Thuyết trình ngày nay không chỉ là chuyện của các diễn giả chuyên nghiệp mà đã trở thành một kỹ năng quan trọng trong đời sống hàng ngày. Dù bạn là ai và làm công việc gì, kỹ năng thuyết trình có thể mở ra những cơ hội và sự tiến bộ trong tương lai. Dù bắt đầu từ đâu trên hành trình đến với ước mơ của mình, kỹ năng thuyết trình sẽ là một người bạn đồng hành đắc lực để đạt được mục tiêu đó.
Để một phần thuyết trình được người nghe ưa thích và đạt hiệu quả cao, việc chuẩn bị nội dung cẩn thận là rất quan trọng. Nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về kiến thức và powerpoint, câu chuyện sẽ trở nên thiếu thuyết phục và gây nhàm chán cho khán giả. Bởi thuyết trình không chỉ là việc đứng lên và đọc thuộc lòng mà còn phải hiểu và cảm nhận sâu sắc, sau đó sử dụng ngôn từ cá nhân để truyền đạt đến người nghe. Khi đó, thông tin chúng ta truyền đạt sẽ tăng thêm tính chắc chắn và dễ dàng được khán giả tiếp thu.
Tất cả chúng ta đều biết rằng kiên nhẫn và sự cố gắng là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công. “Practice makes perfect” là chìa khóa quan trọng mà ai cũng cần ghi nhớ vì con đường dẫn đến thành công bền vững chỉ có thể thông qua sự kiên nhẫn luyện tập, nỗ lực rèn luyện hết mình trong lĩnh vực mình muốn. Việc luyện tập đều đặn trước khi thuyết trình diễn ra là điều cần thiết để tạo nên một phần thuyết trình “chất lượng”.
Khi thuyết trình, hãy nhìn thẳng vào người nghe, điều này không chỉ tạo sự tôn trọng mà còn thể hiện sự chuyên nghiệp và tự tin của bản thân. Đối mặt trực tiếp với nỗi sợ hãi chính là cách để vượt qua nó, sân khấu không dành cho những người sợ ánh sáng.
Đừng ngần ngại liếc nhìn vào mắt khán giả hoặc tương tác với họ bằng những câu hỏi đơn giản liên quan đến chủ đề bài nói. Tiến sĩ Lê Thẩm Dương, một diễn giả nổi tiếng với những bài nói truyền cảm hứng, thường tương tác với khán giả bằng những câu hỏi. Điều này giúp tạo ra một không khí thoải mái và khiến cho ông ấy trở nên chủ động hơn trong phần trình bày của mình.
Trong khi thuyết trình, không nên sử dụng cùng một tông giọng vì điều này có thể làm cho người nghe cảm thấy nhàm chán. Hãy thay đổi giọng điệu, nhấn mạnh vào những điểm quan trọng để người nghe dễ nhớ. Đôi khi, việc thay đổi ngữ điệu, tốc độ, và việc tương tác với người nghe có thể làm tăng sự gần gũi và thu hút của buổi thuyết trình. Hơn nữa, việc kể một câu chuyện hài hước có liên quan có thể làm thay đổi không khí trong buổi thuyết trình.
Trong quá trình thuyết trình, đừng “lãng quên” cơ thể mà hãy sử dụng tay để chỉ vào bảng hoặc di chuyển nhẹ nhàng để tạo cảm giác thoải mái cho bản thân. Một nụ cười thân thiện hoặc những bước di chuyển nhẹ nhàng tới gần khán giả sẽ giúp tăng cường sự tin tưởng và làm cho việc thuyết phục trở nên dễ dàng hơn.