(Tổ Quốc) - Khi nhắc đến tê giác, chúng ta thường nghĩ ngay đến thảo nguyên Châu Phi. Trong suy nghĩ của mọi người, tê giác hoang dã thường được liên kết với thảo nguyên Châu Phi. Nhưng thực tế không phải vậy, tê giác vẫn tồn tại ở Châu Á.
Người ta tin rằng có năm loài tê giác trên thế giới, bao gồm tê giác đen, tê giác trắng, tê giác Sumatra, tê giác Java và tê giác Ấn Độ.
Hai loài tê giác đầu tiên là ở Châu Phi và thuộc loài tê giác hai sừng. Tê giác đen hoang dã chủ yếu sống ở trung tâm Châu Phi và tê giác trắng hoang dã chủ yếu sống ở miền nam Châu Phi, nhưng có một số lượng lớn con lai của hai loài này tồn tại giữa hai khu vực phân bố của chúng. Trên thế giới hiện có khoảng 5.000 con tê giác đen và hơn 20.000 con tê giác trắng, với số lượng con lai không nhỏ. Dưới đây là hình ảnh của một con tê giác đen.

Tê giác đen là một loài động vật có vú thuộc bộ guốc lẻ, sống ở các khu vực miền đông và trung Châu Phi bao gồm Kenya, Tanzania, Cameroon, Cộng hòa Nam Phi, Namibia và Zimbabwe.
Loài tê giác trắng, trong số năm loài tê giác, là loài có thân hình lớn nhất. Với trọng lượng tối đa 3,5 tấn, chúng chỉ sau voi trong số các loài động vật sống trên cạn. Dưới đây là hình ảnh của một con tê giác trắng.

Tê giác trắng, hay còn gọi là tê giác môi vuông, là một trong năm loài tê giác còn tồn tại và là một trong số ít động vật ăn cỏ lớn còn tồn tại. Chúng có nguồn gốc từ đông bắc và miền nam Châu Phi. Tê giác thường sống thành bầy từ hai đến bảy con, mặc dù chúng là động vật lớn.
Ba loài tê giác Sumatra, tê giác Java và tê giác Ấn Độ là ba loài tê giác cuối cùng chỉ sống ở Châu Á.

Tê giác Sumatra, còn được biết đến là tê giác hai sừng, là một trong những loài tê giác nhỏ nhất và có lông dày nhất. Tương tự như tê giác Châu Phi, chúng có hai sừng. Trước đây chúng phổ biến ở Đông Nam Á, nhưng hiện nay chỉ còn khoảng 80 cá thể.
Tê giác Java chủ yếu phân bố trên đảo Java của Indonesia và bán đảo Đông Dương. Tuy nhiên, ngày nay chúng chỉ còn sống ở Vườn quốc gia Ujung Kulong của Indonesia, với số lượng không vượt quá 80 cá thể trên toàn thế giới.

Tê giác Java, còn được gọi là tê giác Sunda hoặc tê giác một sừng, là một trong năm loài tê giác còn tồn tại trong họ Tê giác.
Tê giác Ấn Độ chủ yếu sống ở Ấn Độ và Nepal, với khoảng 3.200 cá thể còn tồn tại trên thế giới.

Tê giác Ấn Độ, hay còn gọi là tê giác một sừng lớn, là một trong những loài tê giác có nguồn gốc từ tiểu lục địa Ấn Độ. Chúng đang gặp nguy cơ và được liệt vào sách đỏ của IUCN, do mất môi trường sống và diện tích sống giảm dần xuống dưới 20.000 km2.
Điều này cũng cho thấy rằng thực tế có nhiều loài tê giác ở Châu Á hơn so với Châu Phi. Trong ba loài tê giác ở Châu Á, tê giác Sumatra là tê giác hai sừng, trong khi tê giác Java và tê giác Ấn Độ đều là tê giác một sừng.
Như đã đề cập trước đó, tê giác hoang dã đã từng tồn tại ở Trung Quốc hơn 100 năm trước, chúng thường sinh sống ở phía tây nam của quốc gia này. Trong quá khứ xa hơn, chúng thậm chí còn tồn tại ở Đồng bằng Hoa Bắc và Tây Bắc Trung Quốc.

