Trợ lý ảo là một sản phẩm mà các công ty công nghệ hàng đầu đua nhau phát triển để đáp ứng nhu cầu của người dùng. Vậy thì chính xác trợ lý ảo là gì, những tính năng hỗ trợ người dùng là gì và trên những nền tảng nào đang sử dụng trợ lý ảo? Cùng khám phá trong bài viết này nhé!
1. Trợ lý ảo là gì?
Trợ lý ảo là các ứng dụng được phát triển dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI), giúp người dùng thực hiện các tác vụ hoặc tìm kiếm thông tin thông qua các lệnh đơn giản.
Trợ lý ảo đầu tiên được tạo ra là IBM Shoebox vào năm 1961, và ngày nay đã trở nên phổ biến trên nhiều thiết bị, từ điện thoại thông minh đến các thiết bị trong nhà thông minh.
2. Cách thức tương tác với trợ lý ảo
- Văn bản
Hầu hết các trợ lý ảo hiện nay hỗ trợ tương tác qua văn bản. Ví dụ, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy điều này thông qua các chatbot mà bạn thường gặp khi liên hệ với các doanh nghiệp. Chỉ cần nhắn tin và chatbot sẽ trả lời ngay lập tức dựa trên thông tin đã học từ trước.
- Giọng nói
Hiện nay, chỉ có một số ít công ty nổi tiếng trong lĩnh vực công nghệ như Google, Apple hoặc Amazon mới có các trợ lý ảo hỗ trợ nghe giọng nói tốt. Thậm chí, các trợ lý ảo hiện nay đã có khả năng phân biệt giọng vùng miền nhờ vào dữ liệu lớn từ người dùng.
- Hình ảnh
Một số trợ lý ảo có khả năng xử lý thông tin dựa trên hình ảnh mà người dùng cung cấp. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn chưa phổ biến trong thời điểm hiện tại.
Hiện nay, các trợ lý ảo nổi tiếng như Siri, Google Assistant hoặc Samsung Bixby đều có khả năng hỗ trợ người dùng tương tác theo nhiều cách khác nhau, nhưng phương pháp chính vẫn là qua văn bản và giọng nói.
3. Tính năng của trợ lý ảo
- Tìm kiếm thông tin
Nhiều trợ lý ảo hiện nay có khả năng tìm kiếm thông tin trên Internet rất nhanh chóng. Nhờ đó, chỉ trong chớp mắt, các trợ lý ảo như Siri hoặc Alexa có thể trả lời câu hỏi của bạn.
- Điều khiển các tính năng ẩn sâu trong thiết bị
Một số trợ lý ảo sẽ được tích hợp sâu vào hệ điều hành của các thiết bị điện tử, mở rộng khả năng thực thi lệnh của chúng.
- Nhận diện giọng nói
Nhờ khả năng nhận diện giọng nói, người dùng không cần phải gõ lệnh cho trợ lý ảo. Đơn giản bạn chỉ cần nói “Hey! Siri” hoặc “Ok Google', sau đó đưa ra yêu cầu của bạn.
- Khả năng “học” từ người dùng
Việc phát triển dựa trên các mô hình Học máy giúp các trợ lý ảo này liên tục học từ dữ liệu của người dùng, giúp thực hiện các thao tác sau này nhanh chóng, chính xác và gần gũi hơn với con người.
4. Trợ lý ảo hiện đang hỗ trợ trên những nền tảng nào?
- Hệ điều hành của các thiết bị điện tử
Trợ lý ảo như Siri, Cortana hoặc Google Assistant đã trở nên quen thuộc với nhiều người và được tích hợp trong nhiều thiết bị như điện thoại, máy tính, TV, đồng hồ thông minh,...
Và trong tương lai, số lượng trợ lý ảo có khả năng tích hợp sâu vào các thiết bị điện tử như thế này sẽ tăng nhanh chóng nhờ vào sự bùng nổ của công nghệ số.
- Các thiết bị loa thông minh
Trong hệ sinh thái nhà thông minh, loa thông minh là các thiết bị tích hợp sâu trợ lý ảo, giúp người dùng có thể ra lệnh để thực hiện các thao tác như bật đèn, mở TV,...
- Nền tảng web hoặc dịch vụ tin nhắn
Các trang web hoặc dịch vụ tin nhắn thường tích hợp chatbot để hỗ trợ khách hàng một cách nhanh chóng, từ đó mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.
Đây là một số thông tin về trợ lý ảo và những công việc chúng có thể thực hiện để hỗ trợ bạn. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn, cảm ơn bạn đã đọc và hẹn gặp lại trong những bài viết khác!