- Đối với chi thuộc họ Lá thang (Polemoniaceae), xem bài Phlox.
Trúc đào | |
---|---|
Trúc đào (Nerium oleander) | |
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Plantae |
(không phân hạng) | Angiospermae |
(không phân hạng) | Eudicots |
(không phân hạng) | Asterids |
Bộ (ordo)
| Gentianales |
Họ (familia) | Apocynaceae |
Phân họ (subfamilia) | Apocynoideae |
Tông (tribus) | Wrightieae |
Chi (genus) | Nerium L., 1753 |
Loài (species) | N. oleander |
Danh pháp hai phần | |
Nerium oleander L., 1753 |
Trúc ngào (danh pháp hai phần: Nerium oleander), là một loài cây bụi hay cây gỗ nhỏ, thường xanh trong họ La bố ma (Apocynaceae). Nó là loài duy nhất hiện tại được phân loại trong chi Nerium. Thành phố cổ Volubilis tại Bắc Phi lấy tên gọi theo tên gọi trong tiếng Latinh cổ cho loài cây này. Người Trung Quốc gọi nó là giáp trúc ngào (夹竹桃).
Nó là loài cây bản địa của một khu vực rộng từ Maroc và Bồ Đào Nha kéo dài về phía đông tới khu vực Địa Trung Hải và miền nam châu Á. Thông thường loài cây này mọc xung quanh các lòng suối khô. Nó cao tới 2–6 m, với các cành mọc gần như thẳng. Các lá mọc thành cặp hay trong các vòng xoắn gồm ba lá, các lá dày và bóng như da, màu lục sẫm, hình mũi mác hẹp, dài khoảng 5–21 cm và rộng 1-3,5 cm, các mép lá nhẵn. Hoa mọc thành cụm ở đầu mỗi cành; màu trắng, vàng hay hồng (tùy theo giống), đường kính 2,5–5 cm, tràng hoa 5 thùy với tua bao quanh ống tràng trung tâm của tràng hoa. Thông thường (nhưng không phải luôn luôn) thì hoa trúc ngào có hương thơm. Quả là loại quả nang dài nhưng hẹp, kích thước dài 5–23 cm, nứt ra khi chín để giải phóng các hạt nhỏ phủ đầy lông tơ.
Trong quá khứ, một số cây có mùi thơm đã được xem là thuộc về một loài riêng biệt gọi là N. odorum, nhưng đặc điểm này không ổn định và hiện nay không được coi là một đơn vị phân loại riêng biệt.
Cây trồng và sử dụng
Trúc đào phát triển tốt trong các vùng nhiệt đới ấm áp, nơi mà nó được sử dụng rộng rãi như một loài cây cảnh trong các công viên và ven đường. Nó có khả năng chịu đựng khô hạn khá tốt và có thể chịu được lạnh đến -10 °C (Huxley và các tác giả khác, 1992). Nó cũng có thể được trồng trong các vùng khí hậu lạnh hơn trong nhà kính hoặc như một loài cây trong chậu trong nhà và di chuyển ra ngoài vào mùa hè. Hoa của trúc đào sặc sỡ và thơm, và nó được trồng vì đặc điểm này. Có hơn 400 giống đã được chọn lọc, với một số giống có màu hoa bổ sung như đỏ, tím và cam; màu trắng và hồng là phổ biến nhất. Nhiều giống có hoa kép.
Y học và các ứng dụng của lá trúc đào
Chiết xuất từ lá trúc đào được dùng để điều trị sưng huyết và các vấn đề da liễu. Lá trúc đào chứa nhiều glycosid tim, đặc biệt là oleandrin và neriin.
Chú ý rằng toàn bộ cây trúc đào đều có chất độc, việc sử dụng y học phải theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Độc tính của trúc đào
Trúc đào chứa nhiều hợp chất độc, như oleandrin và neriin, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, đặc biệt là đối với trẻ em.
Những dấu hiệu của ngộ độc trúc đào
Khi ăn phải trúc đào có thể gây ra những triệu chứng cho cả đường ruột và tim mạch. Các triệu chứng tiêu hóa có thể bao gồm buồn nôn và nôn mửa, tiết nước bọt nhiều, tổn thương vùng bụng, tiêu chảy có thể lẫn máu hoặc không, đặc biệt ở ngựa là đau bụng (Inchem 2005). Các triệu chứng về tim mạch bao gồm loạn nhịp tim, đôi khi xuất hiện nhịp nhanh rồi chậm lại dưới mức bình thường. Tim có thể đập không đều và không có nhịp cụ thể. Các trường hợp nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến làn da nhợt nhạt và lạnh do tuần hoàn máu kém hoặc không ổn định (Goetz 1998). Các tác động của ngộ độc từ loài cây này cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Các triệu chứng này có thể bao gồm mất tỉnh táo, run rẩy ở chân tay và các cơ, tai biến nghiêm trọng, mất cảm giác và có thể dẫn đến tử vong (Goetz 1998). Nhựa của cây trúc đào có thể gây chảy máu da, sưng, viêm mắt nghiêm trọng và các phản ứng dị ứng đặc trưng của viêm da (Goetz 1998).
Xử lý y tế đối với ngộ độc trúc đào
Ngộ độc và các phản ứng với cây trúc đào diễn ra rất nhanh, yêu cầu phải có sự can thiệp y tế ngay lập tức khi nghi ngờ (hoặc đã xác định) là ngộ độc trúc đào ở cả con người lẫn động vật (Goetz 1998). Trong mọi trường hợp, nạn nhân cần được đưa đến bệnh viện ngay lập tức. Kích thích nôn và rửa ruột là những biện pháp bảo vệ cần thiết để giảm sự hấp thu các hợp chất độc. Than hoạt tính/than củi cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ sự hấp thu nhằm loại bỏ các chất độc còn lại trong cơ thể (Inchem 2005). Các chăm sóc y tế tiếp theo là cần thiết và phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của ngộ độc và các triệu chứng.
Hình ảnh
Chú thích
- Cây Hippomane mancinella
Liên kết ngoài
- Thông tin về độc tính của cây trúc đào