Trong cung không có chợ, vậy phi tần thời nhà Thanh đã chi tiêu ra sao?
Nhà Thanh là triều đại cuối cùng của Trung Quốc, kéo dài gần 300 năm. Triều đại này chứng kiến sự thịnh thế với ba hoàng đế tài giỏi.
Các hoàng đế nhà Thanh có nhiều phi tần trong hậu cung, và phân cấp trong hậu cung được đặt ra rõ ràng.
Trong hậu cung chỉ có duy nhất một hoàng hậu theo quy định của nhà Thanh.

Trong triều đại nhà Thanh, phi tần trong hậu cung phân thành nhiều cấp bậc khác nhau. Quy định về tiêu chuẩn thăng cấp trong cung được đặt ra rất rõ ràng.
Các mỹ nhân trong hậu cung của hoàng đế nhà Thanh thường được chọn từ con cháu của Bát Kỳ Mãn Châu khi còn rất trẻ, từ 13 đến 17 tuổi. Việc được nhập cung không dễ dàng, và thăng tiến trong môi trường nhiều mỹ nhân và gia thế cao càng khó khăn hơn.

Các cấp bậc phi tần khác nhau trong hậu cung của nhà Thanh quyết định mức thu nhập, tiêu chuẩn ăn uống, số lượng người hầu, và môi trường sống không giống nhau.
Về mức thu nhập cơ bản, hoàng hậu được trả khoảng 1.000 lạng bạc mỗi năm, hoàng quý phi là 800 lạng bạc. Ngoài ra, các quý phi nhận 600 lạng, phi được 300 lạng, tần được 200 lạng bạc. Các quý nhân được cấp 100 lạng, thường tại 50 lạng và đáp ứng 30 lạng bạc mỗi năm.
Đương nhiên, đây chỉ là mức thu nhập cơ bản của các phi tần và không cố định. Khi có dịp đặc biệt hoặc sinh hoàng tử, hoàng đế sẽ thưởng thêm. Số tiền thưởng phụ thuộc vào tâm tình của hoàng đế.
Dù được nhận số tiền và các khoản thưởng hậu hĩnh, thu nhập của các phi tần trong cung dường như không thiếu, nhưng họ phải chi tiêu số tiền lớn. Trong cung không có chợ, vậy mà các phi tần không được phép rời cung. Vậy, hàng tháng họ tiêu tiền ở đâu?
Các phi tần trong cung chi tiêu ở đâu?
Theo ghi chép trong sử sách, các phi tần sử dụng số tiền và bổng lộc mà hoàng đế ban tặng để chi tiêu cho nhu cầu hàng ngày.
Đầu tiên, đầu tư vào ăn mặc và làm đẹp.

Việc quan trọng nhất và lớn nhất hàng ngày với các phi tần chính là mong chờ sự sủng ái từ hoàng đế. Đương nhiên, để thu hút sự chú ý của hoàng đế, các mỹ nhân này luôn phải mặc đẹp và chăm sóc ngoại hình.
Trong thực tế, mặc dù được trang bị trang phục và trang sức theo quy định về cấp bậc, không phải phi tần nào cũng hài lòng với những món đồ này. Để gây ấn tượng với hoàng đế, các phi tần sẽ tự chọn hoặc may thêm cho mình những bộ trang phục rực rỡ, lộng lẫy.
Vào thời điểm đó, mặc dù không có nhiều thương hiệu thời trang hay mỹ phẩm lớn, nhưng cũng có những loại hàng thuộc phân khúc cao cấp nhất. Các phi tần có thể bỏ tiền vào việc may trang phục từ những loại vải cao cấp được hoàng đế ban tặng. Ngoài ra, họ cũng có thể chi tiêu cho việc thuê những người thợ làm trang sức riêng, đặt làm mỹ phẩm từ các nguyên liệu quý hiếm. Rõ ràng từ việc mua nguyên liệu cho đến thuê người làm đều cần phải có nguồn tài chính.
Tiếp theo, chi phí cho thái giám và cung nữ để nghe ngóng thông tin.

Ngoài việc đầu tư vào việc làm đẹp và may quần áo lộng lẫy, các phi tần trong hậu cung của triều đình Thanh còn phải chi tiêu một khoản lớn trong việc mua lòng tin của những nhân viên cung điện như cung nữ và thái giám.
Theo đó, những mỹ nhân này thường sử dụng thái giám và cung nữ để thu thập thông tin về hoàng đế. Họ cũng phải bỏ ra một số tiền lớn để mua lòng tin của các thái giám quan trọng của hoàng đế nhằm tăng cơ hội được sủng ái. Những thái giám này có thể sẽ nói tốt về phi tần đó trước mặt hoàng đế khi có cơ hội phù hợp.
Các phi tần cũng đầu tư một khoản tiền không nhỏ để lôi kéo các quan đại thần trong triều, giúp họ có một vị trí vững chắc trong cuộc cạnh tranh quyền lực ở hậu cung và hỗ trợ gia đình củng cố địa vị.
Tiếp theo, chi tiền mua đồ dùng ngoại cung.

Một số phi tần trong cung thường chi tiêu hàng tháng cho thái giám, cung nữ để mua các đồ dùng ngoại cung nhằm mục đích giải trí. Điều này bởi các đồ dùng trong cung, mặc dù được cung cấp định kỳ theo cấp bậc, nhưng không phải đều có sẵn.
Cuộc sống trong cung thường khá nhàm chán với nhiều quy tắc, do đó một số mỹ nhân cũng muốn tìm kiếm các vật phẩm mới ngoại cung để giảm căng thẳng. Đồng thời, điều này cũng có thể làm cho họ thu hút sự chú ý của hoàng đế.
Cuối cùng, chi một khoản tiền lớn để khen thưởng thái giám và cung nữ.
Cuộc sống của phi tần trong hậu cung nhà Thanh không hề đơn giản như mọi người thường nghĩ. Thực tế, việc chi tiêu hàng tháng của họ rất lớn.
Ví dụ, việc khen thưởng thái giám, cung nữ vào các dịp lễ, Tết rất tốn kém. Nếu thưởng quá ít, người hầu sẽ coi họ là keo kiệt và không trung thành. Nhưng nếu thưởng quá nhiều, mỹ nhân sẽ không xoay xở được với cuộc sống trong cung đòi hỏi nhiều chi tiêu.
Hơn nữa, vào các dịp lễ, Tết, hoặc sinh nhật của các nhân vật quan trọng trong hậu cung, như thái hậu, hoàng hậu, đặc biệt là hoàng đế, phi tần cũng phải bỏ ra nhiều tiền để chuẩn bị các món quà xa xỉ, nhằm tăng cơ hội thăng tiến.