong các sự kiện hoặc kết quả trong quá khứ.
Áp dụng với một chủ đề cụ thể về Biến đổi khí hậu trong Writing task 2, lý luận dự đoán sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc về những hậu quả tiềm tàng của các hoạt động môi trường hiện nay. Bằng cách sử dụng lý luận dự đoán, chúng ta có thể ngoại suy từ các xu hướng hiện tại để dự đoán những thách thức trong tương lai và xây dựng các chiến lược chủ động nhằm giảm thiểu tác động bất lợi của biến đổi khí hậu. Cách tiếp cận này nâng cao chiều sâu và tầm nhìn xa trong việc giải quyết câu hỏi IELTS Writing Task 2 liên quan đến vấn đề môi trường nói riêng và cả dạng bài Problem - Solution hay Advantages and Disadvantages Essay nói chung.
Lập luận đồng nhất
Lý luận tương tự là một quá trình nhận thức rút ra kết luận hoặc suy luận dựa trên sự giống nhau giữa các tình huống, đối tượng hoặc khái niệm khác nhau.
Ví dụ: khi người viết muốn làm sáng tỏ tầm quan trọng của đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái, họ có thể so sánh hệ sinh thái với một khu phố sôi động và đa dạng. Nếu các thành phần dân cư, doanh nghiệp tạo nên sức sống của một khu phố, thì sự đa dạng và cân bằng của các loài sinh học tạo nên sự ổn định tổng thể của hệ sinh thái. Hiểu được sự tương tự này là rất quan trọng để thúc đẩy nhận thức toàn cầu về tầm quan trọng của việc bảo tồn đa dạng sinh học.
Các sai lầm thông thường và cách khắc phục đối với phương pháp suy luận quy nạp
Các sai lầm thường gặp
Mặc dù lý luận quy nạp hỗ trợ đáng kể trong việc triển khai ý tưởng nhưng nó cũng có một số hạn chế cần được xem xét, người viết cần lưu ý để tránh các lỗi khi viết bài:
Khả năng xảy ra sai sót: kết luận từ lập luận quy nạp dễ mắc sai sót và sai lệch vì kết luận dựa trên những quan sát hạn chế và có thể không tính đến tất cả các yếu tố hoặc biến số liên quan.
Khả năng khái quát hóa quá mức (Overgeneralization): Lý luận quy nạp dựa vào những quan sát cụ thể để đưa ra những khái quát hóa. Rất có khả năng kết luận đưa ra sẽ đúng với đối tượng này, nhưng lại không đúng với đối tượng khác hoặc phù hợp với hoàn cảnh này nhưng lại không phù hợp ở hoàn cảnh khác. Vì vậy, người viết tránh quy chụp nhận định của mình cho tất cả các đối tượng và tình huống.
Thiếu sự chắc chắn: Lý luận quy nạp có bản chất là xác suất, nghĩa là kết luận chúng ta rút ra dựa trên xác suất hơn là sự chắc chắn. Điều này có nghĩa là những dự đoán và khái quát hóa của chúng ta có thể không phải lúc nào cũng chính xác.
Biện pháp khắc phục
Chọn dữ liệu chính xác, phù hợp: Các tiền đề đưa ra phải chính xác, được công nhận rộng rãi bởi số đông. Nếu dùng số liệu thống kê làm tiền đề thì số liệu đó phải được cập nhật tại thời điểm gần nhất và được đưa ra bởi tổ chức đáng tin cậy. Dữ liệu không chính xác sẽ dẫn đến kết luận không thuyết phục.
Sử dụng sáng suốt trong cách diễn đạt khái quát, lập luận và kết luận. Nên tránh những từ biểu thị sự chắc chắn như “all,” “ever,” “always,” “only,” and “never” trừ khi người viết muốn giới hạn rõ ràng nội dung viết trong một phạm vi được chọn. Mặt khác, khi dùng từ ngữ khái quát hóa và lập luận, tốt nhất nên sử dụng ngôn ngữ thận trọng (hedging) để không tuyệt đối hóa vấn đề nhưng vẫn đảm bảo được tính khái quát của lập luận (“most,” “many,” “some,” “seldom,…)
Luôn cân nhắc quan điểm đối lập: Việc người viết ủng hộ một quan điểm không có nghĩa họ phủ nhận sự tồn tại của quan điểm trái ngược. Việc suy nghĩ toàn diện nhiều mặt của vấn đề giúp bài viết có chiều sâu và thuyết phục. Ví dụ, khi ta ủng hộ quan điểm: “Those who run their own business are more likely to be financially successful”, ta nên cân nhắc những ý kiến trái chiều, chẳng hạn “is running own business the only way to gain financial secure?” Cuối cùng, dù ủng hộ việc thành lập doanh nghiệp nhưng ta vẫn có một kết luận rất khách quan và thuyết phục sau khi đưa ra các ví dụ và quan sát: “While it is important to acknowledge exceptions and consider various factors influencing financial outcomes, the facts suggest a general trend that owning one's business can be associated with achieving financial success.”
