1. Các triệu chứng nhận biết viêm gân
1.1. Định nghĩa viêm gân
Trước hết, cần hiểu rằng gân là dải mô xơ dày, rất dẻo dai do cấu tạo từ các sợi collagen nhỏ. Gân kết nối cơ với xương, giúp xương khớp vận động dễ dàng. Ngoài ra, gân bao quanh xương còn có nhiệm vụ giữ cho xương ở đúng vị trí trong quá trình vận động hàng ngày. Vì vậy, gân xuất hiện ở mọi bộ phận trên cơ thể người, và viêm gân có thể xảy ra ở nhiều nơi khác nhau.
Viêm gân là tình trạng phổ biến ở các vận động viên thể thao
Viêm gân xảy ra khi gân bị tổn thương và kích ứng, dẫn đến sưng đau và viêm nhiễm, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các khớp xung quanh. Do đó, những vận động viên mắc bệnh này thường gặp khó khăn trong việc duy trì khả năng vận động bình thường. Việc điều trị và nghỉ ngơi dài hạn là cần thiết để gân có thể hồi phục và chức năng vận động trở lại như trước.
1.2. Nguyên nhân gây ra viêm gân
Nguyên nhân chính xác gây viêm gân hiện chưa được xác định rõ ràng. Bệnh thường xuất hiện ở những người lao động nặng nhọc, vận động viên thể thao,... Hoạt động quá mức có thể gây tổn thương gân, cùng với các yếu tố khác dẫn đến bệnh.
Viêm gân gây đau đớn và hạn chế vận động
Ngoài ra, bệnh cũng có thể xuất hiện ở những người bị tiểu đường, những người dùng kháng sinh (Levofloxacin, Ciprofloxacin) và những người nhiễm trùng do vi khuẩn lậu.
Rất dễ để nhận biết tình trạng viêm gân nhờ các triệu chứng rõ ràng sau:
-
Vùng mềm quanh khớp bị viêm sẽ đau và sưng. Cơn đau thường kéo dài âm ỉ và nặng hơn khi vận động khớp liên quan.
-
Khu vực viêm có cảm giác nóng ấm và đỏ tấy khi chạm vào.
-
Đau khi dùng lực tay ấn vào.
-
Nếu viêm do vi khuẩn lậu, ngoài các triệu chứng trên, người bệnh còn có thể bị phát ban ngoài da, sốt cao, và tăng tiết dịch ở dương vật hoặc âm đạo.
Mặc dù không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng viêm gân ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng xương khớp và gây đau đớn cho người bệnh.
2. Những vị trí dễ bị viêm gân nhất
Gân có mặt ở khắp cơ thể, ở các vị trí cơ xương khớp, vì thế bất kỳ gân nào cũng có thể bị viêm. Tuy nhiên, viêm gân thường xảy ra ở những khu vực xương khớp hoạt động nhiều và chịu tác động lớn như:
Viêm gân vai thường gặp ở các vận động viên bơi lội
2.1. Vùng vai
Viêm gân ở vai thường gặp nhất là gân cơ nhị đầu, cơ trên gai,... Các đối tượng dễ bị bao gồm:
-
Những người làm việc phải hoạt động vai nhiều, đặc biệt là công việc nâng cánh tay thường xuyên như giáo viên, họa sĩ, thợ sơn nhà,...
-
Vận động viên bơi lội phải sử dụng lực cánh tay nhiều và gắng sức.
-
Người chơi tennis, xổ sống.
2.2. Khuỷu tay
Tình trạng viêm gân này thường gặp ở các nhóm đối tượng sau:
-
Vận động viên quần vợt.
-
Vận động viên ném lao, ném đĩa, ném bi sắt.
2.3. Vùng cổ tay
Bệnh này thường xuất hiện ở những người phải vận động cổ tay nhiều với cường độ cao. Các đối tượng nguy cơ bao gồm:
-
Người viết nhiều như tiểu thuyết gia, nhà báo,...
-
Người sử dụng máy tính thường xuyên.
-
Thợ cắt tóc,...
2.4. Vùng gót chân
Các gân dễ bị viêm nhất ở gót chân là gân Ropelike và gân Achilles. Viêm gân gót chân thường xảy ra khi bạn mang giày quá chật và đi lại, chạy nhảy nhiều.
Viêm gân đầu gối thường gặp ở các cầu thủ bóng rổ
2.5. Vùng đầu gối
Thường gặp ở những người phải chạy nhảy thường xuyên với cường độ cao, như vận động viên bóng rổ.
3. Viêm gân có nguy hiểm không?
Đây không phải là bệnh lý đe dọa tính mạng, nhưng nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể trở nên nghiêm trọng hơn, lan sang các gân khác và có nguy cơ gây rách hoặc đứt gân. Nếu biến chứng này xảy ra, bệnh nhân có thể đối mặt với nguy cơ tàn tật, mất khả năng vận động và thi đấu.
Do đó, việc phát hiện sớm và điều trị tích cực là rất quan trọng để giúp gân bị viêm hồi phục và duy trì chức năng bình thường.
Hiện nay, có các phương pháp điều trị phổ biến sau:
3.1. Phương pháp bảo tồn
Các phương pháp điều trị bảo tồn này phù hợp với trường hợp nhẹ, chưa ảnh hưởng nhiều đến cơ xương và hoạt động của chúng.
Chườm lạnh
Đau là biểu hiện của mô gân bị tổn thương và viêm sưng, do đó cần kiểm soát tình trạng này để giảm đau. Nên chườm đá lên vị trí đau từ 3 - 4 lần mỗi ngày. Thời gian chườm tối đa là 20 phút, không nên chườm quá lâu để tránh gây tổn thương ngược lại cho gân bị viêm.
Không nên sử dụng đá chườm trực tiếp vì có thể gây bỏng da, hãy bọc đá trong miếng vải mỏng trước khi áp lên da.
Nghỉ ngơi
Nghỉ ngơi tránh vận động sẽ giúp gân viêm có thời gian phục hồi và điều trị tổn thương. Tùy vào vị trí viêm mà cần hạn chế vận động, đặc biệt là các cử động mạnh và đột ngột.
Thuốc
Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm:
-
Thuốc kháng viêm NSAID: giảm viêm, giảm đau và sưng.
-
Thuốc kháng viêm dạng gel bôi: phù hợp với trường hợp gân viêm nằm gần bề mặt da.
-
Cortisone đường tiêm: Phù hợp với các trường hợp viêm gân nghiêm trọng nhưng không nhiễm trùng. Thuốc tiêm vào vị trí viêm gân giúp giảm cơn đau và viêm nhanh chóng.
3.2. Vật lý trị liệu
Các trường hợp mạn tính không quá nghiêm trọng thì các phương pháp vật lý trị liệu như xoa bóp, mát xa, siêu âm, bài tập vận động,… sẽ mang lại hiệu quả. Mục tiêu là giảm đau, cải thiện tình trạng viêm, và phục hồi khả năng vận động.
Vật lý trị liệu giúp tái tạo khả năng vận động bị ảnh hưởng do viêm gân
3.3. Phẫu thuật
Phẫu thuật là biện pháp cuối cùng nếu bệnh nhân không phản ứng với các phương pháp điều trị khác. Phẫu thuật nội soi là kỹ thuật mới, an toàn, ít xâm lấn và được nhiều bệnh nhân lựa chọn.
Việc quan trọng khi mắc phải viêm gân là cần tự chủ động điều trị kịp thời, tránh để bệnh kéo dài gây ảnh hưởng đến cuộc sống và khả năng vận động.