1. Khái niệm đau khớp cổ tay
Cổ tay bao gồm nhiều khớp nhỏ giữ cánh tay và bàn tay ổn định. Do hoạt động nhiều, cổ tay dễ bị tổn thương.
Đau cổ tay thường có dấu hiệu sưng tấy và đỏ. Trong trường hợp tổn thương vật lý, đau sẽ giảm sau khi nghỉ ngơi hoặc xử lý vết thương.
Nếu không xác định được nguyên nhân gây đau xương khớp ở cổ tay, việc điều trị sẽ khó khăn hơn và tình trạng đau sẽ không giảm, ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của người bệnh.
Đau khớp cổ tay có thể do tai nạn va đập tay mạnh gây ra
2. Nguyên nhân gây đau khớp cổ tay
-
Đau khớp cổ tay do chấn thương vật lý: Khi cổ tay va đập mạnh, có thể gây đau khớp. Khi ngã, chúng ta thường giơ tay ra chống đỡ, có thể dẫn đến trật khớp, bong gân hoặc gãy xương khớp.
-
Chấn thương khi tham gia thể thao: Những người thường tập thể dục hoặc thể thao, đặc biệt là những môn yêu cầu sức mạnh từ cánh tay và bàn tay, dễ bị chấn thương. Các tổn thương xương khớp dần dần có thể gây ra viêm khớp ở cổ tay và các vùng xương khớp xung quanh.
-
Lạm dụng cổ tay dẫn đến đau khớp cổ tay: Các công việc yêu cầu cổ tay hoạt động quá nhiều và thường xuyên có nguy cơ gây đau khớp cổ tay. Các công việc như lái xe xa, vận động viên tennis, nghệ sĩ guitar, thợ may công nghiệp,...
Người làm công việc đòi hỏi sử dụng cổ tay thường xuyên thường gặp phải đau khớp cổ tay
-
Đau khớp cổ tay do viêm khớp: Bệnh viêm khớp nhẹ thường gây đau xương khớp ở cổ chân, cổ tay và đầu gối. Nhưng đau khớp cổ tay do viêm khớp có thể làm cả hai bên tay đau, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
-
Đau khớp cổ tay có thể là dấu hiệu của tình trạng thoái hóa khớp: Thoái hóa xương khớp thường xảy ra ở người cao tuổi khi cơ thể trở nên yếu đi, dễ dẫn đến thoái hóa. Tuy nhiên, đau khớp cổ tay do thoái hóa chỉ xuất hiện khi đã từng gặp vấn đề với cổ tay trước đó, trong khi đau khớp đầu gối do thoái hóa thường phổ biến hơn.
Ngoài những nguyên nhân đã nêu trên, những trường hợp sau đây, mặc dù không phổ biến, cũng có thể gây đau khớp cổ tay:
-
Mắc phải hội chứng ống cổ tay;
-
Bị bệnh Kienbock;
-
Bị nổi hạch hay sưng hạch;
-
Người bị bệnh béo phì hoặc đang mang thai;
-
Bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường cũng có nguy cơ bị đau khớp cổ tay cao hơn bình thường;
-
Người mắc bệnh Gout.
3. Cần phải làm gì khi bị đau khớp cổ tay? Có nên đến bệnh viện không?
Phần lớn những trường hợp bị đau khớp cổ tay nhận ra nguyên nhân và thấy tình trạng không quá nghiêm trọng có thể tự chăm sóc tại nhà bằng cách:
-
Chườm lạnh để giảm sưng và đau cổ tay.
-
Sử dụng một số loại thuốc giảm đau thông thường mà không cần kê đơn từ bác sĩ.
-
Nghỉ ngơi và tạm dừng hoạt động để cổ tay được nghỉ ngơi và ổn định lại.
Trong trường hợp đau cổ tay kéo dài, cơn đau gia tăng không giảm và không biết nguyên nhân, hãy ngay lập tức liên hệ với các cơ sở y tế đáng tin cậy để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất. Khi đến gặp bác sĩ để kiểm tra, người bệnh sẽ được thăm khám lâm sàng để đánh giá tình trạng bệnh: Kiểm tra sưng tấy, đau nhức, mức độ đau, khả năng di chuyển cổ tay, và khả năng cầm nắm vật dụng,...
Sau đó, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện các xét nghiệm sau để xác định nguyên nhân gây đau nhức cổ tay và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Dựa vào kết quả khám lâm sàng, từng bệnh nhân sẽ được chỉ định các loại xét nghiệm khác nhau để có kết quả chính xác nhất và tiết kiệm thời gian cũng như chi phí. Một số loại xét nghiệm có thể được thực hiện bao gồm:
-
X-quang, MRI, CT hoặc siêu âm.
X-quang có thể phát hiện nguyên nhân gây đau khớp cổ tay
-
Nội soi khớp cổ tay: Thực hiện sau khi các xét nghiệm hình ảnh không đưa ra kết quả rõ ràng.
-
Xét nghiệm thần kinh: Trong trường hợp nghi ngờ về hội chứng ống cổ tay, bệnh nhân có thể được thực hiện Điện cơ đồ (EMG).