Những hóa thạch tê giác sớm nhất được khai quật ở Trung Quốc cho thấy sự tồn tại của tê giác ở quốc gia này có thể bắt nguồn từ 20 triệu năm trước, và phạm vi phân bố của chúng rất rộng. Trong lịch sử văn minh của Trung Hoa cổ đại, tê giác chưa bao giờ vắng bóng trong sách cổ và văn tự cổ, có những tài liệu cho thấy rằng ít nhất vào thời Chiến Quốc da tê giác đã được dùng để làm áo giáp và trước đó, sừng tê giác còn được sử dụng để là ly uống rượu và dược liệu (khoa học hiện đại đã chứng minh sừng tê giác cũng tương tự như móng tay của con người, và không có giá trị trong ứng dụng y học).


Một ghi chép cổ đại cũng đã xác minh rằng vào thời nhà Thương và trước đó, ranh giới cực bắc của tê giác Trung Quốc có thể là xung quanh Nội Mông và Vũ Hải, trong thời nhà Chu, ranh giới lùi về phía nam đến Thanh Hải và đông nam Cam Túc, nam Thiểm Tây, lưu vực sông Hàn và lưu vực sông Hoài cho đến hạ lưu sông Dương Tử.

Sau thời nhà Hán, sự phân bố của tê giác ở Trung Quốc nhanh chóng chuyển xuống phía nam, đến thời nhà Đường, chúng chủ yếu phân bố từ Tây Ninh, Thanh Hải đến Chương Châu, Phúc Kiến. Sau thời Đường, những loài tê giác tại đây chỉ còn ở phía nam của sông Dương Tử, đến đời Tống là Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam và Tây Tạng. Đến thời nhà Minh và nhà Thanh thì những loài tê giác chỉ tồn tại ở Vân Nam và Quảng Tây. Và hiện tại chúng đã tuyệt chủng hoàn toàn tại quốc gia này.
Tê giác Ấn Độ ở Trung Quốc tuyệt chủng vào năm 1920, chỉ 102 năm trước; Tê giác Sumatra tuyệt chủng vào năm 1916, 106 năm trước; Tê giác Java phân loài Ấn Độ - Trung Quốc đã tuyệt chủng vào năm 1855, cách đây 167 năm, và phân loài tê giác Java ở Ấn Độ đã tuyệt chủng vào năm 1922, tức là 100 năm trước.

Vậy tại sao ba loài tê giác này tại Trung Quốc lại dần bị tuyệt chủng? Nguyên nhân đầu tiên chính là sự biến đổi khí hậu trong suốt lịch sử của Trái Đất. Khí hậu lạnh dần là một nguyên nhân quan trọng, tê giác vốn ít lông, cơ thể của chúng chịu lạnh rất kém, hơn nữa khí hậu lạnh hơn sẽ khiến tê giác có ít thức ăn hơn. Do đó, khu vực sinh sống của tê giác của Trung Quốc cũng tiến dần về phía nam để phù hợp hơn với điều kiện sinh sống.
Tuy nhiên lý do quan trọng nhất và cũng chính là lý do trực tiếp khiến cho loài tê giác tại quốc gia này tuyệt chủng là do nạn săn bắn của con người, như đã nói ở trên, da tê giác có thể dùng làm áo giáp, sừng tê giác có thể dùng làm ly rượu, nguyên liệu làm thuốc, và tất nhiên các bộ phận khác của tê giác cũng được tận dụng, nên có thể nói đây là loài động vật rất hấp dẫn đối với một số người.
Tham khảo: Zhihu