Áp dụng tư duy quy nạp vào việc phát triển ý tưởng đoạn văn Writing Task 2
Đề bài 1: Some people believe that social media has a positive impact on individuals and society, while others argue that its influence is mostly negative. Discuss both views and give your opinion. |
---|
Đoạn văn dưới đây trình bày tác động tích cực của mạng xã hội lên cá nhân và xã hội, được triển khai theo inductive reasoning:
Proponents of the positive impact of social media emphasize its role in connecting individuals across geographical boundaries. (2) With the presence of numerous platforms like Facebook, Twitter, and Instagram, they have become powerful tools for building and maintaining relationships. (3) Specifically, people can communicate with their loved ones on social media platforms by giving comments, sending photos, texting, and even video calling regardless of time and geographical distances. (4) A survey conducted by Social Insights Institute found that 78% of respondents reported feeling more connected to friends and family through social media. (5) Therefore, these aforementioned arguments highlight the potential for social media to bridge gaps and facilitate communication on a global scale.
Trong đoạn trên, có một câu nhận định nằm ở đầu đoạn: “Proponents of the positive impact of social media emphasize its role in connecting individuals across geographical boundaries”. và một kết luận có ý nghĩa tương đương nằm ở cuối đoạn: “Therefore, these aforementioned arguments highlight the potential for social media to bridge gaps and facilitate communication on a global scale”. Để đưa ra được kết luận như vậy, người viết đã nêu ra một số quan sát:
Quan sát 1: With the presence of numerous platforms like Facebook, Twitter, and Instagram, they have become powerful tools for building and maintaining relationships.
Quan sát 2: Specifically, people can communicate with their loved ones on social media platforms by giving comments, sending photos, texting, and even video calling regardless of time and geographical distances.
Quan sát 3: A survey conducted by Social Insights Institute found that 78% of respondents reported feeling more connected to friends and family through social media.
→ Xuyên suốt đoạn văn, người viết đã sử dụng lý luận khái quát hóa - đưa ra kết luận về xu hướng xã hội dựa trên các quan sát nhỏ hơn và lý luận thống kê của câu (4) - đưa ra số liệu 78% người được khảo sát nhằm nhấn mạnh lợi ích của mạng xã hội trong việc kết nối với mọi người.
Đề bài 2: Nowadays people waste a lot of food that was bought from shops and restaurants. Why do you think people waste food? What can be done to reduce the amount of food they throw away? |
---|
There are two major reasons why food is being wasted. To begin with, thanks to advanced agricultural technologies, farming has become increasingly mechanized, which accelerates production and helps to maximize harvests. At the same time, the way food is transported, stored, and distributed has also become more and more streamlined than ever before. As a result, the price of food in shops and restaurants has reduced significantly, making it all the easier for consumers to purchase large quantities of food, and waste it without a second thought. Another reason for this situation is that consumers are failing to make a detailed plan of what they are going to buy before they shop. Consequently, their shopping carts are often full of food products that they might never use.
Some effective measures could be implemented to alleviate this situation. The first solution would be for restaurants to make their customers think twice about what dishes they are going to order. This can be done by imposing a heavy fine on diners who order too many dishes but cannot finish them. Another feasible solution is that people should develop a habit of making a list of ingredients and foodstuffs that they really need before going shopping. This would help consumers to have time to prepare carefully and decide wisely what food items should be bought. Predictably, by imposing fines for excessive food waste and fostering a habit of thoughtful shopping planning, we can collectively take significant steps toward minimizing food wastage and promoting a more sustainable approach to
consumption.
Ở thân bài đoạn (1), người viết đã sử dụng lý luận nguyên nhân - kết quả để chỉ ra các nguyên nhân, tác động dẫn đến vấn đề lãng phí thức ăn ở cửa hàng và nhà hàng.
Đề bài: Nowadays people waste a lot of food that was bought from shops and restaurants.
Nguyên nhân 1: “…thanks to advanced agricultural technologies, farming has become increasingly mechanized, which accelerates production and helps to maximize harvest.”
Nguyên nhân 2: “...consumers are failing to make a detailed plan of what they are going to buy before they shop.”
Kết luận (Kết quả): People waste a lot of food that was bought from shops and restaurants.
Ở thân bài đoạn (2), người viết đã sử dụng xuyên suốt lý luận dự đoán nhằm đưa ra các giải pháp có thể được thực hiện trong tương lai dựa vào vấn đề, xu hướng lãng phí thức ăn ở quá khứ và hiện tại.
Giải pháp 1: “...to make their customers think twice about what dishes they are going to order. This can be done by imposing a heavy fine on diners who order too many dishes but cannot finish them.”
Giải pháp 2: “...people should develop a habit of making a list of ingredients and foodstuffs that they really need before going shopping. This would help consumers to have time to prepare carefully and decide wisely what food items should be bought, which would prevent a great deal of food from being thrown away.”
Kết luận
Tài liệu tham khảo
UNIVERSITY OF MARYLAND GLOBAL CAMPUS, “WRITING ARGUMENTS: STEPS TO WRITING AN ARGUMENT - DEVELOP YOUR ARGUMENT” https://www.umgc.edu/current-students/learning-resources/writing-center/online-guide-to-writing/tutorial/chapter8/ch8-08
Marina Karapetyan (2016), “On Some Features of Logical Thought in Writing” https://www.researchgate.net/publication/349294397_On_Some_Features_of_Logical_Thought_in_Writing
Muhammad Hassan (2024), “Inductive Reasoning – Definition, Types and Guide” https://researchmethod.net/inductive-reasoning/
Practical Psychology. (2019). Inductive Reasoning (Definition + Examples). Retrieved from https://practicalpie.com/inductive-reasoning-definition-examples/
Liberty University Online Writing Center (2023). Writing With Inductive Strategy Retrieved from https://www.liberty.edu/casas/academic-success-center/wp-content/uploads/sites/28/Writing-With-Inductive-Strategy.pdf