Ú òa (tiếng Anh: Peekaboo) là một trò chơi vui nhộn dành cho trẻ em. Trong trò chơi này, một người sẽ che mặt lại bằng tay và nói Ú òa!, hoặc có thể nói Thấy rồi nha!. Một số biến thể khác là hỏi 'Em bé đâu?' khi khuôn mặt bị che và 'Em bé đây!' khi lộ mặt ra.
Tại miền Nam Việt Nam, thay vì gọi
Nghiên cứu khoa học
Khi trẻ sơ sinh khoảng 4–5 tháng tuổi, chúng thường bị thu hút bởi những gương mặt bất ngờ hiện ra từ sau bàn tay. Đến khoảng 6–8 tháng, trẻ sẽ vui vẻ chơi đùa với người lớn, thường xuyên trốn và cười khi bị phát hiện. Các nhà tâm lý học phát triển đã chỉ ra rằng đây là dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh chưa nhận thức được tính lâu dài của đối tượng. Hiểu biết về tính lâu dài của đối tượng là một giai đoạn quan trọng trong sự phát triển nhận thức của trẻ sơ sinh. Trong giai đoạn đầu của cảm giác vận động, trẻ hoàn toàn chưa thể nắm bắt được khái niệm này. Nhà tâm lý học Jean Piaget đã thực hiện các thí nghiệm với trẻ sơ sinh và khẳng định rằng nhận thức về tính lâu dài thường đạt được khi trẻ khoảng 8–9 tháng tuổi. Trò chơi này cũng giúp trẻ phát triển các phản xạ học tập.
Nhà ngôn ngữ học Iris Nomikou đã so sánh trò chơi như một hình thức đối thoại theo mẫu lặp lại có thể dự đoán trước. Các nhà nghiên cứu khác đã gọi trò chơi này là 'protoconversation' – một phương pháp giúp trẻ sơ sinh hiểu về thời gian và cấu trúc của các tương tác xã hội.
- Mốc phát triển của trẻ em
Chú thích
Tài liệu
- Bruner, J. S. & Sherwood, V. (1976). “Peek-a-boo và việc học cấu trúc quy tắc”. Trong Bruner, J.; Jolly, A. & Sylva, K. (biên tập). Play: Its Role in Development and Evolution. Middlesex: Penguin. tr. 277–287. ISBN 0-14-081126-5.